Bài giảng Tiết 9 : Đơn chất và hợp chất – phân (tiết 3)

1. Kiến thức.

- HS biết được phân tử là gì ? So sánh được hai khái niệm phân tử và nguyên tử .

- Biết được trạng thái của chất.

- Biết tính thành thạo phân tử khối của một chất và dựa vào phân tử khối để so sánh xem phân tử chất này nặng hơn hay nhẹ hơn phân tử của chất kia bao nhiêu lần.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 9 : Đơn chất và hợp chất – phân (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 11 / 9/ 2010
Ngày giảng: 13 / 9/ 2010
Tiết 9 : ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ
Tuần 5
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức.
- HS biết được phân tử là gì ? So sánh được hai khái niệm phân tử và nguyên tử .
- Biết được trạng thái của chất.
- Biết tính thành thạo phân tử khối của một chất và dựa vào phân tử khối để so sánh xem phân tử chất này nặng hơn hay nhẹ hơn phân tử của chất kia bao nhiêu lần.
2. Kĩ năng.
- Tiếp tục được củng cố để hiểu kĩ hơn về các khái niệm hoá học đã học.
3. Th¸i ®é.
- HS yªu thÝch m«n häc
II.CHUẨN BỊ 
1.Giáo viên :
Tranh vẽ : 1.10; 1.11; 1.12; 1.13; 1.14
Bảng phụ có ghi sẵn đề của bài luyện tập 1, 2.
2. Häc sinh.
- Lµm bµi tËp vµ chuÈn bÞ tr­íc bµi sau.
III. PH¦¥NG PHÁP.
- Quan s¸t c¸c mÉu ph©n tư kÕt hỵp th«ng tin SGK t×m hiĨu kiÕn thøc.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
- Định nghĩa đơn chất và hợp chất ? Cho ví dụ minh họa.
- Gọi 2 HS lên chữa bài tập 1, 2 (SGK tr. 25).
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : 
GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ 1.11; 1.12; 1.13
- GV giới thiệu các phân tử hiđro (trong mẫu khí hiđro), các phân tử oxi (trong mẫu khí oxi), các phân tử nước (trong mẫu nước)
HS nhận xét về : thành phần, hình dạng, kích thước của các hạt phân tử hợp thành.
GV vậy phân tử là gì ?
1 HS trả lời.
HS quan sát tranh vẽ 1 mẫu kim loại đồng và rút ra nhận xét (đối với đơn chất kim loại nói chung)
HOẠT ĐỘNG 2 :
GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa nguyên tử khối ?
Tương tự HS định nghĩa phân tử khối
GV hướng dẫn HS tính phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khốicủa các nguyên tử trong phân tử chất đó.
Ví dụ : Tính phân tử khối của : Oxi, Clo, Nước.
Gọi 3 HS lên làm, các HS khác làm vào vở.
HOẠT ĐỘNG 3 :
HS quan sát hình 1.14, sơ đồ trạng thái của chất : rắn, lỏng, khí.
GV thuyết trình : một mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớnnhững nguyên tử hay phân tử.
- HS nhận xét về khoảng cách giữa các phân tử trong mỗi mẫu chất ở 3 trạng thái trên.
II. Phân tử :
1. §ịnh nghĩa :
- Phân tử là hạt đại diện cho chất , gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
- Với đơn chất kim loại, nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử.
2. Phân tử khối .
- Phân tử khối là khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
Thí dụ : Phân tử khối của 
Nước : 2 x 1 + 16 = 18 đvC
Muối ăn : 23 +35,5 = 58,5 đvC
III.Trạng thái của chất .
- Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử. Tùy điều kiện, một chất có thể ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí (hay hơi). Ơû trạng thái khí các hạt rất xa nhau.
4.Kiểm tra đánh giá.
- HS nhắc lại nội dung chính của tiết học theo các câu hỏi sau :
? Phân tử là gì ?
? Phân tử khối là gì ?
? Khoảng cách giữa các nguyên tử (hay phân tử) ở trạng thái khí khác với trạng thái rắn, lỏng như thế nào ?
- HS làm bài tập sau : Tính phân tử khối của Hiđro, Nitơ. So sánh xem phân tử nitơ nặng hơn phân tử hiđro bao nhiêu lần.
5.Hướng dẫn học ở nhà
- Yêu cầu HS làm BT về nhà 4, 5, 6, 7, 8 – trang 26 /SGK
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết thực hành : Mỗi tổ mang chậu nước, bông.
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
Ngày soạn : 12/ 9/ 2010 	 Ngày giảng : 15/ 9/ 2010
Tuần 5
Tiết 10 : BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
I.MỤC TIÊU .
1. KiÕn thøc.
-Biết được là một số loại phân tử có thể khuyết tán (lan toả trong chất khí, trong nước)
- Làm quen bước đầu với việc nhận biết 1 chất (bằng qùi tím).
2. KÜ n¨ng.
- Rèn luyện kỹ năng sự dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
3. Th¸i ®é.
- HS yªu thÝch m«n häc.
II.CHUẨN BỊ . 
1.Giáo viên :
- Dụng cụ : èng nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, đèn cồn.
- Hoá chất : Dung dịch amoniac (đặc), thuốc tím, giấy qùi).
2. Häc sinh.
- HS ®äc tr­íc néi dung bµi thùc hµnh.
- ChuÈn bÞ n­íc theo nhãm.
III. PHƯƠNG PHÁP.
_ ThÝ nghiƯm cđa gi¸o viªn vµ häc sinh.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh như đã dặn ở tiết trước.
Bài mới:
Hướng dẫn của GV
Thực hành của HS
HOẠT ĐỘNG 1 : THÍ NGHIỆM 1
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước sau :
+ Nhỏ 1 giọt dung dịch amoniac vào mẩu giấy qùi để thấy giấy qùi chuyển sang màu xanh .
+ Đặt một mẩu giấy qùi tẩm nước vào đáy ống nghiệm. Đặt một miếng bông tẩm dung dịch NH3 đặt ở miệng ống nghiệm.
+ Đậy nút ống nghiệm
+ Quan sát mẩu giấy qùi
+ Rút ra kết luận và giải thích
HOẠT ĐỘNG 2 : THÍ NGHIỆM 2
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước sau :
+ Lấy 1 cốc nước
+ Bỏ 1 đến 2 hạt thuốc tím vào cốc nước (cho rơi từng mảng từ từ)
+ Để cốc nước lặng yên
+ Quan sát
HOẠT ĐỘNG 3 :
GV hướng dẫn HS làm tường trình vào vở.
- Yêu cầu HS rửa dụng cụ và vệ sinh bàn thí nghiệm
Tiến hành thí nghiệm 1 :	
- HS : Các nhóm HS làm theo hướng dẫn của GV.
HS : Nhận xét :
Giấy qùi (màu tím) chuyển sang màu xanh
HS : Giải thích 
Khí ammoniac đã khuyết tán từ miếng bông ở miệng ống nghiệm sang đáy ống nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm 2 :	
HS các nhóm làm thí nghiệm
HS nhận xét
Màu tím của thuốc tím lan toả rộng trong nước. 
4.Kiểm tra đánh giá..
- GV nhấn mạnh lại mục tiêu bài thực hành và hướng dẫn học sinh làm báo cáo thí nghiệm.
5.Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Làm trước các bài tập trong bài luyện tập 1, tiết sau luyện tập
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–

File đính kèm:

  • doctuan 5.doc