Bài giảng Tuần 14 - Tiết : 27 - Bài: 19 (tiết 1): Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. luyện tập
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: + Biết chuyển đổi lượng chất thành khối lượng chất và ngược lại, biết chuyển đổi khối lượng chất thành lượng chất.
+ Biết chuyển đổi lượng chất khí thành thể tích khí (đktc) và ngược lại, biết chuyển đổi thể tích khí thành (đktc) thành lượng chất.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính toán.
3.Thái độ: HS giải thích các hiện tượng trong tự nhiên -> Ham thích học tập bộ môn.
Ngày soạn:23/11/2008 Ngày dạy : /11/2008 Tuần 14 Tiết : 27 Bài: 19 (Tiếit 1) Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. luyện tập Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan: khối lượng mol. Thể tích mol của chất khí. tính số nguyên tử, số phân tử (theoN) có trong mỗi lượng chất. I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: + Biết chuyển đổi lượng chất thành khối lượng chất và ngược lại, biết chuyển đổi khối lượng chất thành lượng chất. + Biết chuyển đổi lượng chất khí thành thể tích khí (đktc) và ngược lại, biết chuyển đổi thể tích khí thành (đktc) thành lượng chất. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính toán. 3.Thái độ: HS giải thích các hiện tượng trong tự nhiên -> Ham thích học tập bộ môn. II.Chuẩn bị: 1.Đồ dùng dạy học + Bảng phụ. 2.Phương pháp:Nêu vấn đề,giải quyết ván đề,sử dụng bài tập,hoạt động nhóm III các hoạt động dạy và học Nội dung HĐ của giáo viên HĐ của học sinh Hoạt động 1: ổn định tổ chức Hoạt động 2: Kiểm tra: + Mol là gì? Hãy cho biết số phân tử có trong 0,25 mol phân tử NaCl? + Thể tích mol chất khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất là thế nào? Nếu ở đktc chúng có thể tích bằng bao nhiêu? Hãy tính V ở đktc của 0,25 mol phân tử O2? Hoạt động 3: Tổ chức tình huống dạy học: Trong tính toán hoá học, chúng ta không phải chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại. Chúng ta hãy tìm hiểu về sự chuyển đổi nay? + Học sinh trả lời câu hỏi kiểm tra? Nêu cách tính trên bảng. I/ Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào? Công thức. m = n.M n: số mol chất M: khối lượng mol chất m: khối lượng. => n = ; M = Hoạt động 3.1: Giáo viên: Biết MCO2 = 44g. Hãy tính xem 0,25 mol CO2 có khối lượng là bao nhiêu gam? Biết MH2O = 18g. khối lượng của 0,5 mol H2O là bao nhiêu? Giáo viên: Qua 2 thí dụ trên, nêu đặt n là số mol chất, m là khối lượng, các em hãy lập công thức chuyển đổi? Giáo viên: Có thể tính được lượng chất n nếu biết m và M của chất đó không? Hãy chuyển đổi thành công thức tính n? Tính xem 28g Fe có số mol là bao nhiêu? Giáo viên: Có thể tìm được khối lượng mol M của chất nếu biết n và m của lượng chất đó? Hãy chuyển đổi thành công thức tính M? Tìm khối lượng mol của 1 chất biết rằng 0,25 mol chất đó có khối lượng 20g? + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 học sinh lên bảng làm. + Học sinh thực hiện. + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 Học sinh lên bảng ghi công thức. + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 Học sinh lên bảng ghi công thức. + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 Học sinh lên bảng ghi công thức. II/ Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào? Công thức: V = 22,4.n n: số mol chất khí V: thể tích chất khí (đktc) => n = Hoạt động 3.2: Giáo viên: Em cho biết 0,25 mol khí O2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu? 0,1 mol khí CO2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu? Giáo viên: Nếu đặt n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí (đktc). Các em hãy lập công thức chuyển đổi? Giáo viên: Từ công thức tính V, hãy nêu công thức tính n theo thể tích ở đktc? Hãy cho biết 4,48 lít khí H2 ở đktc có số mol là bao nhiêu? + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 học sinh ghi công thức lên bảng cọn. + 1 học sinh ghi công thức lên bảng con. + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 học sinh ghi công thức lên bảng con. Hoạt động 3.3: Vận dụng. + Làm bài tập 3/69 SGK. Giáo viên: Gợi ý, Số mol hỗn hợp khí bằng tổng số mol từng khí. Hướng dẫn về nhà. + Học phần ghi nhớ + Làm bài tập vào vở + Đọc trước bài mới. + Học sinh làm bài tập. Ngày soạn:23/11/2008 Ngày dạy : /11/2008 Tuần 14 Tiết : 28 Bài: 19 (Tiếit 2) Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. luyện tập Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan: khối lượng mol. Thể tích mol của chất khí. tính số nguyên tử, số phân tử (theoN) có trong mỗi lượng chất. I.Mục tiêu: . Kiến thức: + Học sinh biết vận dụng các công thức chuyển đổi về khối lượng, thể tích và lượng chất để làm các bài tập. . Kĩ năng: + Tiếp tục củng cố các công thức trên dưới dạng các bài tập đối với hỗn hợp nhiều khí và bài tập xác định công thức hoá học của 1 chất khí biết khối lượng và số mol. + Củng cố kiến thức hoá học của đơn chất và hợp chất. .Thái độ: HS giải thích các hiện tượng trong tự nhiên -> Ham thích học tập bộ môn. B.Chuẩn bị: 1.Đồ dùng dạy học: + Bảng phụ. 2.Phương pháp:Nêu vấn đề,giải quyết ván đề,sử dụng bài tập,hoạt động nhóm III các hoạt động dạy và học Nội dung HĐ của giáo viên HĐ của học sinh Hoạt động 1: ổn định tổ chức Hoạt động 2: Kiểm tra: + Em hãy viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng? áp dụng tính khối lượng của: a, 0,35 nol K2SO4. b, 0,015 mol AgNO3. + Hãy viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí? áp dụng tính thể tích ở đktc của: a, 0,125 mol khí CO2. b, 0,75 mol khí NO2. Hoạt động 3:BàI mới + Học sinh lên bảng chữa bài tập. + Học sinh lớp theo rõi nhận xét. Cho điểm. Chữa bài tập: 3/9 SGK. Hoạt động 3.1: Giáo viên: Yêu cầu 1 học sinh đọc bài tập. Sau đó goi 3 học sinh lơn bảng làm. Giáo viên: trong thời gian đó, Giáo viên chấn vở bài tập của một vài học sinh lấy điểm. + Học sinh lên bảng chữa bài tập. + Học sinh lớp theo rõi nhận xét. I/ Luyện tập: Bài tập xác định công thức hoá học của 1 chất khi biết khi biết khối lượng và lượng chất. Bài tập 1: Hợp chất A có công thức R2O. Biết rằng 0,25 mol hợp chất A có khối lượng là 15,5 gam. Hãy xác định công thức của A. Bài tập 2: Hợp chất B ở thể khí có công thức là RO2. Biết rằng khối lượng của 5,6 lít khí B (đktc) là 16 g. Hãy xác định công thức của B. II/Luyện tập: Bài tập tính số mol, thể tích và khối lượng của hỗn hợp khí khi biết thành phần của hỗn hợp. Bài tập 3: Em hãy điền các số thích hợp vào các ô trống trong bảng. Hoạt động 3.2: Giáo viên: Đưa bài tập lên bảng, yêu cầu 1 học sinh đọc bài tập . Giáo viên: Hướng dẫn học sinh từng bước. + Muốn xác định được công thức của hợp chất A phải xác định được tên và ký hiệu của nguyên tố R (dựa vào nguyên tử khối) + Muốn vậy ta phải xác định được khối lượng mol của hợp chất A. => Em hãy viết công thức, khối lượng mol (M) khi biết n và m? Giáo viên: Hướng dẫn học sinh tra bảng trang 42 để xác định được R. Giáo viên: Đưa bài tập lên bảng, yêu cầu 1 học sinh đọc bài tập . Giáo viên: Tương tự ta phải xác định được khối lượng mol của B. Đầu bài chưa cho lượng chất mà mới chỉ cho biết thể tích. Vậy chúng ta phải áp dụng công thức nào để tính lượng chất B? + 1 học sinh lên tính MB? + 1 học sinh lên xác định R? Giáo viên: Đưa bài tập lên bảng, yêu cầu 1 học sinh đọc bài tập . + 1 học sinh đọc bài toán. + Học sinh nhóm thảo luận và phát biểu. M = đ MR2O = = 62 MR = (62-16): 2 = 23 (g) đ vậy R là Na (Na2O) + Học sinh tra bảng. + 1 học sinh đọc bài toán. + Học sinh nhóm thảo luận và phát biểu. nB = = 0,25 mol MB = = 64 gam MR = 64-(16.2) = 32 Vậy R là lưu huỳnh (SO2). + 1 học sinh đọc bài toán. + Học sinh nhóm thảo luận và phát biểu. Hoạt động 3.3: Hướng dẫn về nhà. + Học bài. + Làm các bài tập vào vở. + Xem trước bài mới. Bài tập 3: Thành phần của h2 khí Thể tích của h2 (đktc) Khối lượng của h2 Số mol (n) của h2 khí 0,1 mol CO2 và 0,4 mol O2. 11,2 l 17,2 g 0,5 mol 0,2 mol CO2 và 0,3 mol O2. 11,2 l 18,4 g 0,5 mol 0,25 mol CO2 và 0,25 mol O2. 11,2 l 19 g 0,5 mol 0,3 mol CO2 và 0,2 mol O2. 11,2 l 19,6 g 0,5 mol 0,4 mol CO2 và 0,1 mol O2. 11,2 l 20,8 g 0,5 mol Chữ ký BGH Ngày tháng năm 2008
File đính kèm:
- TuÇn 14.doc