Bài giảng Tuần 1 - Tiết 2 - Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. khái quát về sự phân loại oxit (tiết 2)
Mục tiêu bài học :
-HS biết được tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được PTHH ứng với mỗi tính chất .
-HS hiểu được cơ sở để phân biệt oxit axit, oxit bazơ là dựa vào những TCHH của chúng.
-Vận dụng những hiểu biết về hóa học của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng
TUẦN 1 Ngày soạn : TIẾT : 2 Ngày dạy : CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ BÀI 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT I)Mục tiêu bài học : -HS biết được tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được PTHH ứng với mỗi tính chất . -HS hiểu được cơ sở để phân biệt oxit axit, oxit bazơ là dựa vào những TCHH của chúng. -Vận dụng những hiểu biết về hóa học của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng . II)Chuẩn bị : -Dụng cụ : Giá TN, ống nghiệm , kẹp gỗ, cốc thủy tinh, ống hút. -Hóa chất : CuO, CaO, H2O, dung dịch HCl, quỳ tím. III)Tiến trình bài học: 1)Ổn định lớp 2)Các hoạt động dạy-học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Hoạt động 1 GV: Cho HS chia vở làm đôi GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm oxitbazơ ? HS: Trả lời GV: Hướng dẫn HS làm TN -Cho vào ống nghiệm 1: mẩu vôi CaO -Cho vào ống nghiệm 2: bột CuO Thêm nước vào lắc nhẹ , nhúng giấy quỳ tím vào nhận xét. HS: Tiến hành TN GV: Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH xảy ra HS: Viết PTHH GV: Lưu ý HS những oxit bazơ tác dụng với nước : Na2O, K2O, CaO, BaO. GV: Gọi HS lên bảng viết 2 PTHH khác nhau? GV: Hướng dẫn HS làm TN -Cho vào ống nghiệm 1: một ít CuO -Cho vào ống nghiệm 2: một ít CaO →Nhỏ vào mỗi ống 2-3ml dung dịch HCl HS: Quan sát hiện tượng xảy ra GV: Yêu cầu HS viết PTHH? HS: Lên bảng viết PTHH GV: Qua TN trên ta có thể rút ra kết luận gì ? GV: Giới thiệu : Bằng phương pháp thực nghiệm người ta chứng minh rằng một số oxit bazơ tác dung với oxit axit tạo muối GV : Qua đó ta rút ra kết luận gì? GV: Giới thiệu , hướng dẫn cho HS viết PTHH GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận HS: Trả lời GV: Gợi ý HS lên bảng viết PTHH giữa CO2 + Ca(OH)2 GV: Nếu thay CO2 = P2O5, SO2 thì phản ứng cũng xảy ra tương tự GV: Cho HS rút ra kết luận GV: Giới thiệu tính chất này thực ra đã học ở mục 1)c. GV: Yêu cầu HS so sánh TCHH của oxit axit và oxit bazơ ? HS: Thảo luận , trả lời GV: Nhận xét, bổ sung *Hoạt động 2 GV: Giới thiệu dựa vào TCHH người ta chia oxit thành 4 loại GV: Cho HS đọc thông tin SGK I)Tính chất hóa học của oxit 1)Tính chất hóa học của oxit bazơ a)Tác dụng với nước CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2(dd) CuO(r) + H2O(l) → không xảy ra KL:Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm) b)Tác dụng với axit CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (Đen ) (dd ) (dd màu xanh) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O (trắng) (dd) (komàu) KL: Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước. c) Tác dụng với oxit axit BaO(r) + CO2(k) → BaCO3(r) KL: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. 2)Tính chất hóa học của oxit axit a)Tác dụng với nước P2O5 + H2O → H3PO4 KL: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit. b)Tác dụng với bazơ CO2(k)+Ca(OH)2(dd)→CaCO3(r)+H2O(l) KL:Oxit bazơ tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước . c)Tác dụng với oxit bazơ II)Khái quát về sự phân loại oxit Căn cứ vào TCHH của oxit, người ta phân oxit thành 4 loại : -Oxit bazơ -Oxit axit -Oxit lưỡng tính -Oxit trung tính 3)Củng cố Bài tập : Cho các oxit sau: Na2O, Fe2O3, SO3, P2O5 a)Gọi tên, phân loại oxit. b)Trong các oxit trên oxit nào tác dụng được với : Nước, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH. 4)Dặn dò -Học bài, làm BTVN: 1→6/SGK -Soạn bài mới IV)Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 2Tinh chat hoa hoc cua oxit Khai quat ve suphan loai oxit.doc