Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1: Ôn tập kiến thức cơ bản hóa 8
Mục tiêu:
- HS hiểu được những tính chất hóa học của oxít bazơ, oxít axít và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.
- HS hiểu được cơ sở khoa học để phân loại oxít bazơ và oxít axít là dựa vào những tính chất hóa học của chúng.
- Vận dụng được những tính chất hóa học của oxít để giải các bài tập định tính và định lượng.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, thiết bị điều chế CO2, P2O5.
- Hóa chất: CuO, CaO, CO2, CaCO3, Pđỏ, ddHCl, ddCa(OH)2.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tuần 5 tiết 9 Bài 6: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXÍT, AXÍT. I. Mục tiêu: - HS + Biết cách sử dụng các dụng cụ TN, nhận biết dd axit, dd bazơ,dd muối sunfat + Biết cách quan sát hiện tượng, mô tả, giải thích, viết các phản ứng của thí nghiệm. - +Rèn luyện kỹ năng về thực hành hóa họcviết tuờng trình thí nghiệm II. Chuẩn bị: - Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc đựng nước, kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt, lọ thuỷ tinh rộng miệng có nút nhám, muỗng thuỷ tinh, đèn cồn. - Hóa chất: CaO, Pđỏ, quì tím, nước cất, ddBaCl2, 3 lọ không nhãn đựng 3 dd: HCl, H2SO4, Na2SO4. III. Tiến trình dạy - học: Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức lý thuyết Họat động của GV Họat động của HS - Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ, hóa chất. - Kiểm tra 1 số nội dung lý thuyết có liên quan. + T/c hóa học của oxít bazơ. + T/c hóa học của oxít axít. + T/c hoá học của axít. - Kiểm tra dụng cụ, hóa chất. - Trả lời lý thuyết. Hoạt động 2: Thí nghiệm 1: Phản ứng của CaO với nước. Họat động của GV Họat động của HS Hướng dẫn HS mục đích và cách tiến hành TN: - Cách cho mẫu CaO vào ống nghiệm. - Cách thêm từ từ 1 lượng nhỏ nước vào ống nghiệm. Yêu cầu HS quan sát, giải thích và rút ra kết luận. Cácnhóm tiến hành làm TN: - Cho 1 mẫu nhỏ CaO vào ống nghiệm. - Dúng ống nhỏ giọt nhỏ 2 – 3 ml nước lọc vào ống nghiệm. - Cho 1 mẫu quì tím vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng: - CaO tan dung dịch. - quì tím xanh. Giải thích và kết luận: CaO tan trong nước làm quì tím xanh. Hoạt động 3: Thí nghiệm 2: phản ứng của P2O5 với nước. Họat động của GV Họat động của HS Hướng dẫn HS: mục đích và cách tiến hành làm TN: - Cách dùng muỗng thuỷ tinh lấy P và đốt trong lọ miệng rộng. - Cách thêm 1 lượng nhỏ nước vào ống nghiệm, cách lắc nhẹ. - Cách thả giấy quì tím vào dd. Yêu cầu HS quan sát và rút ra kết luận. Các nhóm tiến hành làm TN: - Dùng mưỗng thuỷ tinh xúc 1 ít P đỏ rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa từ từ vào lọ miệng rộng. - Khi cháy hết dùng ống nhỏ giọt nhỏ 2 – 3ml nước lọc vào lọ miệng rộng, đậy nút và lắc nhẹ. - Cho 1 mẫu quì tím vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và giải thích: - P cháy tạo khói trắng, P2O5 tan hết trong nước tạo thành dd. - Quì tím đỏ Rút ra kết luận: P2O5 tan trong nước dd làm quì tím hóa đỏ. Hoạt động 4: Nhận biết hóa chất. Thí nghiệm nhận biết 3 dd: H2SO4, HCl, Na2SO4 Ôn tập kiến thức lý thuyết liên quan. Nhận biết axít bằng quì tím. Nhận biết các hợp chất có chứa gốc (SO4) bằng dd BaCl2 Họat động của GV Họat động của HS Hướng dẫn HS: mục đích và cách tiến hành thí nghiệm: - Xác định thuốc thử. - Hướng dẫn HS dùng ống nhỏ giọt để nhỏ 1-2 giọt chất lỏng lên giấy quì tím và 1-2 giọt dd BaCl2 vào chất lỏng khác. Yêu cầu HS quan sát và rút ra kết luận. Các nhóm tiến hành làm TN: - Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1-2 giọt chất lỏng trong 3 ống nghiệm lên quì tím. - Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1-2 giọt BaCl2 vào ống nghiệm đựng 2 dd còn lại Rút ra kết luận: - Dung dịch vừa làm đỏ quì tím vừa tạo kết tủa là H2SO4. - Dung dịch làm đỏ quì tím nhưng không tạo kết tủa là HCl. - Dung dịch không làm đỏ quì tím là Na2SO4 Hoạt động 5: Kết thúc Yêu cầu HS viết tường trình theo mẫu: STT Tên TN Cách tiến hành Hiện tượng quan sát được Giải thích, PTHH Dọn vệ sinh, rửa dụng cụ, nộp bảng tường trình. Ôn tập để tiết sau kiểm tra 1 tiết. IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 5 tiết 10 KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu: - Kiểm tra kiến thức về tính chất hóa học của oxít, axít. - Nhận biết được các loại hóa chất bằng thuốc thử. - Biết cách trình bày và giải thích hiện tượng hóa học. - Rèn kỹ năng cân bằng PTHH và tính theo PTHH ĐỀ BÀI: Phần 1: Trắc Nghiệm(4điểm) : Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Oxit nào sau đây không tác dụng với dd NaOH và HCl a. CaO b. CO c.Fe2O3 d. SO2 Câu 2. Canxi oxit không cói thuộc tính nào sau đây: a. oxit bazơ b. oxit được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp c.oxit được sử dụng để khử chua d. oxit sử dụng trong công nghiệp luyện kim, hóa chất, xây dựng . Câu 3. Khí lưu huỳnh đi oxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây: a. K2SO3 và HCl b.K2SO4 và HCl c. Na2SO3 và NaOH d. Na2SO3 và NaCl Câu 4. Dãy gồm các nào sau đây đều làm đục nước vôi trong: a. SO2, CO2, SO3 b. SO2, CO2, SO3 SO2, CO c. CO, SO3 SO2, d. CO2, SO3,H2 Câu 5. Dãy chất nào là oxít axít? A. SO2, CO2, P2O5 B. SO2, P2O5, Fe2O3. C. CO2, SO2, K2O. D. CaO, SO2, P2O5. Câu 6. Dãy chất nào là oxít bazơ? A. CuO, SO2, Na2O. B. CuO, MgO, SO2. C. CuO, MgO, Fe2O3. D. CuO, CO2, P2O5. Câu 7. Hòa tan P2O5 vào nước thu được dung dịch làm đổi màu quì tím thành: A. Xanh B. Vàng C. Đỏ D. Lam Câu 8. Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính a. FeO b. Fe3O4 c. FeO d. Al2O3 II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 3 dung dịch sau: H2SO4, HCl, Na2SO4. Viết PTHH xảy ra (nếu có). Câu 2: (4điểm) Cho 13g kẽm tác dụng với dung dịch axit HCl 0,5M. Sau phản ứng thu được muối ZnCl2 và khí thoát ra. a/. Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc). b/. Tính khối lượng muối thu được. c/. Tính thể tích dung dịch axit đã dùng. ĐÁP ÁN: PHẦN 1: trắc nghiệm 4 điểm Mỗi câu chọn đúng 0,5 điểm Câu 1: B Cầu 2: B Câu 3: A Câu 4: A Câu 5: A Câu 6: C Câu 7: C Câu 8: D 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Phần II: tự luận 6 điểm Câu 1: Trình bày cách nhận biết : Viết PTHH : - Dùng quì tím nhận biết Na2SO4 (không đổi màu quì tím.) - Dùng dd BaCl2 nhận biết H2SO4 (có kết tủa trắng sữa). PTHH: H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl - Còn lại là dd HCl Câu 2: Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2. Tính khối lượng của Zn: n = m/M = 13/65 = 0,2 mol - Tính thể tích khí H2 thoát ra : VH2 = n.22,4 = 0,2.22,4 = 4,48(lít) Tính khối lượng muối thu được: MZnCl2 = n.M = 0,2.136 = 27,2(g) Tính thể tích dd HCl đã dùng: VHCl = n/CM = 0,4/0,5 = 0,8(lít). 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Tuần 6 tiết 11 Bài 7: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ I. Mục tiêu: - HS hiểu được những t/c hóa học chung của bazơ tác dụng với với axit, tính chất riêng của kiềm:tác dụng với oxit axit, dd muối, với chất chỉ thị màu.Tính chất bazơ không tan bị nhiệt phân - HS biết quan sát và rút ra kết luận về tính chất của dd bazơ, bazơ không tan, nhận biết dd bazơ bằng chất chỉ thị màu - Vận dụng được những t/c hóa học của bazơ để giải các bài tập định tính và định lượng. II. Chuẩn bị: - Dụng cụ: Ống nghiệm cỡ nhỏ, đũa thuỷ tinh, kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn. - Hóa chất: ddHCl, ddH2SO4 loãng, quì tím, phenolphtalêin, ddCa(OH)2, ddCuSO4, CaCO3. III. Tiến trình dạy - học: Hoạt động 1: Tác dụng của dd bazơ với chất chỉ thị màu. Họat động của GV Họat động của HS - Hướng dẫn HS làm TN: + Nhỏ 1 giọt pp NaOH lên giấy quì tím. + Nhỏ vài giọt dd phenolph talêin vào ống nghiệm chứa 1-2ml ddNaOH. - Yêu cầu các nhóm làm TN, nêu hiện tượng và rút ra KL. - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Thông báo: dựa vào t/c này để nhận biết dd bazơ. - Các nhóm làm TN theo hướmg dẫn, quan sát, ghi nhận hiện tượng. - Hiện tượng: + Quì tím xanh. + Phenolphtalêin không màu hồng. - Lắng nghe. 1) T/d với chất chỉ thị: - dd bazơ làm quì tím hóa xanh. - Làm hồng phenolphtalêin không màu. Hoạt động 2: T/d của dd bazơ với oxít axít. Họat động của GV Họat động của HS Gợi ý cho HS nhớ lại t/c hóa học của oxít axít và yêu cầu HS chọn chất để viết PTHH. - Nêu t/c của kiềm t/d với oxít axít. - Chọn chất viết PTHH. 2) Kiềm t/d với oxít axít: Ca(OH)2 + SO2 CaSO3 + H2O Hoạt động 3: Bazơ tác dụng với axít. Họat động của GV Họat động của HS -Yêu cầu HS nhắc lại t/c hóa học của axít.Từ đó liên hệ với t/c hóa học của bazơ t/d với axít. - Phản ứng giữa axít và bazơ gọi là phản ứng gì? - Yêu cầu HS chọn chất để viết PTHH, trong đó có 1 phản ứng với bazơ tan, 1 phản ứng với bazơ không tan. - Nêu t/c hóa học của axít và nhận xét: bazơ tan và không tan đều t/d với axít. - Gọi là phản ứng trung hòa. - Chọn chất viết PTHH 3) Bazơ t/d với axít: Muối và nước Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + H2O Ba(OH)2 + 2HNO3 Ba(NO3)2 +H2O Hoạt động 4: Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ Họat động của GV Họat động của HS - Hướng dẫn HS làm TN: + Tạo ra Cu(OH)2 bằng cách cho CuSO4 t/d với dd NaOH. + Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. - Yêu cầu các nhóm làm TN, quan sát, nhận xét. - Gọi HS rút ra kết luận và viết PTHH. - Các nhóm làm TN theo hướng dẫn, quan sát và ghi nhận hiện tượng. - Nhận xét: + Chất rắn ban đầu có màu xan
File đính kèm:
- giao an hoa 9 theo chuan KtKn(1).doc