Bài giảng Tuần 20 - Tiết 37: Tính chất của oxi

Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan:Công thức chuyển đổi, phương trình

hoá học

I MỤC TIÊU

1kiến thức:. HS nắm được trạng thái tự nhiên và các tính chất vật lí của oxi

 . Biết được một số tính chất vật lí của oxi.

2.Kỹ năng:Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hoá học của oxi với đơn chất và một số hợp chất

 3.Thái độ: HS giải thích các hiện tượng trong tự nhiên -> Ham thích học tập bộ môn.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 20 - Tiết 37: Tính chất của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :9/1/2009
Ngày dạy 13/1/2009
Tuần 20
Tiết 37: Tính chất của oxi
	Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan:Công thức chuyển đổi, phương trình
hoá học
I Mục tiêu 
1kiến thức :. HS nắm được trạng thái tự nhiên và các tính chất vật lí của oxi
	. Biết được một số tính chất vật lí của oxi.
2.Kỹ năng :Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hoá học của oxi với đơn chất và một số hợp chất 
 3.Thái độ: HS giải thích các hiện tượng trong tự nhiên -> Ham thích học tập bộ môn.
II Chuẩn bị 
1.Đồ dùng dạy học
 GV: Phiếu học tập 
	Chuẩn bị các thí nghiệm:
1. TN: Quan sát tính chất vật lí của oxi
2. TN: Đốt lưu huỳnh, phốt pho trong oxi
Dụng cụ: Đèn cồn, muôi sắt
Hoá chất: 
- 3 lọ chứa oxi, Bột S, Bột P, Dây Fe, Than
 HS: Ôn lại các kiến thức cũ có liên quan .
2.Phương pháp:Nêu vấn đề,giải quyết ván đề,sử dụng bài tập,hoạt động nhóm
III các hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Tính chất vật lí.
Oxi là chất khí không màu, không mùi ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Oxi hoá lỏng ở -1830C.
Oxi lỏng có màu xanh nhạt
II. Tính chất hoá học :
1. Tác dụng với phi kim :
a, Với lưu huỳnh :
HS: Viết phương trính phản ứng:
to
S + O2 đ SO2 
(r) (k) (k)
b, Tác dụng với phôtpho
HS: Viết phương trình phản ứng: 
4P + 5O2 đ 2P2O5
IV. Luyện tập:
HS: Làm bài tập vào vở 
PHương trính phản ứng:
S + O2 đ SO2
nS = = 0,05 (mol)
Theo phương trình:
nO2 = nSO2 = nS = 0,05 mol
đ Thể tích khí oxi ( ở đktc) tối thiểu cần dùng là:
VO2 = n ´ 22,4 = 0,05 ´ 22,4 = 1,12 (lít)
b, Khối lượng So2 tạo thành là:
mSO2 = n ´ M = 0,05 ´ 64 = 3,2 gam
(MSO2 = 32 + 16 ´ 2 = 64)
1. ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ .
Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
HĐ1 Tính chất vật lí.
GV: Giới thiệu:
Oxi là nguyên tố hoá học phổ biến nhất (chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất)
GV: Trong tự nhiên oxi có ở đâu?
GV: Hãy cho biết kí hiệu, công thức hoá học, nguyên tử khối và phân tử khối của oxi.
GV: Cho HS quan sát lọ chứa oxi, yêu cầu Hs nêu nhận xét
GV: Em hãy cho biết tỉ khối của oxi so với không khí ?đ Từ đó cho biết: Oxi nặng hay nhẹ hơn không khí ?
GV: ở 200C: 1 lít nước hoà tan được 31 lít khí O2. Amoniac tan được 700 lít trong một lít nước. Vậy oxi tan nhiều hay ít trong nước?
GV: Giới thiệu:
- oxi hoá lỏng ở -1830C
- oxi lỏng có màu xanh nhạt
GV: Gọi 1 HS kết lựân về tính chất vật lí của oxi 
HĐ2: Tính chất hoá học :
1. Tác dụng với phi kim
GV: Làm thí nghiệm đốt lưu huỳnh trong oxi theo trình tự:
+ Đưa một muôi sắt có chứa bột lưu huỳnh (vào ngọn lửa đèn cồn)
đ Yêu cầu HS quan sát và nhận xét 
+ Đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa oxi
 đ Các em hãy quan sát và nêu hiện tượng. So sánh các hiện tượng lưu huỳnh cháy trong oxi và cháy trong không khí?
GV: Giới thiệu:
Chất khí đó là lưu huỳnh đioxit: SO2 còn gọi là khí sunfurơ.
đ Các em hãy viết phương trính phản ứng vào vở:
GV: Làm thí nghiệm đốt phốtpho đỏ trong không khí và trong oxi
đ Các em hãy nhận xát hiẹn tượng? So sánh sự cháy của phôtpho trong không khí và trong oxi? 
GV: Bốt đó là P2O5 (đi phôtpho pentaoxit) tan được trong nướcđ Các em hãy viết phương trình phản ứng vào vở 
HĐ3 Luyện tập 
GV: Yêu cầu HS làm bài luyện tập 1:
Bài tập 1:
a, Tính thể tích khí oxi tối thiểu (ở đktc) cấn dùng để đốt cháy hết 1,6 gam bột lưu huỳnh .
b, Tính khối lượng khí SO2 tạo thành.
4 Củng cố(4’)
Nêu các T/C của Oxi?
5. Hướng dẫn học ở nhà :
 Bài tập về nhà: 1, 2, 4, 5 (SGK tr. 84)
HS: Trong tự nhiên: oxi tồn tại dưới hai dạng: 
+ Dạng đơn chất: khí oxi có nhiều trong không khí 
+ Dạng hợp chất: nguyên tố oxi có trong nước, đường, quặng, đất, đá, cơ thể người và động vật, thực vật.
HS: 
Kí hiệu hoá học: O
Công thức của đơn chất: O2
Nguyên tử khối: 16
Phân tử khối: 32
HS: oxi là chất khí , không màu, không mùi.
HS: d 02/không khí = 
đ oxi nặng hơn không khí
HS: oxi tan rất ít trong nước
HS: Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt
HS: Lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa máu xanh, sinh ra chất khí không màu 
HS: Viết phương trính phản ứng:
b, Tác dụng với phôtpho
HS: Phôtpho cháy mạn trong oxi với ngọlửa sáng chói, tạo ra khói dày đặc bám vào thành lọ với dạng bột.
HS: Làm bài tập vào vở 
Ngày soạn :9/1/2009
Ngày dạy 17/1/2009
Tuần 20
Tiết 38 Tính chất của oxi (tiếp)
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan:Công thức chuyển đổi, phương trình
hoá học
I Mục tiêu 
	1Kkiến thức :. HS: biết được một số tính chất hoá học của oxi 
	Rèn luyện kĩ năng lập phương trình phản ứng hoá học của oxi với một số đơn chất và hợp chất.
	2,Kỹ năng :Tiếp tục rèn luyện cách giải toán tính theo phương trính hoá học.
 3.Thái độ: HS giải thích các hiện tượng trong tự nhiên -> Ham thích học tập bộ môn.
II Chuẩn bị
1.Đồ dùng dạy học: 
Phiếu học tập
Thí nghiệm đốt sắt trong oxi:
+ Dụng cụ: Đèn cồn, muôi sắt
+ Hoá chất: 1 lọ chứa oxi (đã được thu sẵn từ trước), dây Fe
HS: Đọc trước bài
2.Phương pháp:Nêu vấn đề,giải quyết ván đề,sử dụng bài tập,hoạt động nhóm
III các hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Tác dụng với kim loại :
HS: 
3Fe + 2O2 Fe3O4
3. Tác dụng với hợp chất :
HS:
 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
(k) (k) (k) (h)
4. Luyện tập
Bài tập 1:
HS: Làm bài tập vào vở
a) Phương trình:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
nCH4 = = 0,2 mol
MCH4 = 12 + 1 ´ 4 = 16 (gam)
Theo phương trình:
nO2 = 2 ´ nCH4 = 0,2 ´ 2 = 0,4 mol
VO2 = n ´ 22,4 = 0,4 ´ 22,4 = 8,96 (lít)
b, Theo phương trình:
nCO2 = nCH4 = 0,2 mol
MCO2 = 12 + 16 ´ 2 = 44 (gam)
mCO2 = n ´ M = 0,2 ´ 44 = 8,8 (gam)
Bài tập 2:
HS: Làm bài tập 2
2Cu + O2 2CuO
C + O2 CO2
4Al + 3O2 2Al2O3
1. ổn định lớp :
2 Kiềm tra bài cũ :
HS1: Nêu các tính chất vật lí và tính chất hoá học (đã biết của oxi). Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học (viết PTPƯ vào góc bảng phải)
HS2; Chữa bài tập 4 (SGK tr. 84)
Đáp án: nO2 (dư) = 0,53125 – 0,5 = 0,03125 (mol) 
	 mP2O5 = 28,4 (gam) 
3. Bài mới :
GV: Tiết trước chúng ta đã biết oxi tác dụng vơí một số phi kim như: S, P, C Tiêt hôm nay chúng ta sẽ xét tiếp cac tính chất hoá học của oxi, đó là các tính chất tác dụng với kim loại và một số hợp chất.
HĐ1. Tác dụng với kim loại :
GV: Làm thí nghiệm theo các bước sau:
lấy một đoạn dây sắt (đã cuốn) đưa vào trong bình oxi, có dấu hiệu của phản ứng hoá học không?
GV: Quấn vào đầu dây sắt một mẩu than gỗ , đốt cho than và dây sắt nống đỏ rồi đưa vào lọ chứa oxi đ các em hãy quan sát và nhận xét?
GV: Các hạt nhỏ màu nâu đó là: oxit sắt từ (Fe3O4) đ các em hãy viết PTPƯ
GV: Giới thiệu:
Oxi còn tác dụng với các hợp chất như xenlulogơ, metan, butan
GV: Khí metan (có trong khí bùn ao, khí bioga) phản ứng cháy của metan trong không khí tạo thành khí cacbonic, nước, đồng thời toả nhiều nhiệt 
đ Các em hãy viết phương trình phản ứng hoá học 
HĐ2 Luyện tập
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1:
Bài tập 1:
a, Tính thể tích khí oxi (ở đktc) cần thiết để đốt cháy hết 3,2 gam khí metan.
b,tính khối lượng khí cacbonic được tạo thành.
Bài tập 2:
Viết các PTPƯ khi cho bột đồng, cacbon, nhôm tác dụng với oxi
4. Củng cố (5’)
Nêu các tính chất của Oxi
2. Tác dụng với kim loại :
HS: Không có dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
HS: sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói đ tạo ra các hạt nhỏ, nóng chảy, màu nâu.
3. Tác dụng với hợp chất :
4. Luyện tập
Bài tập 1:
HS: Làm bài tập vào vở
Bài tập 2:
HS: Làm bài tập 2
5 Hướng dẫn học ở nhà :
Bài tập về nhà: 3, 6 SGK tr. 84
Chữ ký BGH
Ngày .tháng..năm..

File đính kèm:

  • docTuÇn 20.doc
Giáo án liên quan