Bài giảng Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 19: Sắt
A. Mục tiêu :
- Học sinh nêu được tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt, biết liên hệ tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống và sản xuất
- Biết dự đoán về tính chất hoá học của sắt
- Biết dùng thí nghiệm và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của sắt
- Viết được những phương trình hoá học minh hoạ cho các tính chất của sắt
Tiết 26 Bài 19 SẮT Tuần 13 - Ngày soạn : - Ngày dạy : - Dạy lớp : A. Mục tiêu : - Học sinh nêu được tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt, biết liên hệ tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống và sản xuất - Biết dự đoán về tính chất hoá học của sắt - Biết dùng thí nghiệm và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của sắt - Viết được những phương trình hoá học minh hoạ cho các tính chất của sắt B. Đồ dùng dạy học : - Dụng cụ : 1 đèn cồn, 1 kẹp gỗ - Hoá chất : 1 đoạn dây sắt, 1 bình đựng khí clo C. Tiến trình bài giảng : 1. Mở bài : 1’ Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều dụng cụ bằng sắt hoặc hợp kim sắt . Ngày nay trong tổng số các kim loại , thì sắt vẫn được dùng nhiều nhất . Vậy sắt có những tính chất vật lí nào ? và những tính chất hoá học nào ? Ta cùng tìm hiểu bài 19 2. Phát triển bài : 35’ Tg Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS 5’ 30’ I. Tính chất vật lí : Màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện dẫn nhiệt tốt, dẻo, có tính nhiễm từ, nặng, nhiệt độ nóng chảy : 15390C II. Tính chất hoá học : 1. Tác dụng với phi kim : - Tác dụng với oxi : 3Fe + 2O2 Fe3O4 - Tác dụng với phi kim khác : 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 Fe + S FeS - Kết luận : Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối 2. Tác dụng với dung dịch axit : Tạo thành muối sắt II và giải phóng khí hiđro Fe + 2HCl FeCl2 + H2 * Lưu ý : Sắt không phản ứng với H2SO4 và HNO3 đậm đặc và nguội 3. Tác dụng với dung dịch muối : Tạo thành muối sắt II và giải phóng kim loại yếu hơn Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu - Kết luận : Sắt có đầy đủ tính chất hoá học của kim loại - Hãy nêu những tính chất vật lí của sắt mà em biết ? - Bổ sung : Nhiệt độ nóng chảy : 15390C ; D = 7,86g/cm3 ( D<5 là kim loại nhẹ ) - Từ tính chất hoá học của kim loại và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hoá học của kim loại. Em hãy dự đoán sắt có những tính chất hoá học nào ? - Lớp 8 ta đã biết phản ứng của sắt với những phi kim nào? Nêu hiện tượng và viết phương trình - Nhận xét, sửa chữa - Tiến hành thí nghiệm : Đốt sắt nóng đỏ cho vào bình đựng khí clo. Quan sát hiện tượng . viết phương trình hoá học ? - Sửa chữa - Kết luận ( lưu ý : ở nhiệt độ cao sắt thể hiện hoá trị II và III ) - Mô tả thí nghiệm , nêu hiện tượng và viết phương trình giữa sắt với dung dịch axit ( đã thực hiện ) ? - Sửa chữa - Kết luận - Mô tả thí nghiệm giữa sắt với muối CuSO4. Viết phương trình hoá học ? - Nhận xét - Kết luận - Qua các tính chất trên em có kết luận gì về tính chất hoá học của sắt ? - Phát biểu những tính chất vật lí của sắt - Học sinh nhớ lại những thí nghiệm đã tiến hành - Nêu hiện tượng đốt sắt trong oxi. Viết phương trình hoá học - Hiện tượng : Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ - Hiện tượng : Sắt tan dần trong axit có bọt khí xuất hiện - Nêu lại hiện tượng giữa sắt với dung dịch muối CuSO4 ( đã tiến hành ) - Kết luận : Sắt có đầy đủ tính chất hoá học của kim loại 3. Củng cố : 4’ Sắt có những tính chất hoá học nào ? viết các phương trình minh hoạ 4. Kiểm tra, đánh giá : 4’ Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm . Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt 5. Dặn dò : 1’ - Học kĩ bài 19 - Bài tập về nhà : 1,2,4,5 SGK - Đọc mục “ Em có biết “
File đính kèm:
- Tiết 26 Bài 19 SẮT.doc