Bài giảng Tuần 13 - Tiết 25 - Bài 19: Sắt (tiết 1)
1/ Kiến thức:
HS nêu được tính chất vật lý và tính chất hóa học của sắt; Biết liên hệ tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống, sản xuất.
2/ Kĩ năng:
- Biết dự đoán tính chất hh của sắt từ tính chất chung của kim loại và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học.
- Biết dùng thí nghiệm và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hóa học của sắt.
Viết được các PTHH minh họa tính chất hh của sắt; tác dụng với phi kim, với dd axit, dd muối của kim loại kém hoạt động hơn sắt.
Tuần 13 – Tiết 25 NS: 8/ 11/ 2009 ND: 11/ 11/ 2009 Bài 19 SẮT I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: HS nêu được tính chất vật lý và tính chất hóa học của sắt; Biết liên hệ tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống, sản xuất. 2/ Kĩ năng: - Biết dự đoán tính chất hh của sắt từ tính chất chung của kim loại và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học. - Biết dùng thí nghiệm và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hóa học của sắt. Viết được các PTHH minh họa tính chất hh của sắt; tác dụng với phi kim, với dd axit, dd muối của kim loại kém hoạt động hơn sắt. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Dây sắt quấn hình lò xo. - Bình đựng khí clo. - Đèn cồn, kẹp gỗ. 2/ Học sinh: Đọc trước nội dung bài ở nhà. III/ Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm. IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: NỘI DUNG HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm diện học sinh Kiểm tra bài cũ. GV: 1/ Nêu các tính chất hóa học của nhôm? Viết các phương trình phản ứng minh họa? GV: Chữa BT 2/ SGK/ 58. ( Gọi 1 HS nêu hiện tượng, 1 HS viết phương trình phản ứng). b/ CuCl2 c/ AgNO3 d/ HCl GV: Gọi 2 HS nhận xét – GV nhận xét – ghi điểm cho HS. HS: Trả lời lý thuyết. HS: Chữa BT 2/ SGK/58. a/ Không có hiện tượng gì. b/ Hiện tượng: + Có kim loại màu đỏ bám vào mảnh nhôm. + Màu xanh của dd CuCl2 nhạt dần. + Nhôm tan dần. PT: 2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu c/ Hiện tượng: + Có kim loại màu trắng bạc bám ngoài mãnh Al. + Nhôm tan dần PT: Al + 3AgNO3 Al(NO3)3 + 3Ag d/ Hiện tượng: + Có nhiều bọt khí thoát ra + Nhôm tan dần PT: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới. GV: Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hoặc hợp kim. Ngày nay, trong số tất cả các kim loại, sắt vẫn được sử dụng nhiều nhất. Hãy tìm hiểu những tính chất vật lý và hóa học của sắt. GV: Yêu cầu HS cho biết KHHH, NTK của sắt? KHHH: Fe , NTK: 56 Hoạt động 3: Tính chất vật lý. - Sắt là kim loại màu trắng xám, có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn nhiệt tốt, dẻo. - T0nc ở 15390C - D = 7,86g/ cm3 GV: YC HS liên hệ thực tế và tự nêu các tính chất vật lý của sắt. GV: Cho HS đọc lại tính chất vật lý trong SGK. GV: kết luận YC HS ghi bài. HS: Nêu tính chất vật lý của sắt. HS: Đọc SGK. HS: Ghi bài. Hoạt động 4: II/ Tính chất hóa học. 1/ Tác dụng với phi kim: + Tác dụng với oxi Sắt từ oxit. 3Fe + 2O2 Fe3O4 (FeO.Fe2O3) + Tác dụng với clo Sắt (III) clorua 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng với nhiều phi kim khác như: S, Br2.. tạo thành muối FeS, FeBr3 2/ Tác dụng với dd axit Muối sắt (II) + H2 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Sắt không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội. 3/ Tác dụng với dd muối muối sắt (II) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu * KL: Sắt có những tính chất hóa học của kim loại. GV: Sắt có những tính chất hh của kim loại Các em hãy nêu các tính chất của sắt và viết ptpứ minh họa? GV: Gọi mỗi HS nêu 1 tính chất và viết ptpứ cho tính chất đó ( có ghi kèm trạng thái của các chất). GV: Làm TN: Cho dây sắt quấn hình lò xo (nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo. GV: Gọi HS nhận xét hiện tượng và viết phương trình. GV: Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng với nhiều phi kim khác như: S, Br2.. tạo thành muối FeS, FeBr3 GV: Gọi 1 HS nêu lại tính chất 2 và viết phương trình phản ứng. GV: Lưu ý: Sắt không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội. GV: Gọi HS nêu lại tính chất 3 và viết phương trình phản ứng. GV: YC HS nêu kết luận về tchất của Fe. Sắt có những tính chất hóa học của kim loại. GV: Lưu ý về hai hóa trị của sắt. HS: Nghe GV giới thiệu. HS: Nêu các tính chất hóa học của sắt: + Tác dụng với phi kim: - Với oxi: 3Fe + 2O2 Fe3O4 - Với Clo: HS: Nêu hiện tượng: Sắt cháy sáng chói tạo thành khói nâu đỏ. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 HS: Nghe và ghi bài. HS: Nêu tác dụng với dd axit Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 HS: Ghi phần lưu ý vào tập. HS: Nêu: Tác dụng với dung dịch muối. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu HS: Nêu kết luận. HS: Lưu ý hóa trị của Fe. Hoạt động 5: Kiểm tra đánh giá – Dặn dò. * Kiểm tra đánh giá * Dặn dò. GV: YC HS làm BT: Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa sau: FeCl2 Fe(NO3)2 Fe Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe2O4 Fe GV: Gọi HS nhận xét – GV nhận xét. GV: Hướng dẫn HS làm BT 5/60 - Tìm số mol của CuSO4 dựa vào dữ kiện 10ml CuSO4 1M - Viết phương trình pứ, xác định chất rắn A gồm Fe dư, Cu. a/ Viết phương trình phản ứng. A + HCl 1/ Fe + HCl 2/ Cu + HCl ª Tìm được khối lượng sau phản ứng (2) là Cu mCu = ? b/ Dd B chỉ chứa FeSO4 Viết pt dung dịch B + NaOH ª Tìm nNaOH trên pt Vdd NaOH theo yêu cầu của đề bài. GV: Dặn nội dung cần chuẩn bị: * Học thuộc bài: Sắt Nắm vững tính chất hóa học của sắt Làm BT 1,2,3,4,5/ SGK/60. * Xem trước bài: Hợp kim sắt Hợp kim là gì? Sắt có những hợp kim nào? Gang là gì, Thép là gì? Gang, Thép được sản xuất như thế nào? HS: Ghi đề bài tập vào vỡ BT. HS: Làm BT: 1/ Fe + 2HCl FeCl2 + H2 2/ FeCl2 + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2AgCl 3/ Fe(NO3)2 + Mg Mg(NO3)2 + Fe 4/ 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 5/ FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl 6/ 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 7/ Fe2O3 + H2 2Fe + 3H2O 8/ 3Fe + 2O2 Fe3O4 HS: Ghi bài. HS: Ghi hướng dẫn của GV về nhà làm BT. - Tìm số mol của CuSO4 dựa vào dữ kiện 10ml CuSO4 1M - Viết ptpứ, xác định chất rắn A gồm Fe dư, Cu. a/ Viết phương trình phản ứng. A + HCl 1/ Fe + HCl 2/ Cu + HCl ª Tìm được khối lượng sau phản ứng (2) là Cu mCu = ? b/ Dd B chỉ chứa FeSO4 Viết pt dung dịch B + NaOH ª Tìm nNaOH trên pt Vdd NaOH theo yêu cầu của đề bài. HS: * Học thuộc bài: Sắt Nắm vững tính chất hóa học của sắt. Làm BT 1,2,3,4,5/ SGK/60. * Xem trước bài: Hợp kim sắt Hợp kim là gì? Sắt có những hợp kim nào? Gang là gì, Thép là gì? Gang, Thép được sản xuất như thế nào?
File đính kèm:
- Bai 19.doc