Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1, 2 : Ôn tập đầu năm (tiết 1)

Kiến thức :

- Ôn tập những nội dung cơ bản của thuyết CTHH

- Đồng phân, đặc điểm về cấu tạo, tính chất của mỗi loại hiđrocacbon là những phần liên quan đến lớp 12 để chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới về các hợp chất hữu cơ có nhóm chức.

 

doc41 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1, 2 : Ôn tập đầu năm (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïng được với chất nào sau đây:
 (1) Cu(OH)2 ; (2) [Ag(NH3)2]OH ; (3) H2/Ni, t0C ; (4) CH3COOH( H2SO4 đặc)
 A. (1), (2)	;	B. (3), (4)	; C. (1), (4) ; D. (2), (3) ;
Câu 3: Phản ứng nào chứng tỏ glucozo có dạng mạch vòng?
Phản ứng với CH3OH/ HCl 
Phản ứng với Cu(OH)2.
Phản ứng với [Ag(NH3)2]OH 
Phản ứng với H2/Ni, t0C 
Câu 4: Tinh bột và xenlulozo khác nhau ở chỗ:
Phản ứng thuỷ phân. B. Cấu trúc mạch phân tử.
C. Độ tan trong nước . D. Thành phần phân tử.
Hãy chọn câu đúng.
Câu 5:Hãy chọn phương án đúng để phân biệt Saccarozo, Tinh bột và Xelulozo ở dạng bột:
Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iốt
Cho từng chất tác dụng với HNO3/ H2SO4 
Cho từng chất tác dụng với dung dịch iốt
Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2 
Câu 6: Hãy chọn đáp án đúng:
	Một cacbohiđrat (A) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ chuyển hoá sau:
	A dung dịch xanh lam kết tủa đỏ gạch
	Vậy A có thể là : 
	A. Tinh bột ; B. Glucozo ; C. Xenlulozo ; D. Tất cả đều sai
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1:Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
( Chất hữu cơ viết dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn, ghi rõ điều kiện phản ứng cần thiết)
Tinh bột C6H12O6 C2H6O C4H6 Cao su bu na
	 C2H4 C2H6O2 C2H2O2 C2H2O4
Câu 2:Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra ( nếu có) giữa mantozo với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường và đun nóng), với dung dịch AgNO3 trong NH3 ( đun nhẹ), và với dung dịch H2SO4 ( loãng , đun nhẹ) 
Câu 3: Lên men 1 tấn tinh bột chứa 10% tạp chất thành rượu etylic, hiệu suất của mỗi quá trình lên men là 85% 
 a)Tính khối lượng rượu thu được.
b) Đem pha loãng rượu đó thành rượu 400, biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 gam /cm3.Hỏi thể tích dung dịch rượu thu được bằng bao nhiêu.
Ngày 15/ 10/ 2007 – Tiết 10 + 11
Chương II. AMIN – AMINO AXIT- PROTEIN
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:
1. Kiến thức:
 Biết :
Phân loại của amin, danh pháp của amin.
Ưùng dụng và vai trò của amino axit.
Khái niệm về peptit, protein, enzim, axit nucleic và vai trò của chúng trong cuộc sống.
Cấu trúc phân tử và tính chất cơ bản của protein.
Hiểu :
Cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng , điều chế của amin.
Cấu trúc phân tử và tính chất hoá học cơ bản của amino axit.
2. Kĩ năng:
Gọi tên danh pháp thông thường và danh pháp quốc tế các hợp chất amin, amino axit.
Viết chính xác các phương trình phản ứng hoá học.
Quan sát, phân tích các thí nghiệm chứng minh, so sánh phân biệt amin, amino axit, peptit và protein.
Giải các bài tập về các hợp chất của amin, amino axit, peptit và protein.
3. Thái độ:
Thấy được tầm quan trọng của các hợp chất chứa nitơ của chương. Những khám phá về cấu tạo phân tử và tính chất của nó sẽ tạo cho học sinh lòng ham muốn và say mê tìm hiểu về các hợp chất của amin, amino axit và các loại hợp chất peptit và protein.
Bài 7: (Tiết 10 + 11) AMIN 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Biết các loại amin, danh pháp của amin.
Hiểu cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng và điều chế của amin.
2. Kĩ năng:
Nhận dạng các hợp chất của amin.
Gọi tên theo danh pháp IUPAC các hợp chất amin.
Viết chính xác các phương trình phản ứng hoá học của amin.
Quan sát, phân tích các thí nghiệm chứng minh.
II. CHUẨN BỊ:
Dụng cụ: ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, ống nhỏ giọt.
Hoá chất: các dd: CH3NH2, HCl, anilin, nước brôm.
Mô hình phân tử anilin, các tranh vẽ, hình ảnh có liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới.
Thời lượng
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
I. ĐỊNH NGHĨA , PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN:
Hoạt động 1:
GV: Viết CTCT của NH3 và 4 amin khác .
H: Em hãy nghiên cứu kĩ các chất trong ví dụ trên và cho biết mối quan hệ giữa cấu tạo amoniac và các amin.
H: Từ đó em hãy cho biết định nghĩa tổng quát về amin?
GV: Nhắc lại lần nữa 
GV: Các em hãy nghiên cứu kĩ SGK và từ các ví dụ trên .
H: Hãy cho biết cách phân loại các amin và cho ví dụ?
Hoạt động 2: 
GV: Các em hãy theo dõi bảng 2.1 SGK ( danh pháp các amin) từ đó cho biết:
Qui luật gọi tên các amin theo danh pháp gốc chức.
Qui luật gọi tên theo danh pháp thay thế.
GV: Ghi lên bảng .
H: Trên cơ sở trên, em hãy gọi tên các amin sau:
GV: Lấy vài amin có mạch phức tạp để học sinh gọi tên.
Hoạt động 3:
GV: Yêu cầu học sinh viết các đồng phân amin của hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo phân tử là C4H11N .
GV: Lưu ý cách viết đồng phân amin theo bậc của amin theo thứ tự amin bậc 1, amin bậc 2, amin bậc 3, các đồng phân gốc hiđrocacbon.
H: Tương tự cách gọi tên các amin ở trên em hãy gọi tên các đồng phân vừa viết?
H: Qua ví dụ trên em hãy cho biết amin có các loại đồng phân nào?
Hoạt động 4:
GV: Các em hãy nghiên cứu SGK phần tính chất vật lí của amin và anilin. 
H: Cho biết các tính chất vật lí đặc trưng của amin và chất tiêu biểu là anilin?
Hoạt động 5:
GV: Hãy cho biết CTCT của vài amin mạch hở bậc 1.
H: Hãy phân tích đặc điểm cấu tạo của anilin.
GV: Bổ sung và phân tích kĩ để học sinh hiểu kĩ hơn.
H: Từ CTCT và nghiên cứu SGK em hãy cho biết amin mạch hở và anilin có tính chất hoá học gì?
GV: Biểu diễn thí nghiệm giữa CH3NH2 với dd HCl.
H: Em hãy quan sát thí nghiệm và nêu các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên và giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra.
GV: Em hãy nghiên cứu SGK và cho biết khi tác dụng với metylamin và anilin quì tím hoặc phenolphtalein có hiện tượng gì? Vì sao?
H: Em hãy so sánh tính bazơ của metylamin, amoniac và anilin.
GV: Bổ sung và giải thích .
GV: Em hãy nghiên cứu SGK nêu hiện tượng xảy ra khi cho etylamin tác dụng với axit nitrơ (NaOH + HCl)
GV: Amin no bậc 1 + HNO2 ® N2 + ROH + H2O 
Amin thơm bậc 1 tác dụng với HNO3 tạo thành muối điazoni
GV: Em hãy nghiên cứu SGK cho biết sản phẩm thu được khi cho amin bậc 1 tác dụng với ankyl halogenua.
H: Em hãy viết phương trình hoá học xảy ra.
GV: Biểu diễn thí nghiệm của anilin với nước brôm:
H: Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra?
H: Nghiên cứu SGK và viết phương trình phản ứng.
H: Em hãy giải thích tại sao nguyên tử brôm lại thế vào 3 vị trí 2,4,6 trong phân tử anilin.
Hoạt động 6:
HS: Nghiên cứu SGK, cho biết những ứng dụng của các hợp chất amin.
HS: Em hãy nghiên cứu SGK về các phương pháp điều chế amin và cho biết :
Phương pháp điều chế ankyl amin. Cho ví dụ.
Phương pháp điều chế anilin. Viết phương trình phản ứng.
GV: Qua các phản ứng trên các em rút ra kết luận gì về quá trình điều chế ankylamin và anilin?
Hoạt động 7: Hoạt động củng cố
- Kết thúc tiết 1 HS làm bài tập 1 SGK
- Kết thúc tiết 2 HS làm bài tập 2,3,4,7 SGK
I. ĐỊNH NGHĨA , PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN:
1. Định nghĩa:
HS: Trả lời và ghi nhận định nghĩa
Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon.
2. Phân loại:
HS: Nghiên cứu và trả lời 
Amin được phân loại theo 2 cách:
Theo gốc hiđrocacbon.
Theo bậc của amin.
3. Danh pháp:
HS: trả lời 
Cách gọi tên theo danh pháp gốc chức: Ank + vị trí + yl + amin
Cách gọi tên theo danh pháp thay thế: ankan + vị trí + amin
Tên thông thường chỉ áp dụng cho một số amin.
4. Đồng phân:
HS: Viết CTCT các đồng phân của amin có CTPT C4H11N .
HS: Gọi tên các amin vừa viết xong.
HS: Amin có các loại đồng phân sau:
Đồng phân về mạch cacbon.
Đồng phân vị trí nhóm chức
Đồng phân về bậc của amin.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí có mùi khó chịu, độc , dễ tan trong nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn,
- anilin là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 1840C, không màu , rất độc,ít tan trong nước, tan trong rượu và benzen.
III. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:
- Các amin mạch hở bậc 1 và anilin đều có cặp electron tự do của nguyên tử nitơ trong nhóm –NH2, do đó chúng có tính bazơ. Nên amin mạch hở và anilin có khả năng phản ứng được với các chất sau đây:
1. Tính chất của nhóm –NH2 :
 a. Tính bazờ:
HS: Giải thích và viết phương trình phản ứng như SGK
HS: Đọc SGK và cho biết hiện tượng 
HS: Giải thích và ghi nhận 
 b. Phản ứng với axit nitrơ:
HS: Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.
HS:
- Amin no bậc 1 + HNO2 ® N2 + ROH + H2O 
- Amin thơm bậc 1 tác dụng với HNO3 tạo thành muối điazoni
 c. Phản ứng ankyl hoá thay thế nguyên tử H của nhóm – NH2 :
HS: Amin bậc 1 tác dụng với ankyl halogenua tạo thành amin bậc 2
HS: Viết phương trình phản ứng
2. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin:
HS: Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra?
HS: Nghiên cứu SGK và viết phương trình phản ứng.
HS: Do ảnh hưởng của nhóm –NH2, nguyên tử brôm dễ dàng thay thế các nguyên tử H ở vị trí 2,4,6 trong nhân thơm của phân tử anilin.
IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ:
HS: Trả lời và viết phương trình phản ứng.
HS: kết luận
- ankylamin được điều chế từ amoniac và ankyl halogenua.
- anilin được điều chế bằng cách dùng H mới sinh để khử oxi của nitrobenzen.
Ngày soạn: 14/ 10/ 2007 – Tiết 12 + 1

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_HOA_12_CHUONG_TRINH_MOI_HOC_KI_1.doc