Bài giảng Tuần 19 - Tiết 37 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 1)

thức– hs biết tính chất của axit cacbonnic và tính chất của muối cacbonat.nắm được chu trình cacbon trong tự nhiên.

kỹ năng tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoa học của các phản ứng.kỹ năng quan sát,giải thích và rút ra kết luận.

thái độ:tạo cho học sinh yêu thích học tập bộ môn.

ii- chuẩn bị

giáo viên:dụng cụ:giá ống nghiệm ,ống nghiệm,ống hút,kẹp gỗ.

 hoá chất: na2co3, k2co3, nahco3, hcl, cacl2, ca(oh)2,

 tranh vẽ chu trình cacbon trong tự nhiên

 

doc92 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 19 - Tiết 37 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành 3 loại.
Học sinh ghi bài.
Học sinh quan sát biểu đồ.
So sánh và trả lời: hàm lượng cacbon :than gầy > than mở >than non >than bùn.
Học sinh dựa vào biểu đồ nhận xét.
Học sinh theo dõi
Học sinh lấy ví dụ:xăng ,dầu lửa ,cồn
Học sinh kể tên ,cho biết đặc điểm và ứng dụng của nhiên liệu khí
Học sinh ghi bài
Học sinh thảo luận và trả lời:nếu nhiên liệu cháy không hoàn toàn vừa gây lãng phí ,vừa ô nhiễm môi trường.
Trả lời :cháy hoàn toàn ,tận dụng được nhiệt.
Học sinh ghe và ghi bài.
I. NHIÊN LIỆU LÀ GÌ ?
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
VD: Dầu, xăng, củi, gas,...
II. NHIÊN LIỆU ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO ?
Dựa vào trạng thái, nhiên liệu được chia thành 3 loại : rắn, lỏng, khí.
1. Nhiên liệu rắn :
- Than đá, than mỏ gồm : than gầy, than mỡ, than non,...
- Gỗ.
2. Nhiên liệu lỏng :
VD : Xăng, dầu hỏa, cồn,...
3. Nhiên liệu khí :
VD : Khí thiên nhiên
Khí mỏ dầu
Khí lò cốc
Khí lò cao, khí than (thành phần chính của CO)...
III. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ ?
1. Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy.
2. Tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu với không khí.
3. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết cho phù hợp.
Tác dụng : Tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
4. Củng cố : 
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
Hãy giải thích : tác dụng của việc tạo các háng lỗ trong các viên than tổ ong ?
5 Dặn dò : 
Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK trang 132).
Oân tập lại kiến thức về hiđrôcacbon và xem trước bài luyện tập chương 4.
Tuần :26 
Tiết 52 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
BÀI 42. LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4
I- MỤC TIÊU :
Kiến thức
– HS hệ thống lại các kiến thức cần nhớ trong chương hiđrôcacbon.nhiên liệu.
Kỹ năng 
– Rèn luyện kĩ năng làm bài tập cho học sinh.
– Rèn luyện khả năng viết các phương trình phản ứng cháy, phản ứng cộng, phản ứng thế.
– Rèn luyện cho HS cách làm bài tập phân biệt các chất khí.
II- CHUẨN BỊ :
 *Giáo viên : bảng phụ .
 *Học sinh :học bài làm bài đầy đủ ,ôn lại các kiến thức đã học về hiđrôcacbon.
III- PHƯƠNG PHÁP :
– Đàm thoại, Diễn giảng,hoạt động nhóm.
IV- CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức :
– Kiểm tra sĩ số.
– Kiểm tra bài tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nhiên liệu là gì ? Theo trạng thái thiên nhiên được phân loại như thế nào ?
- Sữa bài tập 3 sgk /132.
3 .Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 :Oân lại kiến thức cần nhớ.
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận các nội dung sau:
Nhớ lại cấu tạo ,tính chất của mêtan,etilen,axetilen,benzen rồi hoàn thành bảng tổng kết theo mẩu sgk.
Giáo viên gọi học sinh trình bày.
GV nhận xét và hoàn thành bảng
Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung trong bảng tổng kết .
Đại diện nhóm trả lời.
Học sinh ghi bài
I.KIẾN THỨC CẦN NHỚ :
Mêtan
CH4
Etilen
C2H4
Axetilen
C2H2
Benzen
C6H6
Công thức cấu tạo
 H
 H – C – H
 H 
H H
 C – C
H H
H – C º C – H
Đặc điểm cấu tạo phân tử
Liên kết đơn
Có 1 liên kết đôi
Có 1 liên kết ba
Mạch vòng 6 cạnh đều.có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn
Phản ứng đặc trưng
Phản ứng thế 
Phản ứng cộng(làm mất màu dd Br2)
Phản ứng cộng(làm mất màu dd Br2)
Phản ứng thế với Br2 lỏng.
Ưùng dụng chính
Làm nhiên liệu
Làm nguyên liệu
Làm nhiên liệu ,nguyên liệu
Làm nguyên liệu,dung môi
Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng viết PTHH minh hoạ cho các phản ứng đặc trưng.
Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét.
Giáo viên nhận xét,chấm điểm
Hoạt động 2 :Làm bài tập
 Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1 sgk /133
Gọi 3 học sinh lên bảng viết CTCT của 3 trường hợp.
Gọi học sinh khác nhận xét
Giáo viên nhận xét chấm điểm
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 4 sgk /133.
Hướng dẫn học sinh cách giải.
Tìm mC ,mH.
Suy ra các nguyên tố tạo nên A
Lập công thức chung của A
Tìm tỉ lệ x :y
Viết công thức cấu tạo đơn giản
Dựa vào MA suy ra công thức phân tử.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết CTCT để rút ra kết luận xem A có làm mất màu dd Br2 không?
Phản ứng giữa C2H6 với Cl2 thuộc loại phản ứng gì ?
Giáo viên gọi học sinh lên bảng giải bài.
Giáo viên nhận xét ,chấm điểm.
4 học sinh lên bảng viết PTHH minh hoạ cho các phản ứng đặc trưng.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh ghi bài
Học sinh đọc đề bài tập.
Học sinh lên bảng viết CTCT dạng đầy đủ và thu gọn.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh sữa bài.
Học sinh đọc đề bài tập
Theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tiến hành giải bài tập.
1 học sinh lên bảng giải bài
Học sinh sữa bài vào tập.
PTHH minh hoạ:
CH4 + Cl2 ® CH3Cl + HCl
C2H4 + Br2 ® C2H4Br2
C2H2 + 2Br2 ® C2H2Br4
C6H6 + Br2 ® C6H5Br +HBr
II.BÀI TẬP
 Bài tập 1 sgk /133.
C3H8: H H H
 H –C– C –C– H 
 H H H
Viết gọn: CH3–CH2–H3
C3H6: 
Viết gọn: CH2 = CH–H3
 CH2
 CH2 CH2 
C3H4: 
Viết gọn: CH = C–CH3
 CH2 = C = CH2
 CH2
 CH CH 
Bài tập 4 sgk /133.
a. - ( mol ).
 - ( mol ).
- mC = 0,2.12 = 2,4 ( g)
- ( mol ).
- mH = 0,6.1=0,6 ( g)
Vậy: mC + mH =2,4 + 0,6 = 3(g)
Trong A chỉ có hai nguyên tố là C và H.
b. Có công thức : CxHy
- Ta có: 
Suy ra công thức đơn giản của A là (CH3)n.
Vì MA < 40 [ 15n < 40
 [ n = 2 ( hợp lý )
Vậy công thức phân tử của A là C2H6
c. A không làm mất màu dung dịch nước Brom.
d.
4.Củng cố :
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đặc điểm cấu tạo ,tính chất của hiđrôcacbon.
Trả lời câu 2 sgk /133
5. Dặn dò :
- Về nhà học thuộc bảng tổng kết.
- Làm bài tập 3 sgk/133.
- Vẽ trước mẩu báo cáo thực hành váo tập và xem lại kiến thức liên quan đến bài 
thực hành.
Tuần :27 
Tiết 53 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
BÀI 43 .THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA HIĐRÔCACBON
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức
 – HS biết cách tiến hành thí nghiệm sục các khí C2H4, C2H2 vào dung dịch brom.
– Biết cách điều chế axetilen từ canxi clorua.
Kỹ năng 
– Rèn luyện các thao tác thí nghiệm và khả năng quan sát thí nghiệm của học sinh.
Thái độ
 _Giáo dục cho học sinh ý thức tiết kiệm ,nghiêm túc trong thực hành ,đảm bảo an toàn.
II- CHUẨN BỊ :
 *Giáo viên :ống nghiệm có nhánh,ống nghiệm,nút cao su có kèm ống nhỏ giọt,giá thí nghiệm,đèn cồn ,chậu thuỷ tinh.
 Hoá chất :CaC2, dd Br2,nước cất.
 *Học sinh :đọc trước nội dung bài thực hành ,xem lại kiến thức liên quan và vẽ mẩu báo cáo thực hành vào tập.
III. PHƯƠNH PHÁP :
Đàm thoại ,trực quan ,hoạt động nhóm ,thực nghiệm
IV- CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức :
– Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
 GV kiểm tra dụng cụ, hóa chất.
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Tiến trình thực hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Nêu mục tiêu bài thực hành.
Giáo viên nêu yêu cầu của tiết thực hành.
Kiểm tra kiến thức liên quan:
Nêu cách điều chế C2H2 trong phòng thí nghiệm?
Nêu tính chất hoá học của C2H2?
Nêu tính chất vật lí của C2H2?
Giáo viên nhận xét và hướng dẩn ban đầu ,lưu ý học sinh một số quy tắc an toàn.
Hoạt động 2 :Tiến hành thí nghiệm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1:
Lắp dụng cụ như hình 4.25 
Cho vào ống nghiệm có nhánh một mẫu CaC2 ,sau đó nhỏ 1-2ml nước.
Thu khí C2H2 bằng cách đẩy nước
Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét các tính chất vật lí của C2H2
Ghi vào báo cáo thực hành.
Hướng dẩn học sinh làm thí nghiệm 2 về tính chất hoá học của C2H2. : +Tác dụng với O2
 +Tác dụng với dd Br2
Giáo viên lưu ý học sinh phải cho khí thoát ra 1 lúc để đuổi hết không khí rồi mới đốt tránh gây nổ.
Yêu cầu học sinh quan sát màu sắc ngọn lửa,sự thay đổi màu sắc của dung dịch Br2 rồi ghi vào bài thực hành.
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 3:cho 1ml C6H6 vào ống nghiệm đựng 2ml H2O ,lắc kĩ.sau đó để yên quan sát.
Tiếp tục cho 2ml dd Br2 loãng lắc kĩ ,sau đó để yên quan sát màu của dd và ghi nhận vào mẩu báo cáo.
Hoạt động 3 :Viết phương trình và làm vệ sinh.
Giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ ,hoá chất và làm vệ sinh nơi thực hành.
Yêu cầu học sinh hoàn thành mẫu báo cáo.
Gọi học sinh trả lời.Sau đó giáo viên nhận xét.
Học sinh theo dõi
Học sinh trả lời:
Cho cacnxicacbua tác dụng với nước.
Tham gia phản ứng cháy,phản ứng cộng,phản ứng trùng hợp.
Là chất khí không màu,không mùi,nhẹ hơn không khí,ít tan trong nước.
Theo dõi sự hướng dẫn.
Học sinh theo dõi sự hướng dẫn
Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
Quan sát và ghi nhận xét các tính chất vật lí của C2H2 vào báo cáo thực hành.
Theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên.
Các nhóm tiến hành thí nghiệm thực hành.
Cần lưu ý đảm bảo quy tắc an toàn.
Học sinh quan sát màu sắc ngọn lửa,sự thay đổi màu sắc của dung dịch Br2 rồi ghi vào bài thực hành.
Theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên.
Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
 Quan sát màu của dd và ghi nhận vào mẩu báo cáo.
Các nhóm thu dọn dụng cụ

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 9 HKII theo chuan KTKN.doc