Bài giảng Tuần 18 - Tiết 35 - Bài 28: Các oxit của cacbon

Mục tiêu :

Học sinh biết :

- Cacbon tạo được 2 oxit tương ứng là : CO và CO2

- CO là oxit trung tính có tính khử mạnh

- CO2 là oxit axit tương ứng với axit H2CO3

Rèn luyện kĩ năng :

- Biết nguyên tắc điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm và cách thu CO2

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 18 - Tiết 35 - Bài 28: Các oxit của cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35 Bài 28 CÁC OXIT CỦA CACBON
Tuần 18
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
Học sinh biết :
- Cacbon tạo được 2 oxit tương ứng là : CO và CO2
- CO là oxit trung tính có tính khử mạnh 
- CO2 là oxit axit tương ứng với axit H2CO3
Rèn luyện kĩ năng :
- Biết nguyên tắc điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm và cách thu CO2
- Biết quan sát thí nghiệm qua hình vẽ để rút ra nhận xét
- Biết sử dụng kiến thức đã biết để rút ra tính chất hoá học của CO và CO2
- Viết được các phương trình hoá học chứng tỏ CO có tính khử, CO2 có tính chất của một oxit axit 
B. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 1’
Cacbon tạo ra 2 loại oxit là CO và CO2 . Vậy chúng có gì giống nhau ? Khác nhau ? về thành phần và tính chất ? Ta cùng xét bài 28
2. Phát triển bài : 33’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
15’
18’
I. Cacbon oxit : CO
1. Tính chất vật lí :
CO là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, rất độc 
2. Tính chất hoá học :
a. CO là oxit trung tính : Không phản ứng với nước, kiềm, axit ở điều kiện thường 
b. CO là chất khử :
Ở nhiệt độ cao. CO khử được nhiều oxit kim loại 
Ví dụ :
CuO + CO CO2 + Cu
Fe3O4 + 4CO 4CO2 + 3Fe
Cacbon oxit cháy trong oxi hoặc không khí toả nhiều nhiệt :
CO + O2 2CO2
3. Ứng dụng :
- Làm nhiên liệu 
- Làm chất khử 
- Làm nguyên liệu trong công nghiệp hoá học 
II. Cacbon đioxit : CO2
1. Tính chất vật lí :
CO2 là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí 
2. Tính chất hoá học :
a. Tác dụng với nước :
CO2 + H2O H2CO3
b. Tác dụng với dung dịch bazơ :
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
1mol 2mol
CO2 + NaOH NaHCO3
1mol 1mol
c. Tác dụng với oxit bazơ : Tạo thành muối 
CaO + CO2 CaCO3
3. Ứng dụng :
- Dùng để chữa cháy 
- Bảo quản thực phẩm 
- Sản xuất nước giải khát có gaz
- Sản xuất phân đạm
- Yêu cầu học sinh đọc SGK mô tả tính chất vật lí của CO ?
- Sửa chữa và kết luận 
- Thông báo CO là oxit trung tính. Thế nào là oxit trung tính ?
- Giới thiệu H3.11. Mô tả thí nghiệm. Lưu ý : Xuất hiện chất rắn màu đỏ và đục nước vôi trong 
- Kết luận gì về khí CO ?
- Giới thiệu khí CO được dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp .
- CO có những ứng dụng gì ?
- Bổ sung - Kết luận
- CO2 có những tính chất vật lí nào mà em biết ?
- Bổ sung 
- Mô tả thí nghiệm của CO2 với nước 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ . Nêu hiện tượng và giải thích ?
- Gọi 1 học sinh viết phương trình hoá học 
- Lưu ý :
Sản phẩm rạo thành tuỳ thuộc vào tỉ lệ của các chất tham gia mà tạo ra 2 loại muối khác nhau
- Em có kết luận gì về tính chất hoá học của CO2 ?
- Nêu những ứng dụng của CO2 ?
- Sửa chữa, bổ sung và kết luận 
- Đọc SGK mô tả tính chất vật lí của khí CO .
- Là oxit không tác dụng với nước, với axit, với kiềm ( kiến thức bài 1 tiết 1 )
- Quan sát hình vẽ 
- Kết luận : Ở nhiệt độ cao CO có tính khử 
- Nghiên cứu SGK. Phát biểu ứng dụng của CO
- Phát biểu tính chất vật lí của CO2 
- Hiện tượng :
+ Quì tím hơi hồng, sau đó trở lại màu tím 
+ Giải thích : H2CO3 là axit rất yếu, không bền
 - Nhớ tỉ lệ các chất tham gia ( dựa vào phương trình )
- Kết luận : CO2 có những tính chất của oxit axit 
- Phát biểu 1 số ứng dụng của CO2
3. Củng cố : 5’
CO và CO2 có những tính chất hoá học nào ?
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Hãy viết phương trình hoá học của CO2 với : Dung dịch Ca(OH)2 trong trường hợp tỉ lệ số mol : = 2 : 1
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà : 1,3,4,5 SGK
- Ôn tập từ bài 1 đến bài 28 : Tiết sau ôn tập

File đính kèm:

  • docTiết 35 Bài 28 CÁC OXIT CỦA CACBON.doc
Giáo án liên quan