Bài giảng Tuần 20 - Tiết 39 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiếp)
A. Mục tiêu :
Học sinh biết được :
- Axit cacbonic là axit rất yếu, không bền .
- Muối cacbonat có những tính chất cơ bản như : Tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm, ngoài ra muối cacbonat dễ bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao và giải phóng khí CO2
- Muối cacbonat có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất
Tiết 39 Bài 29 AXIT CACBONIC VÀ Tuần 20 MUỐI CACBONAT - Ngày soạn : - Ngày dạy : - Dạy lớp : A. Mục tiêu : Học sinh biết được : - Axit cacbonic là axit rất yếu, không bền . - Muối cacbonat có những tính chất cơ bản như : Tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm, ngoài ra muối cacbonat dễ bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao và giải phóng khí CO2 - Muối cacbonat có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất B. Đồ dùng dạy học : - Dụng cụ : Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, đèn cồn - Hoá chất : HCl, NaHCO3, Na2CO3, K2CO3, Ca(OH)2, CaCl2 C.Tiến trình bài giảng : 1. Mở bài : 1’ Axit cacbonic và muối cacbonat có những ứng dụng gì ? Ta cùng tìm hiểu bài 29 2. Phát triển bài : 35’ Tg Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS I. Axit cacbonic : H2CO3 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí : - Nước tự nhiên và nước mưa có hoà tan CO2 tạo thành H2CO3 ( 100cm3 hoà tan được 90cm3 CO2 ) - Đun nóng CO2 bay ra khỏi dung dịch . 2. Tính chất hoá học : - H2CO3 là axit yếu : Chỉ làm quì tím biến thành màu đỏ nhạt - Không bền : H2CO3 H2O + CO2 II. Muối cacbonat : 1. Phân loại : có 2 loại : - Muối cacbonat trung hoà : Na2CO3 , CaCO3 , K2CO3 . . . - Muối cacbonat axit : NaHCO3 , Ca(HCO3)2 , . . . 2. Tính chất : a. Tính tan : - Đa số các muối cacbonat đều không tan ( trừ muối của Na ,K . . . ) - Hầu hết muối hiđro cacbonat đều tan trong nước b. Tính chất hoá học : - Tác dụng với axit : Muối cacbonat tác dụng với axit mạnh hơn H2CO3 tạo thành muối và giải phóng khí CO2 NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2 Na2CO3 + HCl NaCl + H2O + CO2 - Tác dụng với dung dịch bazơ : Một số muối cacbonat tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối không tan và bazơ mới K2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + KOH - Tác dụng với dung dịch muối : Dung dịch muối cacbonat có thể tác dụng với 1 số dung dịch muối khác tạo thành 2 muối mới Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + NaCl - Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ : Nhiều muối cacbonat ( trừ Na2CO3 và K2CO3 ) bị nhiệt phân huỷ tạo thành CO2 NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2 3. Ứng dụng : - CaCO3 : Dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng - Na2CO3 : Dùng để nấu xà phòng - NaHCO3 : Dùng để làm dược phẩm và nạp vào bình cứu hoả III. Chu trình của cacbon trong tự nhiên : Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hoá cacbon từ dạng này sang dạng khác - Trong tự nhiên có H2CO3 không ? Do đâu ? - Giới thiệu trạng thái tự nhiên - Em đã hiểu gì về tính chất hoá học của H2CO3 ? - Kết luận - Thông báo : Muối cacbonat có 2 loại : Muối trung hoà và muối axit - Thế nào là muối trung hoà ? Thế nào là muối axit ? - Thông báo về tính tan của muối cacbonat và giới thiệu bảng tính tan - Yêu cầu các hóm tiến hành thí nghiệm ( cho 1ml HCl vào 2 ống nghiệm đựng NaHCO3 và Na2CO3 ) - Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình hoá học ? - Sửa chữa - Kết luận - Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm ( cho khoảng 1ml Ca(OH)2 vào ống nghiệm đựng K2CO3 ). Quan sát hiện tượng và viết phương trình hoá học ? - Sửa chữa và kết luận - Lưu ý : NaHCO3 + NaOH NaCl + H2O - Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm ( cho khoảng 1ml Na2CO3 vào ống nghiệm đựng 1ml CaCl2 ). Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học ? - Sửa chữa và kết luận - Tiến hành cho 1 ít NaHCO3 vào ống nghiệm, đun trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng ? Giới thiệu H3.16 - Kết luận - Sửa chữa - Kết luận - Hãy nêu 1 số ứng dụng của muối cacbonat mà em biết ? - Bổ sung và kết luận - Thông báo : Cacbon trong tự nhiên luôn có sự chuyển oá từ dạng này sang dạng khác . Giới thiệu sơ đồ H3.17 - Tham khảo SGK - Nhớ lại kiến thức đã học : + Là 1 axit yếu + Rất không bền - Đã học lớp 8 - Ghi nhớ và xem bảng tính tan - Các nhóm tiến hành thí nghiệm - Các nhóm cùng trao đổi - Các nhóm cùng tiến hành thí nghiệm . Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học - Các nhóm tiến hành thí nghiệm . Nêu hiện tượng ( có kết tủa trắng ) và viết phương trình hoá học - Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ thành H2O và CO2 - Nêu 1 số ứng dụng ( Sản xuất vôi . . . ) - Quan sát và phân tích sơ đồ 3. Củng cố : 4’ Muối cacbonat có những tính chất hoá học nào ? 4. Kiểm tra, đánh giá : 4’ Các cặp chất nào sau đây có thể tác dụng với nhau : K2CO3 và NaCl ; CaCl2 và Na2CO3 ; Ba(OH)2 và K2CO3 5. Dặn dò : 1’ - Bài tập về nhà : 1,2,3,5 SGK - Đọc mục “ Em có biết “ - Chuẩn bị truớc bài 30
File đính kèm:
- Tiết 39 Bài 29 AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT.doc