Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1 : Menden và di truyền học (tiếp)
1. Kiến thức:
- Học sinh phải nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden.
- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.
gốc người ta phải thực hiện những công việc gì ? ? Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc ? - HS nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức -> HS trao đổi để trả lời câu hỏi : - Công nghệ tế bào là nghành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. - Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn : + Tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo. + Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Hoạt động 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO(30’) Mục tiêu : - HS hiểu và nắm được các thành tựu công nghệ tế bào . - HS biết được qui trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm và liên hệ thực tế. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV hỏi : hãy cho biết thành tựu công nghệ tế bào trong sản xuất ? - GV nêu câu hỏi : ? Người ta sử dụng biện pháp nào để nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở thực vật ? ? Cho biết các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm ? ? Nêu ưu điểm và triển vọng của p2 nhân giống vôtính trong ống nghiệm? -Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bằng cách nào ? cho ví dụ. ? Nhân bản vô tính thành công ở động vật có ý nghĩa như thế nào ? ? Những ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ? ? Cho biết những thành tựu nhân bản ở Việt Nam và thế giới ? - HS nghiên cứu SGK trả lời : + Nuôi cấy mô. + Tách mô phân sinh -> nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng tạo ra mô sẹo -> chuyển mô sẹo sang môi trường dinh dưỡng đặc có hoocmon sinh trưởng phù hợp kích thích phát triển thành cây con-> đưa cây con sang trồng trong bầu đặt ở vườn ươm có mái che. - Ưu điểm: Tăng nhanh số lượng cây trồng. Rút ngắn thời gian cây con. Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quí hiếm. - Thành tựu : nhân giống ở cây khoai tây,mía, hoa phong lan, cây gỗ quí. Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn tế bào xôma biến dị. + Cho ra giống nhanh, năng suất cao và rẻ tiền, mở ra triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt và khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân cần thay thế nội tạng. + Việt Nam : cá chạch. Đai học Texas ở Mỹ nhân bản thành công ở hươu sao, lợn. Italia : nhân bản thành công ở ngựa. IV. CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ: (5’) Cho HS đọc kết luận chung SGK. - Công nghệ tế bào là gì ? - Thành tựu của công nghệ tế bào có ý nghĩa như thế nào ? V. DẶN DÒ: (1’) - Học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị cho bài sau. Tuần: 17. Ngày soạn : 06/12/10 Tiết: 33. Ngày soạn : 07/12/10 Bài 32 : CÔNG NGHỆ GEN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - HS hiểu được khái niệm kỉ thuật gen. Trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen. - HS nắm được công nghệ gen, công nghệ sinh học. Từ kiến thức về khái niệm kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học. - HS biết được ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuấtvà đời sống. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp, khả năng khái quát. Kĩ năng nắm bắt quy trình công nghệ, kĩ năng vận dụng thực tế. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức lòng yêu bộ môn, quý trọng thành tựu sinh học. II. PHƯƠNG TIỆN : - tranh phóng to H.32 (Tr.92) - Tư liệu về ứng dụng công nghệ sinh học. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : Ổn định lớp: (1’) 2. Các hoạt động : Mở bài : Công nghệ tế bào đã đạt được nhiều thành tựu khá rực rỡ với ưu điểm và triển vọng rất lớn trong lĩnh vực nhân nhanh nguồn gen quý hiếm, chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân cần thay thế nội tạng. Vậy đối với công nghệ gen đã đạt được những thành tựu gì ? ta sẽ cùng nghiên cứu kĩ thuật gen, công nghệ gen và ứng dụng công nghệ gen. Hoạt động 1 : KHÁI NIỆM KĨ THUẬT GEN VÀ CÔNG NGHỆ GEN(12’) Mục tiêu: - HS nắm được khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen. - Trình bày được các khâu chính trong kĩ thuật gen và mục đích của kĩ thuật gen HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Cho HS nghiên cứu SGK làm bái tập lệnh ? Kĩ thuật gen là gì ? ? Mục đích của kĩ thuật gen ? ? Kĩ thuật gen gồm mấy khâu ? ? Công nghệ gen là gì ? - GV nhận xét: nội dung trình bày của nhóm và yêu cầu HS nắm được 3 khâu của kĩ thuật gen. - GV giải thích rõ việc chỉ huy tổng hợp Prôtêin đã mã hoá trong đoạn đó. - Cá nhân nghiên cứu SGK -> ghi nhớ kiến thức, thảo luận trả lời được : - Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền. - Các khâu của kĩ thuật gen : + Tách ADN: gồm tách ADN,NST của tế bào cho và ADN làm thể truyền từ vi khuẩn,vi rút + Tạo ADN tái tổ hợp (ADN lai)nhờ enzim. + Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. - Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen. Hoạt động 2 : ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN. (20’) Mục tiêu : HS thấy được ứng dụng quan trọng của công nghệ gen trong một số lĩnh vực của cuộc sống. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS giới thiệu khái quát 3 lĩnh vực chính ứng dụng công nghệ gen có hiệu quả. ? Mục đích tạo ra chủng vi sinh vật mới là? + Nêu VD cụ thể. - GV nêu câu hỏi: ? Công việc tạo giống cây trồng biến đổi gen là gì ? + Cho VD cụ thể. ? Ứng dụng công nghệ gen để tạo động vật biến đổi gen thu được kết quả như thế nào ? - Các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết (như axit amin, prôtêin , kháng sinh ) với số lượng lớn và giá thành rẻ. - VD: Dùng Ecoli và nấm men cấy gen mã hoá sản ra kháng sinh và hoocmôn insulin. - Tạo giống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng. + Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp Bø carôten ( tiền Vitamin A ) vào tế bào cây lúa -> Giống lúa giàu Vitamin A. - Thế giới: Đã chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp hiệu quả hấp thu thức ăn cao hơn - Ở Việt Nam : Chuyển gen tổng hợp hoocmôn sinh trưởng của người vào cá trạch. Hoạt động 3 : KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ SINH HỌC(5’) Mục tiêu : - HS hiểu được khái niệm công nghệ sinh học. - Chỉ ra được các lĩnh vực trong công nghệ sinh học hiện đại. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời ▼ SGK Tr.94 - Khái niệm công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các qúa trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người. IV. CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ : (4’) - Cho HS đọc kết luận chung SGK. -HS nhắc lại khái niệm: Kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học. V. DẶN DÒ- VỀ NHÀ: (1’) - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3 (SGK Tr.95) Tuần 17 Ngày soạn : 09/12/10 Tiết 34 Ngày dạy : 10/12/10 Bài 33 : GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - HS trình bày được : sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến.Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hoá học để gây đột biến. - HS giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng : + Nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.Kĩ năng so sánh tổng hợp.Khái quát hoá kiến thức, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học, tạo lòng yêu thích bộ môn. II. PHƯƠNG TIỆN : - Tư liệu về chọn giống, thành tựu sinh học III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Ổn định lớp: (1’) 2. Các hoạt động : Mở bài : Thế nào là đột biến ? đột biến có ý nghĩa gì trong thực tiễn? Con người đã sử dụng những tác nhân nào gây đột biến. Hoạt động 1 : GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN VẬT LÍ(12’) Mục tiêu : HS trình bày được phương pháp, kết quả và ứng dụng của các tác nhân vật lí khi sử dụng để gây đột biến. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - yêu cầu HS: Hoàn thành phiếu học tập - HS nghiên cứu 0 SGK, trao đổi nhóm, hoàn thành phiếu học tập. Tác nhân Tiến hành Kết quả Ứng dụng 1.Tia phóng xạ 2. Tia tử ngoại 3. Sốc nhiệt - Chiếu tia, các tia xuyên qua màng mô -Tác động lên ADN - Chiếu các tia xuyên qua màng. - Tăng giảm nhiệt độ môi trường. - Gây đột biến gen - Chấn thương gây đột biến ở NST. - Gây đột biến gen, Mất cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng. - Tổn thương thoi phân bào -> rối loạn phân bào,Đột biến số lượng NST. - Chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng, mô TV. - Xử lí VSV, bào tử, hạt phấn gây db gen - Gây hiện tượng đa bội ở một số cây trồng. Hoạt động 2 : GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN HOÁ HỌC. (12’) Mục tiêu : HS nắm được phương pháp và kết quả các tác nhân hoá học gây đột biến. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS nghiên cứu trả lời
File đính kèm:
- giao an sinh 9 2cot.doc