Bài giảng Tuần: 1 - 2 - Tiết: 2, 3, 4: Dãy đồng đẳng của rượu etylic

Nắm khái niệm về nhóm chức, biết phân loại được các nhóm chức.

-Nắm được khái niệm về rượu đơn chức no.

-Biết cách viết các đồng phân và gọi tên rượu.

-Giải thích được sự biến đổi một số tính chất vật lí cơ bản.

-Hiểu được các tính chất hoá học của rượu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần: 1 - 2 - Tiết: 2, 3, 4: Dãy đồng đẳng của rượu etylic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1-2	Ngày soạn: 05/09/07
 Tiết: 2,3,4 DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA RƯỢU ETYLIC 
I)Mục tiêu cần đạt:
-Nắm khái niệm về nhóm chức, biết phân loại được các nhóm chức.
-Nắm được khái niệm về rượu đơn chức no.
-Biết cách viết các đồng phân và gọi tên rượu.
-Giải thích được sự biến đổi một số tính chất vật lí cơ bản.
-Hiểu được các tính chất hoá học của rượu.
II.Phương Pháp –Phương tiện :
-Phương Pháp : đàm thoại – Vấn đáp.
-Phương tiện:rượu etylic, Na
III.Các bước lên lớp:
 1.Ổn định lớp :
 2.Kiểm tra bài cũ :
 3.Vào bài :
Nội dung giảng dạy
Hoạt động thầy và trò
A. Nhóm chức : Là những nhóm nguyên tử gây ra những phản ứng hoá học đẵc trưng cho phân tử chất hữu cơ.
Một số loại nhóm chức :
- Hợp chất đơn chức là hợp chất chỉ chứ một nhóm chức trong phân tử.
- Hợp chất đa chức là hợp chất chứa nhiều nhóm chức giống nhau trong phân tử.
- Hợp chất tạp chức là hợp chất chứa nhiều nhóm chức khác nhau trong phân tử.
* một số nhóm chức thường gặp
- OH: Nhãm ®Þnh chøc cđa r­ỵu 
- COOH: Nhãm ®Þnh chøc cđa r­ỵu ax h÷u c¬
- CHO: Nhãm ®Þnh chøc cđa r­ỵu al®
- NH2 Nhãm ®Þnh chøc cđa amin
B. Dãy đồng đẳng của rượu etylic
I.Đồng đẳng , đồng phân, danh pháp :
1.Đồng đẳng :
 Công thức chung : CnH2n + 1OH (n≥1)
 Là rượu no đơn chức. Còn gọi là ancol
2.Đồng phân :
- Đồng phân mạch C.
- Đồng phân vị trí nhóm –OH
- Đồng phân chức ete
3.Danh Pháp :
a)Tên thường :
Tên rượu = rượu + tên gốc ankyl + ic 
CH3OH : rượu metylic
C2H5OH : rượu etylic
b)Tên quốc tế :
*Mạch thẳng :
Tên = Tên ankan + ol + vị trí –OH
CH3OH : metanol
C2H5OH : etanol
CH3-CH2-CH2-CH2-OH : butanol-1
CH3-CH2-CH-CH3 : butanol-2
 OH
*Mạch nhánh :
-Chọn mạch chính : mạch C dài nhất chứa –OH
-Đánh số C mạch chính : ưu tiên –OH
-Gọi tên:
Vị trí nhánh-tên nhánh tên mạch chính
CH3-CH-CH2-OH : 2-metyl propanol
 CH3
4.Bậc rượu :
Bậc 1: OH liên kết vào C bậc 1
Bậc 2: OH liên kết vào C bậc 2
Bậc 3: OH liên kết vào C bậc 3
II.Tính chất vật lí :
1.Nhiệt độ sôi :
* Khối lượng phân tử của rươụ tăng thì nhiệt độ sôi cũng tăng theo.
* Các rươụ đồng phân có nhiệt độ sôi giảm dần từ rượu bậc nhất đến bậc ba.
* Nhiệt độ sôi của rượu cao hơn những hợp chất hữu cơ có cùng số C không có liên kết H.
2.Độ tan :
* Từ C1 à C4 tan vô hạn trong nước (do có liên kết H với nước, KLPT không lớn).
* Khi KLPT tăng độ tan giảm.
* Các rượu đồng phân có độ tan tăng khi bậc rượu tăng.
* Độ rượu :
 Độ rượu (0) = Vr *100/Vdd
III.Tính chất hoá học :
1.Tác dụng với kim loại kiềm :
 R-OH + Na --> R-ONa + H2 
2C2H5OH +2 Na --> 2C2H5ONa + H2 
2.Tác dụng với axit :
a.Axit vô cơ :
R-OH + HCl R-Cl + H2O
C2H5OH + HCl C2H5Cl + H2O
b.Axit hữu cơ :
3.Phản ứng tách nước :
a.Tách nước từ 1 phân tử rượu :
CnH2n+1OH CnH2n + H2O
C2H5OH C2H4 + H2O
b.Tách nước từ 2 phân tử rượu :
2CnH2n+1OH CnH2n+1-O-CnH2n+1 + H2O
2C2H5OH C2H5-O-C2H5 + H2O
@Quy tắc Zaixep : Nhóm –OH tách cùng với nguyên tử H ở nguyên tử H có bậc cao hơn.
CH3-CH-CH2-CH3 CH2=CH-CH2-CH3
 OH CH3-CH=CH-CH3
4.Phản ứng oxy hoá :
Rượu bậc 1è anđehit
R-CH2OH R-CHO + H2O
CH3OH HCHO + H2O
 Andehit fomic
Rượu bậc 2 oxy hoá cho xêton:
CH3-CH-CH3 CH3-C-CH3 + H2O 
 OH O
 Axêton
@ Phản ứng oxy hoá hoàn toàn :( cháy)
CnH2n+2O + 3n/2O2 nCO2 + (n+1)H2O
C2H6O + 3O2 2CO2 + 3H2O
@C2H5OH + O2 CH3COOH
IV.Điều chế :
1.Phương pháp chung :
a.Hidrat hoá anken :
CnH2n + H2O CnH2n+1OH
C2H4 + H2O C2H5OH
CH3-CH=CH2 + H2O CH3-CH-CH2OH
 CH3-CH-CH3 (chính)
 OH
b.Thuỷ phân dẫn xuất halogen trong ddkiềm :
R-Br + NaOH R-OH + NaBr
C2H5-Br + NaOH C2H5-OH + NaBr
2.Phương pháp sinh hoá :
(C6H10O5)n + nH2O 	nC6H12O6 
 Tinh bột
C6H12O6 	2C2H5OH + 2CO2
(C6H10O5)n + nH2O 	nC6H12O6 
 Xenlulô
V.Ứng dụng :
1.Rượu mêtylic :
 - Sản xuất HCHO
 - Rất độc có thể gây mù loà hay tử vong.
2.Rượu etylic :
- Tổng hợp cao su BuNa.
- Tổng hợp một số chất hữu cơ: axit axetic, dietyl ete, etyl axetat...
- Dùng làm dung môi.
- Dùng làm nhiên liệu.
- Dùng để uống.
-GV: Yêu cầu học sinh ViÕt CTCT cđa r­ỵu etylic, axitaxetic? ViÕt ph­¬ng tr×nh ph¶n øng 
C2H5OH +Na
CH3 - COOH + Na
CH3 - COOH + NaOH
-HS: ViÕt PT
Nhãm -OH vµ nhãm -COOH lµ nhãm chøc cđa r­ỵu vµ ax thÕ nµo lµ nhãm chøc?
-GV: Đồng đẳng là gi? Dựa vào khái niệm đồng đẳng hãy thiết lập công thức chung cho dãy đồng đẳng của rượu etylic?
-HS: Dựa vào khái niệm đẻ thực hiện
-GV: yêu cầu HS viết các dạng mạch cacbon của hợp chất có 4C
-HS: Viết 2 dạng mạch C
-GV: Hướng dẫn HS viết đồng phân nhóm –OH và đồng phân chức ete
GV:Hướng dẫn HS cách gọi tên thường của một số rượu thường gặp.
Gọi tên rượu 1C và 2C ?
HS: CH3OH : rượu metylic
 C2H5OH : rượu etylic
GV: Cho ví dụ :
CH3-CH2-CH2-CH2-OH : butanol-1
CH3-CH2-CH-CH3 : butanol-2
 OH
Rút ra cách gọi tên rượu mạch thẳng ?
HS: Tên = Tên ankan + ol + vị trí –OH
GV:Nhắc lại các bước gọi tên một ankan mạch nhánh?
HS:- Chọn mạch chính : mạch C dài nhất 
 - Đánh số C mạch chính : ưu tiên nhánh
 - Gọi tên: Vị trí nhánh-tên nhánh tên mạch chính.
GV: Cách gọi tên rượu tương tự với ankan:
-Chọn mạch chính : mạch C dài nhất chứa –OH
-Đánh số C mạch chính : ưu tiên –OH
-Gọi tên:
Vị trí nhánh-tên nhánh tên mạch chính
Gọi tên rượu sau : CH3-CH-CH2-OH 
 CH3
HS: CH3-CH-CH2-OH : 2-metyl propanol
 CH3
GV:Nhắc lại khái niệm C bậc 1, 2, 3 ?
Rượu bậc 1: OH liên kết vào C bậc 1
Rượu bậc 2: OH liên kết vào C bậc 2
Rượu bậc 3: OH liên kết vào C bậc 3
GV: Cho HS đọc tính chất vật lí và trả lời phiếu học tập sau: 
So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau:
 - CH3OH và C2H5OH
 - CH3-CH2-CH2OH và CH3-CH-CH3 
 OH 
 - C2H5OH và C2H5Cl
HS : - CH3OH < C2H5OH
 - CH3-CH2-CH2OH > CH3-CH-CH3 
 OH 
 - C2H5OH > C2H5Cl 
GV:Tại sao khi KLPT tăng thì độ tan giảm ?
HS: KLPT tăng => số C tăng => phân tử ít phân cực nên ít tan trong dm phân cực (H2O).
GV:Trong thực tế các em thường nghe nói về rượu 300 hay 400 những con số đó có ý nghĩa như thế nào ?
Tính chất hoá học của rượu chủ yếu thể hiện trên nhóm chức. Ta có 
GV: Viết PT giữa metanol với K ? Gọi tên sản phẩm ?
HS: 2CH3OH + 2K --> 2CH3OK + H2
 metylat kali
GV: Gọi tên C2H5Cl ?
HS : etyl clorua
GV: nhiệt độ sử dụng khoang 1700C. Viết phương trình tách nước của rượu etylic ?
HS:C2H5OH C2H4 + H2O
GV: Viết PT điều chế butadien-1,3 từ rượu etylic ?
HS:2C2H5OHà
CH2=CH-CH=CH2+2H2O+H2
GV: C2H5-O-C2H5 (dietyl ete)
GV: Rượu bậc ba rất khó bị oxy hoá .
GV :Rượu cháy cho CO2 và H2O. viết PT cháy của rượu êtylic ?
HS: C2H6O + 3O2 2CO2 + 3H2O
GV:Dựa vào quy tắc Macconhicop viết PT giữa propilen với H2O cho biết sản phẩm chính ?
Trong thực tế người ta điều chế rượu như thế nào ?
Phương pháp này gọi là phương pháp sinh hoá.
Giáo viên nêu một số ứng dụng của một số rượu thường gặp .
4. Cũng cố : 
- Viết tất cả các đông phân của rượu có 4C và gọi tên theo danh pháp quôc tế ?
- Viết ptpu tách nước của 2-metyl butanol-2 và xác định sản phẩm chính ?
5. Dặn dò : Chuẩn bị bài Phenol.
	 Xem lại các vị trí thế của vòng benzen.

File đính kèm:

  • doctiet 2,3,4.doc