Bài giảng Tuần 21 - Tiết 42: Thực hành : Tính chất hoá học phi kim
MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Khắc sâu kiến thức về phi kim, tính chất đặc trưng của muối cacbonat, muối clorua
2. Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học , giải bài tập thực nghiệm hoá học .
3. Thái độ : Rèn luyện ý thức nghiêm túc, cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoá học
II.CHUẨN BỊ : Cho 1 nhóm thực hành x 6 nhóm
NS: 16/01/2010 TUẦN 21 TIẾT 42 THỰC HÀNH : TÍNH CHẤT HOÁ HỌC PHI KIM . . . I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Khắc sâu kiến thức về phi kim, tính chất đặc trưng của muối cacbonat, muối clorua 2. Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học , giải bài tập thực nghiệm hoá học . 3. Thái độ : Rèn luyện ý thức nghiêm túc, cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoá học II.CHUẨN BỊ : Cho 1 nhóm thực hành x 6 nhóm - Dụng cụ : Contơgut, thìa nhựa, đèn cồn, diêm, máng giấy, 6 ống nghiệm, 1 nút cao su có ống dẫn khí, giá thí nghiệm sắt - Hoá chất : Bột than, Bột CuO, NaHCO3 , dung dịch Ca(OH)2 (dd), 3 gói bột CaCO3, Na2CO3, NaCl có đánh số 1, 2, 3 , nước, dd HCl hoặc H2SO4 . III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG 1 : Cacbon khử CuO ở tocao + Cho HS nêu tiến trình thí nghiệm 1 : Quan sát hiện tượng xảy ra. Nêu màu sắc của chất tạo thành trong ống nghiệm và trong dung dịch nước vôi trong. giải thích. Viết phương trình hoá học Qua TN em có kết luận gì về tính chất của Cacbon ? HOẠT ĐỘNG 2 : Nhiệt phân NaHCO3 : + Cho 1 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm : - Lấy 1 thìa nhỏ muối NaHCO3 cho vào ống nghiệm. Lắp dụng cụ theo hướng dẫn( Tại sao miệng phải thấp hơn đáy ống nghiệm 1 chút) - Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đền cồn . Quan sát hiện tượng xảy ra. Có nhận xét gì ? Tên sản phẩm ? Viết phương trình hoá học ? Có kết luận gì về tính chất của NaHCO3 ? HOẠT ĐỘNG 3 :Nhận biết muối clorua và muối cacbonat Cho HS nhắc lại tính tan của 2 muối trên và khả năng phản ứng với HCl hoặc H2SO4 . Cho HS nêu tiến trình nhận biết Chú ý phải đánh số thứ tự cho mỗi gói bột - Quan sát hiện tượng xảy ra, nhận biết - Nêu cách nhận biết muối clorua, muối cacbonat bằng thực nghiệm 1/ Thí nghiệm 1 : C khử CuO ở nhiệt độ cao : HS các nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận và nêu hiện tượng xảy ra giải thích. Các nhóm còn lại bổ sung : - Hỗn hợp màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch vì tạo ra kim loại Cu(r), dung dịch nước vôi trong vẩn đục do tác dụng với khí CO2 sinh ra sau phản ứng C(r) + 2CuO(r) 2Cu(r) + CO2 (k) CO2 (k) + Ca(OH)2 (dd) ® CaCO3(r) + H2O (l) * Cácbon có tính khử. 2/ Thí nghiệm 2 : Nhiệt phân muối NaHCO3 : - HS các nhóm nêu và tiến hành thí nghiệm. Nhóm thống nhất nhận xét hiện tượng và giải thích: + Để nước sinh ra không chảy về đáy làm vở ống nghiệm +Trên thành ống nghiệm có nước và nước vôi trong bị vẩn đục vì khi nung NaHCO3 bị phân huỷ tạo thành nước, khí CO2 còn lại là Na2CO3. 2 NaHCO3(r) Na2CO3(r) + CO2 (k)+ H2O (l) * NaHCO3 dễ bị nhiệt phân huỷ 3. Nhận biết muối clorua và muối cacbonat - HS nêu cách tiến hành, thực hiện theo yêu cầu : + Lấy mỗi gói một ít cho vào nước, có 1 muối không tan là CaCO3, 2 muối tan là NaCl và Na2CO3. + Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào 2 muối tan, muối nào có sủi bọt là Na2CO3. Muối còn lại là NaCl(r). Na2CO3(dd)+ H2SO4 (dd)®Na2SO4(dd)+H2O(l)+ CO2 (k) HOẠT ĐỘNG 4: GV đưa ra bài tập khác: Có 4 lọ không ghi nhãn, trong mỗi lọ đựng 1 hóa chất: NaCl, NaOH, Na2CO3,NaHCO3.Sơ đồ sau đã mô tả thực nghiệm đã nhận ra từng chất.Hãy hoàn thành sơ đồ NaCl, NaOH, Na2CO3 NaHCO3 +........................... NaCl, NaOH Na2CO3, NaHCO3 Từ bài tập trên em rút ra bài học gì? + Tính chất của muối cacbonat + Để nhận biết muối cacbonat, tính chất bị nhiệt phân của muối cacbonat HOẠT ĐỘNG 5: Dặn dò: Y/c HS thu dọn dụng cụ, hóa chất và vệ sinh lớp, phòng. Nhận xét đánh giá giờ thực hành. Xem trước bài mới.
File đính kèm:
- H942.doc