Bài giảng Tuần 20 - Tiết 37 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiếp)

1.kiến thức : học sinh biết được:

 - axitcabonic là một axit rất yếu, không bền

 - tính chất hoá học của muối cacbonat ( tác dụng với dd axit, với dd ba zơ, dd muối khác, bị nhiệt phân huỷ).

 - chu trình của c trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.

2. kỹ năng :

 

doc32 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 20 - Tiết 37 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dặn dò:
 -Làm bài tập 6 SGK/103
- Chuẩn bị bài thực hành “ tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng” SGK/104.
________________________________________________
Ngày soạn: 4/2/12
Ngày dạy: 6/2/12
Bài 33 : THỰC HÀNH – TÍNH CHẤT HÓA
HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
 Tuần:22
 Tiết: 42 
I. Mục tiêu 
1.Kiến thức : Biết được:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Cacbon khử đồng(II) ôxit ở nhiệt độ cao.
- Nhiệt phân muối NaHCO3.
- Nhận biết muối cacbonat và muối clỏua cụ thể.
2. Kỹ năng : 
- Sử dụng dụng cu vàï hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ
	- Rèn luyện ý thức nghiêm túc, cẩn thận  trong học tập, thực hành hóa học 
	- Hứng thú bộ môn hóa học
TRỌNG TÂM: - Phản ứng khử CuO bởi C
 - Phản ứng phân huỷ cacbonat bởi nhiệt.
 - Nhận biết muối cacbonat và muối clorua
II. Nội dung : Thử tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng
III. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : 
- Hóa cụ : ống nghiệm, nút cao sư kèm ống dẫn thủy tinh, đền cồn giá thí nghiệm, ống nhỏ giọt, lọ thủy tinh.
- Hóa chất : Bột CuO, bột than, , các chất rắn : NaHCO3, NaCl, Na2CO3, CaCO3, dd HCl, AgNO3, Ca(OH)2.
2. Học sinh : Xem trước các thí nhiệm 
IV. Tiến trình thực hành:
Hoạt Động 1:
I) Kiểm tra các kiến thức cơ bản có liên quan đến bài thực hành:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS
GV kiểm tra HS các kiến thức có liên quan đến nội dung bài thực hành như:
Tính chất của C
Tính chất bị nhiệt phân huỷ của muối hiđrocacbonat
Tính tan và tính chất tác dụng được với dd axit của cac muối cacbonat.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV
Hoạt Động 2:
II)Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1 : cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao .
GV : Huớng dẫn HS các bước thí nghiệm và lắp dụng cụ thí nghiệm
GV : Treo hình vẽ lên bảng.
- Lấy 1 thìa hổn hợp đồng (II) oxit và bột than vào ống nghiệm.
- Lắp dụng cụ như hình 3.9 trang 83.
- Đung nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.
- Sau chừng 4-5 phút, bỏ lọ nước vôi trong ra khỏi ống dẫn khí .
- Quan sát kỹ hổn hợp chất rắn trong ống nghiệm
- HS làm theo đúng hướng dẫn của giáo viên
- HS quan sát viết PTPƯ, giải thích.
- HS làm theo sự hướng dẫn của giáo viên , quan sát hiện tượng , giải thích và ghi PTHH vào phiếu thực hành.
2. Thí nghiệm 2 : Nhiệt phân muối NaHCO3
Lắp dụng cu như hình 3.16 trang 89
- Đun nóng ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn
- Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết PTHH
- Thành ống nghiệm phía trên có xuất hiện những giọt nước.
-ở cốc chứa dung dịch nước vôi có bọt khí xuất hiện và thấy có vẫn đục.
- HS theo dõi làm theo hưỡng dẫn. Sau đó trả lời câu hỏi theo phiếu thực hành.
Thí nghiệm 3 : nhận biết muối cacbonat và muối clorua
GV hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ nhận biết như sau:
 NaCl, Na2CO3 , CaCO3
 + H2O
 Không tan tan
 CaCO3 NaCl, Na2CO3
 + HCl
 Không có hiện tượng gì có bọt khí CO2 thoát ra
 NaCl Na2CO3
 Hoạt Động 3: 
Công việc cuối buổi thực hành:
Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất , rửa ống nghiệm, thu dọn các dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.
Yêu cầu HS làm tường trình thí nghiệm.
Dặn dò : Ôn tập toàn chương 3.
______________________________
Ngày soạn: 8/2/12
Ngày dạy:10/2/12
Bài 34 : KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ 
VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
Tuần: 23
Tiết: 43
I. Mục tiêu 
1 .Kiến thức : Biết được:
- Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
- Phân loại hợp chất hữu cơ
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó.
2 . Kỹ năng : 
- Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT
- Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận.
- Tính phần trăm các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ.
- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm các nguyên tố.
3) Thái Độ: yêu thích , say mê môn học
TRỌNG TÂM: - Khái niệm hợp chất hữu cơ
 - Phân loại hợp chất hữu cơ
II. Phương pháp : Đàm thoại – trực quan 
III. Chuẩn bị : 
Tranh ảnh một số đồ dùng chứa các hợp chất hữu cơ khác.
Dụng cụ: ống nghiệm, đế sứ, cốc thuỷ tinh, đèn cồn
Hoá chất: bông, dd Ca(OH)2
IV. Tổ chức dạy học 
	1. Ổn định lớp 
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Nội dung bài mới	
NỘI DUNG
	PHƯƠNG PHÁP
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ .
1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong cơ thể sinh vật và trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm, trong các loại đồ dùng và trong cơ thể chúng ta.
2. Hợp chất hữu cơ là gì ?
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat)
3.Phân loại hợp chất hữu cơ ?
a) Hiđro cacbon : Phân tử chỉ có 2 nguyên tố C và H 
ví dụ : CH4, C2H4, C2H2, C6H6,..
II. Khái niệm về hóa học hữu cơ 
Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
Hoạt động 1 : 
GV dùng tranh giới thiệu cho HS các loại thức ăn, hoa quả và đồ dùng có chứa hợp chất hữu cơ .
GV : Làm thí nghiệm hình 42
Từ kết quả TN, GV giúp HS rút ra ĐN về hợp chất hữu cơ.
GV viết CTHH của một số hiđro cacbon và dẫn xuất hiđro cacbon thành 2 nhóm.
Hoạt động 2 : 
GV giới thiệu một số ngành khác nhau trong hóa học. Từ đó nêu lên định nghĩa về hóa hữu cơ.
HS nhận xét về số lượng hợp chất hữu cơ và tầm quan trọng của nó đối với đời sống.
HS : Quan sát và nhận xét hiện tượng.
HS sinh nhận xét đặc điểm về thành phần mỗi chất của nhóm.
HS nêu lên các ngành sản xuất hóa học thuộc về hóa hữu cơ. 
4. Củng cố :Bài tập 1, 2, 5 / 108 / SGK
5. Dặn dò :Bài tập 3, 4 / 108 / SGK
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Bài 35 : CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ 
Tuần: 22
Tiết: 44
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức : 
- Hiểu được trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị, cacbon hóa trị IV, oxi hóa trị II, Hiđro hóa trị I.
- Hiểu được mỗi chất hữu cơ có một công thức cấu tạo ứng với một trật tự liên kết nhất định, các nguyên tử cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.
2. Kỹ năng : 
- Viết được công thức cấu tạo của một số chất đơn giản.
- Phân biệt được các chất khác nhau qua công thức cấu tạo
II. Chuẩn bị : 
 -Quả cầu cacbon, hiđro, oxi
 -Các thanh nối tượng trưng cho hóa trị của các nguyên tố .
 -Tranh vẽ công thức cấu tạo của rượu Etylic, Đimetylete.
III. Phương pháp Trực quan, đàm thoại, diễn giải
IV. Các bước lên lớp
	1. Ổn định lớp 
	2. Kiểm tra bài cũ
 	Cho các chất sau : C6H6, CaCO3, C4H10, C2H6O, NaNO3, CH3NO2, NaHCO3, C2H3O2Na.
	a. Chất nào là hợp chất vô cơ ? hữu cơ ?
	b. Chất nào là hợp chất hữu cơ thuộc loại hiđro cacbon.
	3. Bài mới	
NỘI DUNG
	PHƯƠNG PHÁP
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử. 
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị. Cacbon hóa trị IV, oxi hóa trị II, hiđro hóa trị I.
2. Mạch cacbon : Những nguyên tử cácbon trong phân tử hợp chất hữu có có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. Gồm có : mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng.
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử :
Mỗi hợp chất hữu có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử .
II. Công thức cấu tạo .
Công thức cấu tạo cho biết thành phần nguyên tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử .
TD : SGK
Hoạt động 1 : Y/C học sinh tính hóa trị của C, H, O trong các hợp chất CO2, H2O.
Hoạt động 2 : thông báo hóa trị của các nguyên tố trên Trong các hợp chất hữu cơ 
CH4 CH3OH
 H H
 H C H H C O H
 H H
Hoạt động 3 : Thực hiện mô hình.
Hoạt động 4 : Yêu cầu HS tính hóa trị của cacbon trong phân tử C2H6, C3H8 .
Hoạt động 5 : Nêu kết luận 
Hoạt động 6 : yêu cầu HS biểu diễn các liên kết trong phân tử C2H6O.
 H H H H
H C C C C H
 H H H H
 H H H
H C C C H
 H C H 
 H H H
 H H
H C C H
H C C H
 H H
Hoạt động 7 : Kết luận 
Hoạt động 8 : Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của công thức phân tử.
Hoạt động 9 : viết công thức C2H6O lên bảng.
Rượu etylic
 H H
H C C O H
 H H
HĐ : hóa trị của C là IV, H là I, O là II.
HĐ : HS ghi vào tậ C (IV), H (I), O (II).
HĐ : Lắp mô hình rút ra kết luận về sự liên kết giữa các nguyên tử.
HĐ : Học sinh giải thích.
HĐ : Học sinh ghi nội dung
HĐ : Biểu diễn các liên kết trong phân tử C2H6O ?
Nhận xét sự khác nhau về trật tự liên kết của hai chất .
HĐ : Học sinh trả lời.
HĐ : Học sinh trả lời (tên chất). Nhận xét, kết luận.
Ghi TD trong SGK.
4. Củng cố :Bài 1, 2, 3 / 112
5. Dặn dò :Học bài, làm bài tập trong SGK.
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Bài 36 : METAN (CH4 = 16)
Tuần: 23
Tiết: 45
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức : 
- Nắm được công thức cấu tạo, tính vật lý.Tính chất hóa học của Metan
- Nắm được định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế. 
- Trạng thái tự nhiên và ứng dụng của Metan.
2. Kỹ 

File đính kèm:

  • docTUAN 20-27.doc