Bài giảng Tuần 19 - Tiết 37 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat

HS biết được

+Axit cacbonic là axit yếu , kém bền

+Muối cacbonat có tính chất hoá học của muối như: Tác dụng với axit, tác dụng với muối, tác dụng với dd kiềm, dễ bị phân huỷ bởi nhiệt ở nhiệt độ cao

+Nắm được ứng dụng của muối cacbonat trong đời sống và sản xuất

-Rèn kĩ năng làm TN thể hiện tính chất hoá học của muối và viết PTHH minh hoạ cho TN

-GD ý thức an toàn tiết khi làm TN và học tập

 

doc18 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 19 - Tiết 37 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS một bảng tuần hoàn nhỏ
Tuần 20 Ngày soạn: /1/2009
Tiết 39 Ngày dạy: /1 /2009
Bài 31.Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
a. mục tiêu
-Biết được các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
+Nắm được cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm:ô nguyên tố , chu kì, nhóm
+Quy tắc biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm. áp dụng với các nguyên tố trong chu kì 3 và nhóm VII
-Rèn cánh nhận biết và dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí trong bảng tuàn hoàn và từ cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí
b.chuẩn bị
 GV:Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học(Tranh lớp 9)
 HS:Ôn tập lại kiến thức bài nguyên tử
c.Hoạt động dạy học
I.ổn định lớp
 II.Kiểm tra bài cũ
 ?Nêu các đặc điểm cấu tạo đặc trưng cho nguyên tử
 (Số hạt nhân nguyên tử, số electron, số lớp e, số e lớp ngoài cùng)
III.Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
GV treo tranh bảng tuần hàon các nguyên tố , yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu SGK
?Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp như thế nào
 HS trả lời, bổ sung
 GV giới thiệu sơ lựơc cấu tạo bảng tuần hoàn
Quan sát ô 12, nêu thông tin về nguyên tố
 HS quan sát, trả lời câu hỏi, nêu được: Số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, KHHH, nguyên tử khối
?Ô nguyên tố cho biết thông tin gì về nguyên tố
?Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin gì
 HS trả lời, bổ sung
 ?Nêu thông tin về nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 19
 HS dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố trả lời câu hỏi, bổ sung
 Gv giới thiệu sơ lựoc chu kì VII trên tranh vễ(chu kì chưa đầy đủ)
 HS quan sát , ghi nhớ thông tin
 ?Chu kì là gì
 ?Các nguyên tố trong chu kì được sắp xếp như thế nào
 HS quan sát, trả lời câu hỏi, bổ sung
 GV yêu cầu HS áp dụng nêu các thông tin về chu kì II
?Số lượng và tên các nguyên tố
?Số lớp e trong các nguyên tử
 HS dựa vào trang bảng tuần hoàn , trả lời
 GV giới thiệu thông tin về nhóm, yêu cầu HS nghiên cứu nhóm I và VII
?Nhóm là gì
?Các nguyên tố trong cùng 1 nhóm có đặc điểm gì (Tính chất hoá học, số e lớp ngoài cùng)
?Sự biến đổi điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong nhóm như thế nào
 HS dựa vào bảng tuần hoàn, trả lời câu hỏi, bố sung
 Gv chốt kiến thức
 GV thông báo quy luật biến đổi của các nguyên tố trong chu kì, nhóm
 HS ghi nhớ thông tin
 ?Nêu quy luật sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong chu kì 2, 3 và nhóm I,II
 HS thảo luận nhóm đưa ra đáp án
 Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
I.Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
II.Cấu tạo bảng tuần hoàn
1.Ô nguyên tố
-Ô nguyên tố cho biết
+Số hiệu nguyên tử
+KHHH
+Tên nguyên tố
+Nguyên tử khối
-Số hiệu nguyên tử 
= Số đơn vị điện tích hạt nhân
=Số e trong nguyên tử
=Số thứ tự của nguyên tố
2.Chu kì
-Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số e và được sắp xếp theo chiều tăng dầm của điên tích hạt nhân
-Số thứ tự của chu kì = số lớp e 
3.Nhóm
-Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có: số e lớp ngoài cùng bằng nhau, có tính chất hoá học tương tự nhau và sắp xếp vào 1 cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
-Số thứ tự của nhóm = số e lớp ngoài cùng của nguyên tử
III.Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
1.Trong 1 chu kì
-Số e lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8
-Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăn dần
2.Trong 1 nhóm
-Số lớp e của nguyên tử tăng dần
-Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
IV.Củng cố
 ?Dựa vào bảng tuần hàon hãy cho biết :câut tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử là: 7,12,16
 ?Nêu quy luật sự biến đổi của các nguyên tố trong chu kì 3 và nhóm VII
V.Hướng dẫn về nhà
 -Học bài, làm bài tập 5, 6 SGK
 -Đọc tiếp mục IV SGK
 -Chuẩn bị giấy kiểm tra 15 phút
Tuần 20 Ngày soạn: /1/2009
Tiết 40 Ngày dạy: /1/2009 
Bài 31.Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học(Tiếp)
a.mục tiêu
-Nắm vững kiến thức về cấu tạo bảng tuần hoàn, áp dụng dựa vào vị trí của các nguyên tố suy ra cấu tạo , tính chất cơ bản và ngược lại
-Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức
-Có ý thức yêu thích môn học
b. chuẩn bị
 GV: tranh Bảng tuần hoàn
 HS: Chuẩn bị bài
c.hoạt động dạy học
I.ổn định lớp
II.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 15 phút
Đề bài
Câu 1(3đ)
 Hoàn thành các PTHH sau:
1.2C + ? 2CO
2.CuO + ? Cu + CO2 3.? + Ca(OH)2 ’ CaCO3 + H2O
Câu 2(2đ)
 Những cặp chất nào dưới đây có thể tác dụng được với nhau.Viết PTHH (nếu có)
a.SiO2 và CO2 c.SiO2 và H2O
b.SiO2 và NaOH d.SiO2 và CaO
Câu 3(5đ)
 Hoàn thnàh chuỗi sơ đồ phản ứng sau đây:
CaO Ca(OH)2 CaCO3 CO2 NaHCO3 Na2CO3
Đáp án
Câu 1
 Mỗi chất điền đúng và đúng cân bằng được 1 đ
Câu 2
 Đáp án b, d.Mỗi phần đúng và đúng PTHH 1đ
Câu 3
 -Mỗi PTHH đúng 1 đ
 -Thiếu cân bằng trừ 0,5 đ
III.Bài mới
Hoạt động của thày và trò
 Nội dung
 GV yêu cầu HS nghiên cứu thí dụ SGK, làm việc độc lập
 HS nghiên cứu và ghi nhớ thông tin
 ?Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 9 . chu kì 2, nhóm VII.Hãy cho biết: Cấu tạo nguyên tử nguyên tố A,tính chất hoá học
 HS trả lời , bổ sung
 GV đưa bài tập áp dụng:
 Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp e, 1e lớp ngoài cùng.Hãy: Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn và dự đoán tính chất háo học của X
 HS suy nghĩ , thảo luận nhóm trả lời bài tập
 Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét, bổ sung
III.ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
1.Biết vị trí ta có thể suy ra cấu tạo nguyên tử và vị trí của nguyên tố
SGK
2.Biết được cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy ra vị trí va ftính chất của nguyên tố 
SGK
IV.Củng cố
 ?Làm bài tập 1 SGK
 ?Nêu tính chất hoá học và viết PTHH minh hoạ tính chất hoá học của K, Br
 (áp dụng dựa vào tính chất hoá học của Na, Clo)
V.Hướng dẫn về nhà
 -Học bài, làm bài tập 2, 7 SGK
 -Đọc mục Em có biết
 -Chuẩn bị trứoc nội dung bài luyện tập chương 3
Tuần 21 Ngày soạn: / /2009
Tiết 41 Ngày dạy: / /2009
Bài 32.Luyện tập chương 3:Phi kim-Sơ lựơc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
a.mục tiêu
-Hệ thống kiến thức cơ bản đã học trong chương 3:Tính chất chung của phi kim, tính chất của một số phi kim điển hình quan trọng: clo; cacbon, và một số hợp chất của chúng
 Kiến thức về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
-Luyện kĩ năng viết PTHH, lập sơ dãy biến đổi hoá học các chất
b. chuẩn bị
 GV:hệ thống câu hỏi và bài tập, phiếu học tập
 HS:ôn tập lại kiến thức chương 3
c.hoạt động dạy học
I.ổn định dạy học
II.Kiểm tra bài cũ(lồng ghép)
III.Bài mới
Hoạt động dạy học
Nội dung
 Gv yêu cầu HS hoạt động độc lập SGK
?Trình bày sơ đồ tính chất hoá học của phi kim
 HS thảo luận nhóm , đưa ra sơ đồ
 Đại diện nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
 Gv yêu cầu HS dựa vào sơ đồ viết PTHH minh hoạ cho sơ đồ bằng nguyên tố S
 HS hoạt động độc lập, viết PTHH
 1 HS lên bảng viết PTHH, Hs lớp nhận xét, bổ sung
 Gv nhận xét, bổ sung và đánh giá điểm cho HS
 Gv đưa sơ đò câm (sơ đồ 2 SGK)
yêu cầu Hs thảo luận nhóm , hoan fthành sơ đồ , nêu tính chất hoá học của clo
 Hs thảo luận nhóm, điền phiếu học tập
 Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung
 Gv nhận xét, hoàn thiện
 Gv yêu cầu Hs tiếp tục thảo luận, viết PTHH minh hoạ cho sơ đồ
 1 Hs lên bảng trình bày, viết PTHH
 Gv treo sơ đồ sồ 3 SGK yêu cầu HS hoạt động độc lập viết PTHH minh hoạ cho sơ đồ
 2 Hs lên bảng viết PTHH, học sinh lớp nhận xét và bổ sung
 Gv yêu cầu HS thảo luận, điền phiếu học tập bài 4 SGK
 HS thảo luận nhóm , làm phiếu học tập
 Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
 ?Nêu cấu tạo của bảng tuần hoàn
?Trình bày sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
?ý nghĩa bảng tuần hàon các nguyên tố hoá học
 HS trả lời, tự rút ra KL
I.Kiến thức cần nhớ
1.Tính chất hoá học của phi kim
Hợp chất khí 1 Phi kim 2 Oxit axit
 3 
 Muối
VD:1.S + H2 H2S
 2.S + O2 SO2
 3.S+ Fe FeS
2.Tính chất hoá học của một số phi kim cụ thể
a.Tính chất hoá học của clo
Clo
Muối clorua
Nước Gia ven
Nứơc clo
Hiđroclorua
PTHH:
1.Cl2 + H2 2HCl
2.3Cl2 + 2Fe 2FeCl3
3.Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
4.Cl2 + H2O HCl + HClO
b.Tính chất hoá học của Cacbon và hợp chất của Cacbon
Sơ đồ 3
PTHH
1.C + CO2 2CO
2.C + O2 CO2
3.CO2 + C 2CO
4.2CO + O2 2CO2
5.CO2 + Ca(OH)2 Ư CaCO3 + H2O
6.CO2 +2 NaOH Ư Na2CO3 + H2O
7.CaCO3 CaO + CO2
8.Na2CO3 + 2HCl Ư 2NaCl + CO2 + H2O
3.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
a.Cấu tạo bảng tuần hoàn
-Ô nguyên tố
-Chu kì
-Nhóm 
b.Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
c.ý nghĩa của bảng tuàn hoàn các nguyên tố hoá học
IV.Củng cố
-HS nhắc lại nội dung của bài luyện tập
-GV nhận xét và đánh giá về thái độ chuẩn bị bài luỵên tập của HS
V.Hướng dẫn về nhà
 Xem lại nội dung bài luyện tập
 Làm bài tậo 5, 6 SGK
 Chuẩn bị tường trình bài thực hành 33
Tuần 21 Ngày soạn: / /2009
Tiết 42 Ngày dạy: / /2009
Bài 33.Thực hành .Tính chất hoá học phi kim và hợp chất của chúng
a.Mục tiêu
-Khắc sâu tính chất hoá học của phi kim, tính chất đặc trưng của muối cacbonat, muối clorua
-Rèn kĩ năng thực hành, giả bài tập hoá học thực nghiệm
-GD ý thức cẩn thận , an toàn khi làm thí nghiệm
b.Chuẩn bị
 GV:Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cho 3 nhóm HS
+Dụng cụ:ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút, đèn cồn, nút cao su có ống dẫn khí, cốc thuỷ tinh, giá sắt
+Hoá chất:Bột CuO, NaHCO3,than củi , Na2CO3, NaCl,CaCO3,HCl,Ca(OH)2
 HS: chuẩn bị nội dung tường trình thực hành
c.Hoạt động dạy học
I.ổn định lớp
II.Kiểm tra bài cũ
 Gv kiểm tra sự chuẩn bị tường trình thực hành của HS
III.Bài mới
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
 GV yêu cầu HS nhóm trưởng các nhóm nhận dụng cụ , hoá chất bài thực hành
 Gv hướng dẫn HS các nhóm lắp dụng cụ TN
 Lưu ý:khi nung
 Trộn tỉ lệ CuO và C (1:2-3)
 GV kiểm tra kết quả của các nhóm, hướng dẫn tháo dụng cụ TN1
 ?Nêu kết luận về tính chất của C
 GV hướng dẫn HS làm TN 2.Lưu ý
+Chỉ lấy NaHCO3 lượng bằng thìa thuỷ tinh

File đính kèm:

  • doctiet37-44.doc
Giáo án liên quan