Bài giảng Tuần 11 - Tiết 22 - Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại (tiết 1)

 

 Học sinh biết được các tính chất hóa học của kim loại nói chung: Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối

 Biết rút ra các tính chất hóa học của kim loại bằng cách:

 Nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và chương II lớp 9.

 Tiến hành thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 11 - Tiết 22 - Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn : 1/11/2011
Tiết 22
BÀI 16
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
Ngày giảng: 4/11/2011
I. Mục tiêu
a. KiÕn thøc
Học sinh biết được các tính chất hóa học của kim loại nói chung: Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối
b. KÜ n¨ng
Biết rút ra các tính chất hóa học của kim loại bằng cách: 
 Nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và chương II lớp 9.
 Tiến hành thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét.
 Từ các phản ứng của một số kim loại cụ thể, khái quát hóa để rút ra tính chất Hóa học của kim loại.
 Viết các phương trình phản ứng biểu diễn tính chất hóa học của kim loại.
	c. Thái độ: 
Học sinh yêu thích môn Hóa học – say mê thí nghiệm để tìm kiếm câu trả lời
II. ChuÈn bÞ cña Gi¸o viªn vµ häc sinh
	a. Gi¸o viªn 
 Dụng cụ: Lọ thủy tinh có nút nhám, giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn.
Hóa chất: Al, Fe, Cl2 CuSO4, AgNO3 
b. Häc sinh
ChuyÓn dông cô thÝ nghiÖm cïng GV, nghiªn cøu tr­íc t/c hh cña kim loại ,Bảng phụ
c. Phương pháp:
	Xây dựng sơ đồ tư duy bằng thí nghiệm trực quan, giáo án điện tử
III. Tiến trình dạy học
1, ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu các tính chất vật lý của kim loại và ứng dụng của mỗi tính chất trong đời sống và sản xuất
3 Bài mới : ”TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI”
Hoạt động 1: Phản ứng của kim loại với phi kim:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi chép
Làm thí nghiệm1:
Magiê - Oxi
-Yêu cầu học sinh quan sát
-Nêu hiện tượng
-Gv giải thích-viết phương trình
*Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét
Thí nghiệm2:
Sắt-Clo
-Yêu cầu học sinh quan sát
-Nêu hiện tượng
-Gv giải thích-viết phương trình
*Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét
- Quan sát thí nghiệm
-Nêu được hiện tượng
Từ giải thích của giáo viên viết đươc phương trình Hóa học
* Nhận xét được kim loại phản ứng được với Oxi tạo thành Oxit
-Quan sát thí nghiệm
-Nêu được hiện tượng
Từ giải thích của giáo viên viết đươc phương trình Hóa học
* Nhận xét được kim loại phản ứng được với Oxi tạo thành Oxit
I. Phản ứng của Kl với PK
1. Với Oxi
Thí ngiệm: Magiê tác dụng Oxi
Hiện tượng: Magiê cháy sáng
Phương trình:
2Mg + O2 à 2MgO
Nhận xét: Kim loại Magie phản ứng được với Oxi tạo thành oxit
Vậy:
Kim loại + Oxi à Oxit 
2. Tác dụng với PK khác
Thí nghiệm: Sắt tác dụng với khí Clo
Hiện tượng: Sắt cháy sáng tạo thành khí màu đỏ nâu ( chất rắn)
Phương trình:
2Fe + 3Cl2 à 2FeCl3
Nhận xét: Kim loại Sắt phản ứng được với Clo tạo thành muối Sắt ( III) Clorua
 Kim loại + Phi kim à Muối
Hoạt động 2: Phản ứng của KL với dung dịch Axit
Làm thí nghiệm: 
Sắt – HCl
-Yêu cầu học sinh quan sát
-Nêu hiện tượng
-Gv giải thích-viết phương trình
*Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét
Quan sát thí nghiệm
-Nêu được hiện tượng
Từ giải thích của giáo viên viết đươc phương trình Hóa học
* Nhận xét được kim loại phản ứng được với Axi tạo thành muối và khí Hiđrô
II. Phản ứng của Kim loại với dd Axit
Hiện tượng: Có bọt khí không màu sủi lên, Sắt tan dần
Phương trình: 
Fe + 2HCl à FeCl2 + H2↑
Nhận xét: Kim loại Sắt phản ứng được với Axit Clohiđric tạo thành Muối Săt (II) clorua và giải phóng khí Hiđrô
Vậy
Kim loại + Axità Muối + H2
Hoạt động 3: Phản ứng của Kl với dung dịch muối: 
Làm thí nghiệm:
Fe - CuSO4
Yêu cầu học sinh quan sát
-Nêu hiện tượng
-Gv giải thích-viết phương trình
*Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét
Quan sát thí nghiệm
-Nêu được hiện tượng
Từ giải thích của giáo viên viết đươc phương trình Hóa học
* Nhận xét được kim loại phản ứng được với Axi tạo thành muối và khí Hiđrô
III. Phản ứng của Kim loại với dd Muối
Hiện tượng: Ánh kim Sắt mất dần, bên ngoài đinh Sắt có lớp Đồng màu đỏ bám vào.
Phương trình:
Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu↓
Nhận xét: Kim loại Săt tác dụng được với dung dịch muối Đồng sunphat tạo thành Sắt sunphat và Đồng kim loại
Vây:
Kim loại + Muối à Muối mới + Kim loại mới
Hoạt động 3 : Tổng kết
KIM LOẠI
PHI KIM
AXIT
MUỐI
OXI à OXIT
KHÁC à MUỐI
MUỐI + H2
MUỐI + KIM LOẠI
IV. Cñng cè, luyÖn tËp: 
Bài tập 1
Zn + S à ?
? + Cl2 à AlCl3 
? + HCl à FeCl2
Al + AgNO3 à ? 
? + ? à MgSO4 + Al
Al + CuSO4 à ?
? + ? à MgO
? + CuSO4 à FeSO4 + ?
Bài tập 2 : Từ sắt điều chế: FeCl2, Fe3O4, FeCl3, FeSO4, FeS
1, Fe+ 2HClàFeCl2 + H2↑
2, 3Fe + 2O2 à Fe3O4
3, 2Fe + 3Cl2 à2FeCl3
4, Fe+CuSO4àFeSO4+Cu↓
5, Fe + S à FeS
V. Dặn dò
- Học bài cũ
- Làm bài tập còn lại trong SGK
- Chuẩn bị bài: “Dãy hoạt động Hoá học của kim loại” 
-----š›&š›-----

File đính kèm:

  • docTINH CHAT HOA HOC KIM LOAI.doc
Giáo án liên quan