Bài giảng Tietes 44 - Bài 35: Cấu tạo phân tủ hợp chất hữu cơ

1. Kiến thức: Biết được: Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó.

2. Kỷ năng: - Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.

- Viết một số công thức cấu tạo( CTCT) mạch hở, mạch vòng của một số hợp chất hữu cơ đơn giản(< 4c)="" khi="" biết="" ctpt="">

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tietes 44 - Bài 35: Cấu tạo phân tủ hợp chất hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44: Ngày soạn:.../.../2012
Bài 35: CẤU TẠO PHÂN TỦ HỢP CHẤT HỮU CƠ.
Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Khái niệm về hợp chât hữu cơ và hóa học hữu cơ 
- Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được: Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó.
2. Kỷ năng: - Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
- Viết một số công thức cấu tạo( CTCT) mạch hở, mạch vòng của một số hợp chất hữu cơ đơn giản(< 4C) khi biết CTPT 
3. Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Trực quan; Thực hành; Cùng tham gia. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: - Các quả cầu Cacbon, Hiđro, Oxi có lổ khoan sẵn, các thanh nối hoá trị.
- Tranh vẽ công thức cấu tạo của rượu êtylic, đimêtylête.
2. HS: - Kiến thức đã học; Chuẩn bị bài mới 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thế nào là hợp chất hữu cơ, phân loại và lấy ví dụ?
- Hóa học hữu cơ là gì, vai trò? 
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (1’) - Các em đã biết hợp chất hửu cơ là những hợp chất của Cacbon. Vậy hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử các hợp chất hửu cơ như thế nào? Công thức cấu tạo của các hợp chất hửu cơ cho biết điều gì? ...
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1: (24’)
GV cho HS tính hoá trị C, H, O trong các hợp chất CO2, H2O? Trong hoá học vô cơ C có hoá trị bao nhiêu?
HS: Trả lời
GV giới thiệu hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử kết hợp biểu diễn mô hình nếu có:
+ Phân tử CH4:
 H H
 H - C - H ® H - C - H 
 H H
GV lấy thêm ví dụ: CH3Cl, CH3OH.
GV cho HS tính hoá trị C: C2H6, C3H8 => có phải trong tất cả các hợp chất hửu cơ nguyên tử C có hoá trị ¹ IV? (GV để đảm bảo hoá trị IV nguyên tử C sẽ liên kết với nguyên tử C ® mạch C)
HS: Nhận xét
GV cho HS biểu diễn các liên kết trong phân tử C2H6, C3H8 ® rút ra nhận xét?
GV biểu diễn CTCT C2H6O ® 2 công thức? Trong 2 chất trên ta thấy trật tự liên kết giữa các nguyên tử có giống nhau ko?
HS: Không giống nhau.
- Từ ví dụ trên cho biết trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử như thế nào?
HS: Rút ra nhận xét.
I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hửu cơ:
1. Hoá trị và liên kết giữa cac nguyên tử:
- Trong các hợp chất hửu cơ, C luôn có hoá trị IV, H có hoá trị I, O có hoá trị II.
- Nếu dùng mỗi nét gạch để biểu diễn một đơn vị hoá trị của nguyên tố:
׀ 
 - C - , H - , - O - 
׀ 
- Nối liền từng cặp nét gạch hoá trị của 2 nguyên tử liên kết với nhau để biểu diễn liên kết giữa chúng:
 H
 H - C - H 
 H
Þ Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị của chúng, mỗi liên kết được biểu diễn = 1 nét gạch nối giữa 2 nguyên tử.
2. Mạch Cacbon: - Các nguyên tử C trong phân tử hợp chất hửu cơ có thể liên kết với nhau thành mạch Cacbon.
- Có 3 loại mạch C:
 + Mạch thẳng: −C − C − C − C −
 + Mạch nhánh: − C − C − C −
 ׀
 C
 + Mạch vòng: C − C
 ׀ ׀
 C − C
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử:
- CTPT: C2H6O:
 H H H H
 ׀ ׀ ׀ ׀
H − C − C − O − H ; H − C − O − C − H
 ׀ ׀ ׀ ׀
 H H H H
Trật tự lk trong ptử rượu; Trật tự lk trong ptử đimêtylete
- 2 chất trên có sự khác nhau về trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Þ Mỗi hợp chất hửu cơ có 1 trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử. 
b. Hoạt động 2: (7’)
- Nêu ý nghĩa của CTCT? (cho biết số nguyên tử mỗi nguyên tố trong CT)
HS: Trả lời, nhận xét
GV viết CTPT: C2H6O ® chất gì? (ko rỏ)
Þ GV muốn biết tính chất hửu cơ ® rỏ CTCT và GV giới thiệu.
II. Công thức cấu tạo:
- CT biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là CTCT.
- Mêtyl clorua: H
 ׀
 H − C − Cl ® Viết gọn: CH3Cl.
 ׀
 H
- CTCT cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các ng tử trong phân tử.
IV. Củng cố: (5’)
- GV gọi 1 HS đọc mục “Em có biết” ở SGK trang 111.
- Làm bài tập: 1, 2 SGK - 112.
V. Dặn dò: (2’)
- Học bài củ. Làm các bài tập: 3, 4 ,5 (SGK - 112)
- Xem trước bài mới “MÊTAN”

File đính kèm:

  • doctiet 44 hoa 9.doc