Bài giảng Tiết 9 - Tuần 5 - Chương II: Andehyt – axit cacboxylic – este andehyt fomic

Mục tiêu cần đạt:

-Nắm khái niệm, phân loại, danh pháp của andehyt fomic.

-Nắm được các tính chất vật lí của andehyt fomic: Trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính tan.

-Hiểu được các tính chất hoá học của andehyt fomic: Tính khử và tính oxy hoá.

-Hiểu được phương pháp điều chế và ứng dụng của andehyt fomic.

II.Phương Pháp –Phương tiện :

-Phương Pháp : đàm thoại – Vấn đáp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 9 - Tuần 5 - Chương II: Andehyt – axit cacboxylic – este andehyt fomic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9-Tuần 5 CHƯƠNG II 05/10/2007
ANDEHYT – AXIT CACBOXYLIC – ESTE
ANDEHYT FOMIC
I.Mục tiêu cần đạt:
-Nắm khái niệm, phân loại, danh pháp của andehyt fomic.
-Nắm được các tính chất vật lí của andehyt fomic: Trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính tan.
-Hiểu được các tính chất hoá học của andehyt fomic: Tính khử và tính oxy hoá.
-Hiểu được phương pháp điều chế và ứng dụng của andehyt fomic.
II.Phương Pháp –Phương tiện :
-Phương Pháp : đàm thoại – Vấn đáp.
-Phương tiện: 
III.Các bước lên lớp:
 1.Ổn định lớp :
 2.Kiểm tra bài cũ :
3.Vào bài :
TG
Họat động thầy trò
Nôïi dung bài học
3’
3’
5
10
8
7’
5’
N + n
GV: Andehyt fomic còn đuợc gọi là foman dehyt
Viết công thức cấu tạo. Liên kết giữa C và O là liên kết gì ? 
HS: . Liên kết C và O là liên kết đôi bao gồm 1 liên kết pi (kém bền) và 1 liên kêt xích ma(bền).
GV: cho 1 HS đọc tính chất vật lí .
GV: Trong phân tử andehyt có một liên kết pi vậy dễ tham gia phản ứng gì ?
HS: phản ứng cộng.
GV: Ngoài ra andehyt fomic còn có phản ứng tráng gương (đặc trưng của nhóm –CHO)
HS :HCHO + Ag2O HCOOH + 2Ag 
 Axit fomic
GV: Andehyt còn có thể khử Cu(OH)2 có màu xanh thành Cu2O có màu đỏ gạch.
GV:andehyt fomic có thể tham gia phản ứng trùng ngưng với phênol. Hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng.
Phản ứng trùng ngưng là phản ứng tạo thành phân tử polime từ các phân tử monome đồng thời tạo ra nhiều phân tử nhỏ đơn giản H2O; NH3; HCl.
HCHO có thể điều chế từ rượu metylic hoặc khí metan. 
Cho học sinh nêu một số ứng dụng của andehyt fomic. Giới thiệu thêm một số ứng dụng quan trọng.
I. Công thức cấu tạo :
Andehyt fomic còn đuợc gọi là foman dehyt
CTPT : CH2O ---> CTCT : 
Nhóm –CHO là nhóm andehyt.
C=O có 1 liên kết pi (kém bền) và 1 liên kêt xích ma(bền).
II.Tính chất vật lí :
- Chất khí không màu, có mùi khó chịu, tan nhiều trong nước.
- Dung dịch andehyt 40% được gọi là fomon hay fomalin.
III. Tính chất hoá học :
1) Phản ứng cộng H2 ( Phản ứng khử andehyt):
H2C=O + H-H H3C-OH
t0
NH3
2) Phản ứng oxy hoá andehyt ( nhận biết nhóm -CHO):
HCHO + Ag2O HCOOH + 2Ag 
 Axit fomic
Phản ứng này được gọi là phản ứng tráng gương.
HCHO + 2Cu(OH)2 HCOOH + Cu2O + 2H2O
 Màu xanh Màu đỏ gạch
3) Phản ứng với phênol ( phản ứng trùng ngưng):
+
n
 Nhựa phenol foman dehyt( nhựa Bakêlit)
t0
Cu
IV. Điều chế :
2CH3OH + O2 2HCHO + 2H2O
- Oxy hoá khí mêtan
NO; t0
CH4 + O2 HCHO + H2O
V. Ứng dụng :
- Sản xuất chất dẻo , phenol fomandehyt, keo urefoman dehyt.
- Do có tác dụng diệt khuẩn nên dùng làm dung dịch ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế...
4. Cũng cố : Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí sau: CH4; HCHO; C2H4 ; C2H2.
 	 Viết các phương trình phản ứng chứng tỏ HCHO vừa có tính khử vừa có tính oxy hoá.
5. Dặn dò : Về nhà làm bài tập SGK.
	 Chuẩn bị bài mới : Dãy đổng andehyt fomic.

File đính kèm:

  • doctiet 9.doc
Giáo án liên quan