Bài giảng Tuần 17 - Tiết 33 - Bài 27: Cac bon (tiếp)

Kiến thức:

 - Biết được các dạng thù hình của cacbon.

 - Hiểu được sơ lược tính chất vật lý của ba dạng thù hình.

 - Nắm được tính chất hóa học của cacbon và một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lý và hóa học của Cacbon.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, nghiên cứu thí nghiệm, suy luận để rút ra tính chất đặc biệt của Cacbon là tính khử.

 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 17 - Tiết 33 - Bài 27: Cac bon (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 	 Ngày soạn: 2/12/2008
Tiết 33	 Ngày dạy: 3/12/2008
 BÀI 27. CAC BON
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1. Kiến thức:
 - Biết được các dạng thù hình của cacbon.
 - Hiểu được sơ lược tính chất vật lý của ba dạng thù hình.
 - Nắm được tính chất hóa học của cacbon và một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lý và hóa học của Cacbon.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, nghiên cứu thí nghiệm, suy luận để rút ra tính chất đặc biệt của Cacbon là tính khử.
 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: Mẫu vật: Than chì , cacbon vô định hình .
 Dụng cụ, hóa chất: Gía sắt, ống nghiệm có ống dẫn khí, đèn cồn,4 cốc thủy tinh, giấy lọc, bông, than gỗ, H2O, CuO, d2Ca(OH)2.
 - Học sinh: Than chì, cacbon vô định hình, quẹt, mực, bông.
 2. Phương pháp. Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 * Hoạt động 1: 
 - Kiểm tra bài cũ:
 + Học sinh 1:Trình bày tính chất vật lí và cách điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.Viết các phương trình phản ứng của quá trình điều chế?
 + Học sinh 2: trình bày tính chất hóa học của Clo? Viết các phương trình phản ứng minh họa?
 - Giới thiệu bài: Cacbon là một phi kim có nhiều ứng dụng trong sản xuất, đời sống. Chúng ta hãy nghiên cứu tính chất và ứng dụng của nó.
Hoạt động 2: CÁC DẠNG THÙ HÌNH CỦA CACBON.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên lấy ví dụ: O2, O3 do nguyên tố oxi tạo nên gọi là dạng thù hình của nguyên tố oxi.
? Dạng thù hình là gì?
- Giáo viên lấy ví dụ các dạng thù hình của C.
-Yêu cầu học sinh nêu sơ lược tính chất của các dạng thù hình của C.
- Giáo viên nhấn mạnh: Sau đây ta chỉ xét tính chất của C vô định hình.
Theo dõi các ví dụ, trả lời câu hỏi:
- Những đơn chất khác nhau do cùng 1 nguyên tố hóa học tạo nên gọi là các dạng thù hình của C
Nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa trang 82 để trả lời câu hỏi:	
I/ Các dạng thù hình của Cacbon.
1/ Dạng thù hình là gì?
Những đơn chất khác nhau do cùng 1 nguyên tố hóa học tạo nên.
2/ Cacbon có những dạng thù hình nào?
- Kim cương: Cứng, trong suốt, không dẫn điện.
- Than chì: Mềm, dẫn điện.
- Cacbon vô định hình: Xốp không dẫn điện.
Hoạt động 3: TÍNH CHẤT CỦA CACBON.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Cho mực chảy qua lớp bột than gỗ, phía dưới có đặt 1 chiếc cốc thủy tinh như H3.7 sách giáo khoa.
? Qua thí nghiệm em có nhận xét gì?
VD: Dùng than gỗ để hút mùi khê của cơm.
- Giới thiệu về than hoạt tính và ứng dụng của than hoạt tính.
- Giáo viên thông báo: Cacbon là một phi kim yếu các phản ứng của C với H2 và kim loại xảy ra rất khó khăn.
- Quan sát hình 3.8 sgk em hãy cho biết các bon như thế nào trong ôxi?
- Giáo viên làm thí nghiệm: Trộn 1 ít hỗn hợp CuO, than rồi cho vào đáy ống nghiệm khô có ống dẫn khí sang 1 cốc chứa dung dịch Ca(OH)2 . Đốt nóng ống nghiệm.
- Các nhóm học sinh làm thí nghiệm, nêu hiện tượng, rút ra kết luận.
- Than gỗ có tính hấp phụ chất màu.
- Lắng nghe.
- Quan sát, nhận xét hiện tượng, viết phương trình hóa học.
Quan sát, giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa học lên bảng viết phương trình hóa học của PbO, ZnO, FeO, Fe2O3,với C.
II/ Tính chất của Cacbon.
1/ Tính hấp phụ:
- Than gỗ có tính hấp phụ: Khả năng giữ lại trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch 
- Than gỗ, than xương mới được điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính. 
2/ Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với oxi:
Cr + O2k CO2k + Q
b. Tác dụng với oxit của một số kim loại:
CuOr + Cr Cur + CO2k
Hoạt động 4: ỨNG DỤNG CỦA CACBON.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-Theo em C có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất.
- Giáo viên giới thiệu thêm về ứng dụng của C.
dùng làm điện cực, làm chất bôi trơn, ruột bút chì, kim cương dùng làm đồ trang sức
III/ Ứng dụng của Cacbon. 
 Dùng làm điện cực, làm chất bôi trơn, ruột bút chì, kim cương dùng làm đồ trang sức
Hoạt động 5: VẬN DỤNG, ĐÁNH GIÁ, DẶN DÒ
Bài tập: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho C khử các oxit sau :
Oxit sắt từ, Chì oxit, Sắt III oxit.
* Dặn dò: 
Học sinh học bài, làm bài tập sách giáo khoa trang 84. Soạn trước bài 28.
Tuần 17 	 Ngày soạn: 4/12/2008
Tiết 34	 Ngày dạy: 5/12/2008
 BÀI 28. CÁC OXIT CỦA CACBON
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1. Kiến thức:	
 - Biết được Cacbon tạo ra hai oxit tương ứng là CO, CO2
 - Hiểu được những tính chất của CO, CO2.
 - Phân biệt được tính chất của hai oxit cacbon.
 2. Kỹ năng:
 - Biết được nguyên tắc điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm và thu khí CO2.
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, giải thích và viết phương trình hóa học.
 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên:
 + Dụng cụ điều chế khí CO2: Bình kíp dung dịch NaHCO3, 1 lọ có nút để thu khí.
 + Thí nghiệm CO2 phản ứng với nước: Ống nghiệm đựng nước, quỳ tím.
 + Hình 3.11 và 3.12.
 - Học sinh: Bảng nhóm. 
 2. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 * Hoạt động 1:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Học sinh 1: Trình bày tính chất hóa học của C? viết các phương trình phản ứng minh họa?
 - Học sinh 2: làm bài tập 2 Sách giáo khoa trang 84.
 2. Giới thiệu bài: Cacbon có những oxit nào, hai oxit CO, CO2 có gì giống và khác nhau về công thức phân tử, tính chất vật lý và tính chất hóa học.
Hoạt động 2: CACBON OXIT.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
? Công thức hóa học, phân tử khối của CO?
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa trình bày tính chất vật lý của CO?
? Tại sao nói CO là ôxit trung tính?
? Tại sao nói CO là chất khử? 
- Giới thiệu vàhướng dẫn học sinh quan sát hình 3.11 và nêu nhận xét.
? Viết phương trình hóa học minh hoạ tính khử của CO?
? CO có những ứng dụng gì? Dựa vào những tính chất nào mà CO lại có những ứng dụng đó?
CO = 28
- Học sinh đọc thông tin sách giáo khoa trình bày tính chất vật lý của CO:	
 CO không tác dụng được với nước, axit, bazơ.
Chất chiếm oxi trong ôxit kim loại.
Quan sát, nhận xét.
hai học sinh lên bảng viết phương trình hoá học minh hoạ.
- Dùng làm nhiên liệu, chất khử 
- Dựa vào tính chất hóa học.
I/ Cacbon oxit. 
1/ Tính chất vật lý:
Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí, rất độc.
2/ Tính chất hóa học:
a. CO là oxit trung tính: Không phản ứng với nước, kiềm, axit.
b. CO là chất khử.
+ 4COk + Fe3O43Fer + 4CO2k
COk + CuOr Cur + CO2k
+ CO cháy trong không khí .
2COk + O2k 2CO2k
3/ Ứng dụng: 
Dùng làm nhiên liệu, chất khử 
Hoạt động 3: CACBON ĐIOXIT.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
? Công thức hóa học, phân tử khối của CO2?
? CO2 có những tính chất vật lý gì?
- Giáo viên làm thí nghiệm: Sục CO2 vào cốc nước có sẵn mẩu giấy quỳ tím đun nhẹ.
* Tùy thuộc vào tỷ lệ số mol của CO2 và NaOH mà sản phẩm tạo thành là muối trung hòa hay muối axit.
? Em rút ra kết luận gì về tính chất hóa học của CO2?
? So sánh tính chất của CO, với CO2?
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa trang 87, nêu ứng dụng của CO2.
 CO2 =44
Học sinh quan sát hiện tượng, giải thích, rút ra kết luận, viết phương trình hóa học của CO2 tác dụng với dung dịch NaOH .
Học sinh lên bảng viết phương trình hóa học minh họa.
CO2 là một oxit axit.
* Giống: đều là hợp chất của C
* Khác:
CO
CO2
Là oxit trung tính
Là oxit axit
Là chất khử.
Tác dụng được với nước, với kiềm và oxit bazơ.
Học sinh đọc thông tin sách giáo khoa trang 87, nêu ứng dụng của CO2.	
II/ Cacbon đioxit. (CO2 = 44)
1/ Tính chất vật lý:
- CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
- Không duy trì sự cháy, sự sống.
2/ Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với nứơc:
CO2k + H2Ol H2CO3dd 
H2CO3 là axít yếu, không bền.
b. Tác dụng với dung dịch bazơ:
CO2k + 2NaOHddNa2CO3dd+ H2Ol
1 mol 2mol
CO2 + NaOH NaHCO3dd
c. Tác dụng với oxit bazơ:
CO2k + CaOr CaCO3r
CO2 là một oxit axit.
3/ Ứng dụng: 
Để chữa cháy, bảo quản thực phẩm, sản xuất Xôđa.
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, ĐÁNH GIÁ, DẶN DÒ
 - Có hai hỗn hợp khí CO, CO2. Nêu phương pháp hóa học để chứng minh sự có mặt của 2 khí đó, viết phương trình hóa học minh họa.
 - Viết phương trình hóa học của CO, với O2, với PbO; của CO2 với Ca(OH)2, Na2O.
 * Dặn dò: 
Học sinh học bài, làm bài tập 4, 5 sách giáo khoa trang 87. Chuẩn bị bài ôn tập học kỳ I.

File đính kèm:

  • docTuan 17.doc