Bài giảng Tiết 34: Các oxit của cacbon (tiếp)

1. Kiến thức : Biết được:

 - CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit của kim loại ở nhiệt độ cao.

 - CO2 là oxit axit tương ứng với axit cacbinic, không độc.

2. Kỹ năng:

 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của CO, CO2.

 - Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết PTHH.

 - Nhận biết khí CO2.

 - Tính thành phần % thể tích khí CO2 và CO trong hỗn hợp.

II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, đàm thoại, quan sát so sánh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 34: Các oxit của cacbon (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 13/12/2010- Lớp 9A1, 9A3; Ngày 15/12/2010- Lớp 9A2
I.	MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Biết được:
	- CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit của kim loại ở nhiệt độ cao.
	- CO2 là oxit axit tương ứng với axit cacbinic, không độc.
2. Kỹ năng:
	- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của CO, CO2.
	- Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết PTHH.
	- Nhận biết khí CO2.
	- Tính thành phần % thể tích khí CO2 và CO trong hỗn hợp.
II. PHƯƠNG PHÁP:	Vấn đáp, đàm thoại, quan sát so sánh.
III. CHUẨ BỊ:
GV : Chuẩn bị thí nghiệm điều chế khí CO2, ống nghiệm đựng nước, quỳ tím, dung dịch NaOH, Ca(OH)2.
- Tranh vẽ hình 3.11.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Dự kiến tên HS: ...
Dự kiến câu hỏi và trả lời:
- Nêu tính chất của các dạng thù hình của cacbon.
- Cacbon có những tính chất nào? Viết phương trình hóa học xảy ra nếu có.. 
HS: Trả lời lý thuyết và ghi lại PTHH.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Viết CTHH của cacbon monooxit và cacbon đioxit. Hai oxit trên thuộc loại nào ? Chúng có thể có những tính chất và ứng dụng gì ?
Hoạt động 2: Cacbon monooxit
GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sgk tìm hiểu về tính chất vật lý của CO.
GV: Gọi học sinh nêu tính chất vật lý của CO.
GV: Gọi học sinh viết phương trình hóa học xảy ra trong lò cao khử oxit sắt.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 3.11 sgk mô tả thí nghiệm CO khử CuO. Nêu hiện tượng?
GV: Hướng dẫn học sinh viết phương trình hóa học ghi trạng thái.
GV: Gọi học sinh nêu Kết luận.
GV: yêu cầu học sinh viết phương trình hóa học của Fe3O4 với CO
 GV: yêu cầu học sinh viết phương trình hóa học của CO với oxi.
GV: bổ sung tính chất của CO cháy với oxi với ngọn lửa màu xanh, toả nhiều nhiệt
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sgk tìm hiểu về ứng dụng của CO trong công nghiệp và đời sống.
HS: đọc thông tin sgk tìm hiểu về tính chất vật lý.
HS: Là oxit trung tinh: không tác dụng với kiềm, axit, nước.
HS: viết phương trình hóa học khử oxit sắt
Fe2O3 +3CO 2Fe+ 3CO2
HS: quan sát hình vẽ và mô tả thí nghiệm. Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ xuất hiện, nước vôi trong bị vẩn đục.
HS: Viết PTPƯ
CO + CuO Cu + CO2 
	 (đen)	 (đỏ) 	
HS: Ở nhiệt độ cao CO có tính khử mạnh.
HS: Viết PTHH
Fe3O4 + 4CO 
	 3Fe + 4CO2
HS: 2CO + O2 2CO2
HS: nêu ứng dụng của CO
+ Là nhiên liệu
+ Chất khử
+ Nguyên liệu trong công nghiệp hóa học.
1. Tính chất vật lý:
CO là chất khí không màu, ít tan trong nước, rất độc.
2. Tính chất hóa học:
- Là oxit trung tính
- CO là chất khử
CO + CuO Cu + CO2
	 (đen)	 (đỏ)	
CO cháy trong không khí hoặc oxi
2CO + O2 2CO2
3. Ứng dụng:
CO dùng làm nhiên liệu, chất khử trong công nghiệp.
Hoạt động 3: Cacbon đi oxit
GV: Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu tính chất vật lý của CO2 
GV: tiến hành thí nghiệm CO2 tác dụng với nước, sau đó đun nhẹ ® yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng và kết luận.
GV: thực hiện thí nghiệm: Cho CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2.
GV: Gọi học sinh nhận xét hiện tượng.
GV: thông báo tuỳ theo tỉ lệ mol có thể tạo ra sản phẩm khác nhau, hướng dẫn học sinh viết phương trình hóa học. 
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất hóa học của oxit axit, và bổ sung tính chất hóa học CO2 .
GV: Yê cầu HS kết luận về tính chất của CO2
GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sgk và kiến thức thực tế để nêu ứng dụng của CO2
GV: bổ sung về tuyết CO2 và ứng dụng của tuyết CO2: bảo quản thực phẩm và làm mưa nhân tạo.
GV:Yêu cầu học sinh đọc phần “em có biết”.
HS: nêu tính chất vật lý của CO2.
CO2 nặng hơn không khí có thể rót từ cốc A sang cốc B, không duy trì sự cháy, sự sống.
HS: quan sát và nhận xét:
+ Quý tím ® đỏ nhạt do phản ứng của CO2 với nước ® dung dịch H2 CO3.
+ Khi đun H2CO3  ® giấy quì chuyển sang màu tím do H2CO3 bị phân hủy thành CO2 và H2O, chứng tỏ H2CO3 là axit không bền.
CO2 + H2O ® H2 CO3
HS: Dung dịch nước vôi trong vẩn đục.
HS: viết phương trình hóa học :
CO2 +2NaOH ® Na2CO3+H2O
1mol 2mol
CO2 + NaOH ® NaHCO3
1mol 1mol 
HS: Nhắc lại tính chất hoá học của oxit axit.
® CO2 tác dụng với oxit bazơ,
CO2 + CaO ® CaCO3
HS: kết luận:
CO2 có tính chất của oxit axit
HS: nêu ứng dụng của CO2
HS: đọc phần “Em có biết”
1. Tính chất vật lý:
Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống sự cháy.
2. Tính chất hóa học:
a) Tác dụng với nước:
CO2 + H2O H2CO3
b) Tác dụng với kiềm
CO2+2NaOH®Na2CO3+H2O
1mol 2mol
CO2 + NaOH ® NaHCO3
1mol 1mol 
Tuỳ tỉ lệ số mol giữa số CO2 và NaOH , tạo thành muối axit hoặc muối trung hòa
c) Tác dụng với oxit bazơ:
CO2 + CaO ® CaCO3
d) Ứng dụng:
Bảo quản thực phẩm, làm mưa nhân tạo..
Hoạt động 4: Luyện tập – Củng cố
GV: yêu cầu học sinh thảo luận so sánh tính chất hóa học của CO và CO2 .
GV: Gọi đại diên các nhóm nêu kết quả thảo luận
GV: Cho các học sinh khác nhận xét bổ sung.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập.
Bài tập
Đốt cháy 16 lít hỗn hợp khí CO và CO2 cần 2 lít khí oxi (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hãy xác định thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
GV: Gọi học sinh lên bảng làm bài.
HS: thảo luận nhóm so sánh tính chất của CO, CO2 
CO: 
+ Có tính khử	 
+ Là oxit trung tính 
 + Cháy được 
CO2:
+ không khử
+ Không cháy
+ Là oxit axit
HS: làm bài tập:
Đốt cháy hỗn hợp khí CO và CO2, chỉ có CO phản ứng tạo ra CO2.
2CO + O2 2CO2
4lit 2lit
=> VCO2 ban đầu: 
	16 – 4 = 12lit
=> %CO = 25%
%CO2 = 75%
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm bài tập 1, 3, 4, 5 SGK trang 87. 
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập theo đề cương:
+ Sự chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ và sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ.
+ Các dạng bài tập như trong đề cương.

File đính kèm:

  • docTiet 34.doc
Giáo án liên quan