Bài giảng Tuần 10 - Tiết 20 - Bài 14: Bài thực hành 3 dấu hiệu của hiện tượngvà phản ứng hoá học (tiếp)

- MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

 1-Kiến thức : Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.

 Nhận biết được dấu hiệu có phản ứng hoá học.

 2- Kỹ năng : Sử dụng dụng cụ , hoá chất , cách làm thí nghiệm .

 3-Thái độ : Hứng thú học tập , yêu thích bộ môn.

II-CHUẨN BỊ :

 1. GV:

 - Dụng cụ :Mỗi nhóm (4 ống nghiệm , kẹp ống nghiệm , giá đựng ống nghiệm , đèn cồn )

- Hoá chất : Thuốc tím bột

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 10 - Tiết 20 - Bài 14: Bài thực hành 3 dấu hiệu của hiện tượngvà phản ứng hoá học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn : 20/10/2008
Tiết 20 Ngày dạy: 21/10/2008
Bài 14: BÀI THỰC HÀNH 3
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNGVÀ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I- MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
 1-Kiến thức : Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. 
 Nhận biết được dấu hiệu có phản ứng hoá học. 
 2- Kỹ năng : Sử dụng dụng cụ , hoá chất , cách làm thí nghiệm .
 3-Thái độ : Hứng thú học tập , yêu thích bộ môn. 
II-CHUẨN BỊ : 
 1. GV: 
 - Dụng cụ :Mỗi nhóm (4 ống nghiệm , kẹp ống nghiệm , giá đựng ống nghiệm , đèn cồn )
- Hoá chất : Thuốc tím bột 
 2. HS: Chuẩn bị mẫu bài thu hoạch ở nhà.
 Đem nước lã , nước vôi trong , quẹt diêm , ống hút 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Ổn định lớp(1’) : 8A1/ 8A2/
 Bài mới : 
Giới thiệu bài: Để giúp HS phân biệt được đâu là hiện tượng vật lí , đâu là hiện tượng hoá học và nhận biết dấu hiệu của phản ứng hoá học. Hôm nay chúng ta học bài thực hành.
Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của học sin 
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh(5’).
- GV: Kiểm tra chuẩn bị dụng cụ , hoá chất và mẫu bài thu hoạch của các nhóm.
- GV: Nêu mục tiêu của bài thực hành.
- Yêu cầu đảm bảo trật tự , an toàn , vệ sinh.
-HS:Để dụng cụ trên bàn để GV kiểm tra.
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thí nghiệm(10’).
-GV: Hướng dẫn các thao tác thí nghiệm:
+ TN1: Hoà tan và đun nóng kalipemanganat ( thuốc tím ).
+ TN2: Thực hiện phản ứng với canxihidroxit.
-GV: Yêu cầu HS theo dõi và nắm các thao tác thí nghiệm.
-GV: Nêu một số lưu ý trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đạt kết quả chính xác và an toàn nhất.
-HS: Theo dõi thao tác thí nghiệm của GV và ghi nhớ các thao tác thí nghiệm phục vụ cho bài thực hành.
-HS: Nghe và ghi nhớ các lưu ý của GV.
Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm(13’)
-GV: Chia nhóm HS chuẩn bị thực hành.
-GV: Yêu cầu đại diện các nhóm HS lên nhận dụng cụ, hoá chất tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
-GV: Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm, sữa sai, uốn nắn thao tác cho HS.
-HS: Thực hiện theo phân công của GV.
-HS: Đại diện các nhóm HS lên nhận dụng cụ, hoá chất về chuẩn bị tiến hành thí nghiệm
-HS: Bầu tổ trưởng, thư kí, và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
-HS: Tiến hành thí nghiệm theo phân công của GV, ghi lại các hiện tượng sảy ra trong quá trình thí nghiệm và viết PTHH sảy ra.
Hoạt động 4: Hoàn thành bài thu hoạch(10’).
-GV: Yêu cầu các nhóm nêu lại cách tiến hành, hiện tượng và viết PT chữ của các phản ứng trên.
-GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành bài thu hoạch theo những nội dung đã hướng dẫn.
-HS: Nhắc lại cách tiến hành, hiện tượng và viết PT.
 Các nhóm khác bổ sung, sữa sai.
-HS: Các nhóm thảo luận và hoàn thành bài thu hoạch.
Hoạt động 5: Công việc cuối buổi(5’).
-GV: Yêu cầu HS dọn vệ sinh nơi làm việc, thu dọn hoá chất, dụng cụ của nhóm mình và trả dụng cụ thí nghiệm cho GV.
-GV: Nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm trong buổi thực hành và rút kinh nghiệm cho các buổi thực hành sau.
-HS: Tiến hành dọn vệ sinh, thu dọn và trả dụng cụ, hoá chất cho GV.
-HS: Lắng nghe và rút kinh nghiệm cho các bài thực hành tiếp theo.
Dặn dò (1’): 
 Về nhà hoàn thành bài thu hoạch.
 Chuẩn bị bài: “Định luật bảo toàn khối lượng”.
4. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 14 bai thuc hanh 3.doc