Bài giảng Tuần 19 - Tiết 37 - Bài 24: Tính chất của oxi (tiết 5)
MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức:
Nắm được trạng thái và tính chất vật lí của oxi
Biết được một số tinh chất hoá học của oxi.
2. Kĩ năng:
Tiếp tục rèn cho HS kĩ năng lập phương trình hoá học.
3. Thái độ:
Gây hứng thú học tập bộ môn , tính cẩn thận , khoa học , chính xác.
Tuần 19 Ngày soạn: 25/12/2009 Tiết 37 Ngày dạy: 29/12/2009 Bài 24. TÍNH CHẤT CỦA OXI (T1) I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức: Nắm được trạng thái và tính chất vật lí của oxi Biết được một số tinh chất hoá học của oxi. 2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn cho HS kĩ năng lập phương trình hoá học. 3. Thái độ: Gây hứng thú học tập bộ môn , tính cẩn thận , khoa học , chính xác. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, bình tam giác, quẹt, muôi đốt. - Hoá chất: Khí oxi, S, P. 2. HS: Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1./ 8A2/ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới : Những người thợ lặn , phi công , bệnh nhân khó thở rất cần khí oxi ® con người rất cần khí oxi trong sự hô hấp , nếu không có khí ôxi trên trái đất sẽ không có sự sống . Vậy khí oxi là chất khí như thế nào ? Có những tính chất gì ? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tính chất vật lí (20’). - GV: Yêu cầu HS nêu KHHH, CTHH, NTK, PTK của oxi. -GV hỏi: Oxi có ở đâu ? -GV: Vậy chúng ta thấy oxi là nguyên tố hoá học phổ biến nhất ( chiếm 49,4%) khối lượng vỏ trái đất. - GV: Cho HS quan sát lọ đựng khí oxi. Yêu cầu HS nhận xét màu sắt khí oxi ? -GV: Hãy mở nút lọ đựng khí oxi, nhận xét mùi , vị của khí oxi ? - GV: Yêu cầu HS nhận xét khả năng hoà tan của oxi trong nước. - GV: Cho HS so sánh tỉ khối của oxi với không khí ? - GV: Người ta hoá lỏng khí oxi ở – 183 0c , oxi lỏng có màu xanh nhạt. - GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về tính chất vật lí của oxi ? -HS: KHHH: O; NTK: 16 CTHH: O2; PTK: 32 -HS: Ở trong không khí, nước, đất đá , cơ thể người , động vật và thực vật -HS: Nghe giảng và ghi nhớ. -HS: Quan sát và nhận xét: không màu. -HS: Không mùi , không vị. - HS: Oxi tan ít trong nước . -HS: -HS: Lắng nghe và ghi nhớ. -HS: Rút ra kết luận và ghi vở. I- Tính chất vật lí : - Khí oxi là chất khí không màu , không mùi ,không vị. - Ít tan trong nước. - Nặng hơn không khí . - Oxi hoá lỏng ở – 183 oc, ôxi lỏng có màu xanh nhạt. Hoạt động 2. Tính chất hoá học(15’). GV: Biểu diễn thí nghiệm O2 + S. Cho HS nhận xét ? - GV: S cháy trong oxi tạo ra khí lưu huỳnh đioxit ( khí sunfurơ) SO2. Yêu cầu HS viết PTHH sảy ra. GV : Biểu diễn thí nghiệm: P + O2. Cho HS nhận xét ? - GV: Khói trắng dạng bột tan được trong nước đó là điphotphopenta oxít P2O5. Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH ? -HS: Quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. -HS: Viết PTHH xảy ra: -HS: P cháy trong oxi nhanh hơn , ngọn lữa sáng chói tạo ra sản phẩm khói trắng. -HS: Viết PTHH xảy ra: II- Tính chất hoá học : 1- Tác dụng với phi kim : a- Tác dụng với lưu huỳnh : b- Tác dụng với photpho : 3. Củng cố(8’): GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4, 6 SGK/84. 4. Dặn dò(1’): Làm bài tập 3, 5 SGK/ 84 . Chuẩn bị tiếp bài tính chất của oxi. 5. Rút kinh nghiệm: Tuần 19 Ngày soạn: 27/12/2009 Tiết 38 Ngày dạy: 02/01/2010 BÀI 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI (TT) I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được tính chất hoá học của oxi . Vận dụng làm một số bài tập liên quan. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập phương trình phản ứng hoá học . Kĩ năng giải bài toán tính theo phương trình hoá học . 3. Thái độ: Hình thành được tính cẩn thận , chính xác và ham thích bộ môn hoá học . II. CHUẨN BỊ 1. GV: Thí nghiệm Fe +O2 2. HS: Đọc trước bài mới III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp(1’) : 8A1 / 8A2/ 2. Kiểm tra bài cũ(5’): Hãy mô tả lại thí nghiệm đốt phôtpho trong khí oxi và viết PTHH của lưư huỳnh và phôtpho cháy trong oxi ? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ở tiết trước chúng ta đã biết oxi tác dụng được với phi kim. Vậy ngoài phi kim oxi còn có tính chất hóa học gì? b. Các hoạt đông chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Oxi tác dụng với kim loại (15’) - GV: Lấy một doạn dây sắt đưa vào lọ đựng oxi cho HS quan sát, nhận xét ? - GV: Dùng giấy quấn quanh dây sắt , đốt dây sắt cho đỏ và dưa vào lọ đựng oxi thì hiện tượng gì xảy ra ? - GV giải thích như vậy các hạt tia lửa được tạo thành từ phản ứng trên có màu nâu là sắt (II, III) oxit , có công thức hoá học là Fe3O4 (oxit sắt từ ) - GV: Cho HS lên bảng viết PTHH - HS: Không có hiện tượng gì xảy ra - HS: Dây sắt cháy mạnh , sáng chói và bắn ra xung quanh những hạt nhỏ - HS: Nghe giảng - HS: Viết PTHH 3Fe + 2O2 Fe3O4 2. Tác dụng với kim loại: a.Thí nghiệm : Đốt sợi dây sắt cháy đỏ , đưa nhanh vào lọ đựng oxi ® dây sắt cháy mạnh , sáng chói tạo thành chất nóng chảy màu nâu là oxit săt từ (Fe3O4) b. PTHH: 3Fe + 2O2 Fe3O4 Hoạt động 2. Tác dụng với hợp chất (15’) - GV: Giới thiệu ngoài tác dụng với đơn chất , oxi còn tác dụng với hợp chất ví dụ như khí mêtan - GV : Cho HS thảo luận về các hiện tượng trong cuộc sống ( khí oxi tác dụng với khí mêtan ) - GV yêu cầu HS viết PTHH -HS: Nghe giảng - HS: Thảo luận theo nhóm về các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác có ý kiến nhận xét , bổ sung ( Chất khí đuợc hoá lỏng trong bình ga , trong bật lữa , chất khí trong túi bioga cháy trong không khí tạo ra khí CO2 và H2O -HS: Viết PTHH CH4 + 2O2 CO2 + 2 H2O 3. Tác dụng với hợp chất : Khí mêtan cháy trong không khí do tác dụng của oxi , toả nhiều nhiệt : CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 4. Cũng cố(7’): Hãy viết các PTHH thể hiện tính chất hoá học của oxi. GV hướng dẫn cho HS làm BT4/SGK84. 5. Nhận xét – Dặn dò(2’): Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các em. Dặn các em làm BT 1, 2, 3, 4 /SGK84 . 6. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai 24 tinh chat cua oxi.doc