Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 33: Cacbon

1 - Mục tiêu:

a. Kiến thức:

 HS hiểu được:

 - Đơn chất Cacbon có 3 dạng thù hình chính, dạng hoạt động hóa học nhất là cacbon vô định hình.

 - Sơ lược tính chất vật lí của 3 dạng thù hình.

 - Tính chất hoá học của cacbon: Cacbon có một số tính chất hoá học của phi kim. Tính chất hoá học đặc biệt của cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao.

 - Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí và tính chất hoá học của cacbon.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 33: Cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17/12/2010 Ngày giảng : 20/12/2010
Tiết 33 :Cacbon
1 - Mục tiêu:
a. Kiến thức:
	HS hiểu được:
	- Đơn chất Cacbon có 3 dạng thù hình chính, dạng hoạt động hóa học nhất là cacbon vô định hình.
	- Sơ lược tính chất vật lí của 3 dạng thù hình.
	- Tính chất hoá học của cacbon: Cacbon có một số tính chất hoá học của phi kim. Tính chất hoá học đặc biệt của cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao.
	- Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí và tính chất hoá học của cacbon.
b. Kỹ năng:
	- Hiểu suy luận từ tính chất của phi kim nói chung, dự đoán tính chất hoá học của cacbon.
	- Hiểu nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ.
	- Hiểu nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất hoá học đặc biệt của cacbon là tính khử.
c. Thái độ:
	- Củng cố lòng yêu thích bộ môn.
2 - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
a.GV
+ Thí nghiệm tính chất hấp phụ của than gỗ:
	- ống hình trụ, nút có ống vuốt, giá sắt, kẹp sắt, cốc thuỷ tinh (như hình 3.7)
	- Nước có màu xanh (mực xanh), than gỗ tán nhỏ, bông thấm nước.
+ Thí nghiệm cacbon khử đồng (II) oxit:
	- Dụng cụ: ống nghiệm, nút có ống dẫn thuỷ tinh xuyên qua, 1 cốc hoặc ống nghiệm, đèn cồn, diêm.
	- Bột CuO khô, than gỗ khô, nước vôi trong.
b.HS
3- Tiến trình bài giảng:
a. Kiểm tra bài cũ: (8’)
Bài tập 10:
Số mol khí Clo: số mol Cl2 = = 0,05 mol
PTPƯ: Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
	Theo PTPƯ, số mol NaOH = 2số mol Cl2 = 2 x 0,05 = 0,1 mol
	=> Thể tích dung dịch NaOH 1M = = 0, 1 lít.
	Dung dịch sau PƯ có các chất tan là: NaCl ; NaClO, nồng độ:
	CM (dd NaCl )= 0,05 : 0,1 = 0,05 M
b. Giảng bài mới: 
* Mở bài: ở bài trước chúng ta đã nghiên cứu tính chất của phi kim cụ thể có nhiều ứng dụng là Clo. Trong bài này tiếp tục nghiên cứu xem cacbon có những tính chất gì đặc biệt? Có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất?
Hoạt động 1: Các dạng thù hình của Cacbon:(5’)’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-?: Dạng thù hình là gì?
-?:nêu các dạng thù hình của cacbon? Nêu tính chất của từng dạng thù hình của các bon?
-HS:nêu khái niệm
-HS:TL
I. Các dạng thù hình của các bon
-khái niệm: SGK
- cacbon có 3 dạng thù hình:
+ Kim cương: cứng, trong suốt.
+ Than chì: mềm, đen, dẫn điện tốt.
+ Cacbon vô định hình (than gỗt, than đá, than xương, mồ hóng...) xốp, không dẫn điện.
Hoạt động 2: Tính chất của cacbon:(20’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Đặt vấn đề: ngoài những tính chất vật lí đã nêu ở mục 2, cacbon còn có tính chất vật lí nào đặc biệt?
- Y/c HS nghiên cứu thí nghiệm: tính chất hấp phụ của cacbon.
- GV thực hiện TN biểu diễn: Lắp dụng cụ như hình vẽ 3.7 SGK, đổ mực xanh và y /c HS quan sát hiện tượng
-?: Hiện tượng xảy ra ntn?
-?: giải thích và rút ra nhận xét?
* Chú ý: than gỗ mới điều chế, nghiền nhỏ, lèn chặt và có chiều dày nhất định thì mới bảo đảm TN thành công.
* GV cho hiểu thêm một số hiện tượng hoặc y /c HS kể một só hiện tượng chứng tỏ tính hấp phụ màu, mùi của than gỗ và ứng dụng của tính chất này trong đời sống như: lọc nước, khử mùi khê của cơm....
-HS: Lăng ghe
- HS quan sát: màu sắc của dung dịch mực trên lớp than và màu của dd thu được ở cốc phía dưới.
- Nêu hiện tượng: mực bị mất màu.
- Giải thích: do than gỗ xốp nên có khả năng giữ lại chất màu trên bề mặt của nó.
- Rút ra nhận xét: than gỗ có tính hấp phụ.
II. Tính chất của các bon
1. Tính chất hấp phụ của than gỗ:
* Than gỗ, than xương... mới điều chế có tính hấp phụ cao được gọi là than hoạt tính. 
* Than hoạt tính được dùng để làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc...
GV đặt vấn đề: Liệu cacbon có tính chất hoá học của phi kim nói chung không?
- GV thông báo cho HS một số thông tin như: tác dụng của cacbon với oxi (đã hiểu) và cacbon tác dụng với một số KL, với hiđro ở điều kiện rất khó khăn (ở 1000ëC để tạo thành CH4, tác dụng với Ca trong lò điện để tạo thành CaC2 ...) để thấy được cacbon có tính chất của phi kim, nhưng là phi kim yếu.
* GV biểu diễn thí nghiệm CuO tác dụng với C.
Để TN thành công, cần chú ý:
- Than vừa điều chế, giã thành bột mịn, cho vào túi nilon khô, dán kín.
- CuO phải khô, sạch và được cho vào túi nilon dán kín.
- Trộn hỗn hợp: 1 thìa nhỏ CuO + 2 thìa nhỏ C, trộn đều. Chỉ lấy một ít hỗn hợp cho vào ống nghiệm khô để làm TN.
- Dùng đèn cồn tập trung ngọn lửa vào đáy ống nghiệm đựng hỗn hợp.
-?: Hiện tượng xảy ra ntn?
-?: Dựa vào màu sắc hãy dự đoán sản phẩm tạo ra?
-?:Hãy viết PTPƯ xảy ra?
* Chú ý: cacbon chỉ tác dụng với một số oxit KL hoạt động trung bình, không tác dụng với các oxit KL mạnh như: Al2O3 , MgO , Na2O....
* GV y/c HS n/x phản ứng của C với oxi và oxit KL thuộc loại PƯ nào và vai trò của C trong đó?
- HS nhớ lại phản ứng của cacbon cháy trong oxi ở lớp 8, nêu hiện tượng, viết 
PTHH và nêu nhận xét: Cacbon tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.
* HS quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét:
- HS quan sát trạng thái, màu sắc của hỗn hợp rắn và nước vôi trong trước phản ứng.
- HS quan sát sự biến đổi màu sắc, trạng thái của hỗn hợp ban đầu, đặc biệt phần tiếp xúc mạnh với nhiệt và sự thay đổi ở ống nghiệm đựng nước vôi trong khi đốt nóng hỗn hợp và khi phản ứng đã xảy ra (so sánh với nước vôi trong ở ống nghiệm khács)
- HS nêu hiện tượng: có chất rắn màu đỏ tạo thành, nước vôi trong vẩn đục.
- Dự đoán sản phẩm: Cu kim loại màu đỏ (so sánh với màu của dây đồng), khí CO2.
- HS viết PTHH và rút ra nhận xét.
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: về nhà tự viết vào vở
2. Tính chất hoá học:
* Cacbon có tính chất hoá học của một phi kim nhưng là một phi kim yếu:
C(r) + 2H2 (k)CH4(k)
(Phản ứng xảy ra ở 1000oC )
2C(r) + Ca(r) CaC2 (r)
(Phản ứng phải xảy ra trong lò điệnP).
C(r )+ O2 (k)CO2 (k)+ Q
* Cacbon tác dụng với oxit kim loại:
C(r) + CuO(r) Cu(r) + CO2(k) 
* Chú ý: cacbon chỉ tác dụng với một số oxit KL hoạt động trung bình, không tác dụng với các oxit KL mạnh như: Al2O3 , MgO , Na2O....
Hoạt động 3: ứng dụng của cacbon(5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-GV: Yêu cầu HS nghiên cứu sgk + các kến thức hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi
-?:Hãy nêu một số ứng dụng của cacbon tương ứng với những tính chất vật lí hoặc hoá học mà em hiểu?
-HS: thực hiên theo yêu cầu của GV
-HS:TL
- Các bon có các ứng dụng sau:
+ Kim cương: làm đồ trang sức, làm mũi khoan, dao cắt kính.
+ Than chì: làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì.
+ Cacbon vô định hình: chế tạo mặt nạ phòng hơi độc, làm chất khử màu, mùi....Than hoạt tính làm nguyên liệu khử các oxit KL trong công nghiệp luyện kim.
c. Luyện tập - Củng cố: (4’)
	Hãy tóm tắt lại những kiến thức cơ bản đã học trong tiết nàyH?
Bài tập 2 (phản ứng oxi hoá khử, trong đó C đóng vai trò là chất khử. Các phản ứng được ứng dụng trong công nghiệp luyện kim, điều chế các KL: Cu, Pb, Fe. Đặc biệt, PƯ giữa C và CO2 tạo ra CO là một giai đoạn trong QT sản xuất gang, khử FeO thành Fe).
d. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau:(1’)
	Y/c HS làm các BT: 3, 4, 5.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc33.doc
Giáo án liên quan