Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1: Ôn tập đầu năm (tiếp)

MỤC TIÊU

- Củng cố, hệ thống hoá các khái niệm và kiến thức đã được học ở lớp 8.

- Rèn kỹ năng khái quát, tổng hợp.

-HS có ý thức yêu thích môn học

B. CHUẨN BỊ.

* Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.

* Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học ở lớp 8.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1: Ôn tập đầu năm (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1	Ngày soạn: 20 /08/11 
tiết1 Ngày dạy: 24/.08./11
Ôn tập đầu năm
A. Mục tiêu
- Củng cố, hệ thống hoá các khái niệm và kiến thức đã được học ở lớp 8.
- Rèn kỹ năng khái quát, tổng hợp.
-HS có ý thức yêu thích môn học
b. Chuẩn bị.
* Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
* Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học ở lớp 8.
c. Hoạt động dạy - học.
I.ổn định lớp
II.Kiểm tra bài cũ
III. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các kháI niệm cơ bản về:
 + Nguyên tử, NTK.
 + Phân tử, PTK.
 + Nguyên tố hoá học.
 + Đơn chất, hợp chất
 Cho các ví dụ minh hoạ. 
 - HS: Lần lượt nêu lại các khái niệm, cho ví dụ trong trường hợp,
- HS: Lần lượt nhắc lại các kháI niệm: mol, KL mol, Thể tích mol chất khí.
 - HS: Viết công thức chuyển đổi giữa n và m; giữa n và V.
 - GV hỏi:
 + Dung dịch là gì? Cho ví dụ?
 + Thế nào là dung dịch bão hoà?
 + Độ tan là gì?
 + Nồng độ phần trăm là gì? Viết CT tính C% + Nồng độ mol là gì? Viết CT tính CM.
I. những kháI niệm cơ bản
1. Nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất.
a) Nguyên tử: Là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.
- NTK: Khối lượng của một nguyên tử, tính bằng đv.C.
- VD: Fe = 56, O = 16
b) Phân tử: Là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
- PTK: Là khối lượng của một phân tử, tính bằng đv.C.
- VD: H2SO4 = 2.1 + 32 + 4.16 = 98.
c) Nguyên tố hoá học: Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
d) Đơn chất: Là những chất được tạo nên từ một NTHH.
- VD: Na, Fe, O2, Cl2
e) Hợp chất: Là những chất được tạo nên từ hai NTHH trở lên.
- VD: H2O, NaCl, H2SO4
2. Mol và thể tích mol chất khí.
a) Mol: Là lượng chất gồm N hạt vi mô.
- N (số Avogadro) = 6. 1023
b) Khối lượng mol (M): Là khối lượng tính bằng gam của N hạt vi mô, có số trị bằng số trị của NTK, PTK.
- VD: MFe = 56 gam.
 MH2O = 18 gam.
c) Thể tích mol chất khí: 
- ở cùng đk (t0, p), một mol của mọi khí đều có thể tích bằng nhau.
- ở đkc (t0 = 00C, p = 1atm), một mol của mọi chất khí đều có V = 22,4 lit.
d) Một số công thức biến đổi:
n = m/M n = V/22,4
3. Dung dịch và nồng độ dung dịch.
a) Dung dịch: 
b) Dung dịch bão hoà: 
c) Độ tan: 
d) Nồng độ phần trăm: C% = mct.100%/mdd
e) Nồng độ mol : (CM): CM = n/V
 - GV: Cách lập nhanh CTHH của hợp chất?- HS: Vận dụng lập CTHH của một số chất.
 - GV: Dùng câu hỏi để HS nhắc lại định nghĩa, phân loại và cách gọi tên các loại HCVC đã học
 Ii. Các hợp chất vô cơ
1. Cách lập nhanh CTHH của hợp chất:
- Hợp chất: AxaByb
 x = b (= b’)
 y = a (= a’)
- VD: AlxIIIOyII à Al2O3
2. Phân loại các hợp chất vô cơ
 - HS: 2HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở. Sau đó nhận xét.
 - HS: Trao đổi, tìm ra công thức sai và sửa cho đúng à Báo cáo, nhận xét, rút ra kết luận đúng.
 - HS: Một số lần lượt đọc tên. Xác định loại hợp chất.
Iii. BàI tập
 Bài tập 1: Một số CTHH được viết như sau:
 Na2O, KO, Ca2CO3, AlCl2, FeCl2, NaCl2, Al2SO4. Hãy sửa CTHH sai cho đúng.
 Bài tập23: Đọc tên các chất có CTHH sau:
 BaO, HCl, Mg(OH)2, H2SO4, FeO, SO3, Fe(OH)3, Al2(SO4)3, ZnS, H3PO4, Na2HPO4.
 Xác định các chất trên thuộc loại hợp chất nào?
 IV.Củng cố
- Học, nắm vững những kiến thức cơ bản
V.Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các dạng bài tập đã làm ở lớp 8.
- Nghiên cứu trước bài “Tính chất hoá học của oxit. KháI quát về sự phân loại oxit”.

File đính kèm:

  • docTiet 01. On tap dau nam.doc