Bài giảng Tiết 9, 10 - Bài 6: Saccarozo, tinh bột và xenlulozo

. Về kiến thức.

- Nắm và phân biệt được các loại cacbohidrat, biết được saccarozo thuộc loại di saccarit và tinh bột, xenlulozo thuộc loại polisaccarit.

- Nắm được các trạng thái tồn tại của saccarozo, tinh bột và xenlulozo.

- Nắm được các tính chất hoá, lí cơ bản của saccarozo, tinh bột và xenlulozo

- Biết được cách sản xuất saccarozo và ứng dụng của saccarozo, tinh bột và xenlulozo

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 9, 10 - Bài 6: Saccarozo, tinh bột và xenlulozo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 9 + 10:
 Bài 6: 
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức.
- Nắm và phân biệt được các loại cacbohidrat, biết được saccarozo thuộc loại di saccarit và tinh bột, xenlulozo thuộc loại polisaccarit.
- Nắm được các trạng thái tồn tại của saccarozo, tinh bột và xenlulozo.
- Nắm được các tính chất hoá, lí cơ bản của saccarozo, tinh bột và xenlulozo
- Biết được cách sản xuất saccarozo và ứng dụng của saccarozo, tinh bột và xenlulozo 
2. Về kĩ năng.
- Vận dụng các kiến thức đã học giải thích được tính chất hoá học của saccarozo, tinh bột và xenlulozo
- Giải được các bài tập liên quan đến saccarozo, tinh bột và xenlulozo đặc biệt là các bài tập về nhận biết 
3. Về phát triển tư duy.
- Rèn luyện khả năng suy luận, so sánh.
- Rèn luyện khả năng dự đoán tính chất dựa vào cấu tạo.
4. Về tình cảm thái độ
- Tạo hứng thú học tập, lòng say mê khoa học 
- Rèn ý thức trách nhiệm của người công dân.
II. Chuẩn bị của giáo viên.
-Ph óng to h ình 2.4(30- SGK), 2.7(32- SGK) , 2.3 (27- SGK)
III. Các hoạt động dạy học:	
Ổn định :
Kiểm tra:
HS 1: Nêu t/c hoá học glucozơ, viết PTHH chứng minh?
HS 2: Nhận biết các chất: fructozơ, glixerol, etanol
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:
-GV: Phát phiếu học tập, thu và chấm nhóm xong trước
-HS: Trả lời phiếu học tập theo nhóm.
Phiếu học tập số 1
Nêu các tên gọi khác trong đời sống của sacarozo và nguồn gốc trong tự nhiên của nó.
Quan sát mẫu đường sacarozo, thử độ tan trong nước và nêu các tính chất vật lí của nó?
Nêu công thức cấu tạo của sacarozo.
Hoạt động 2:
-HS: dựa và CTCT của sacarozo suy ra tính chất hóa học của nó.
- GV: Nhận xét, có tính chất của ancol đa chức, không có tính chất của andehit đơn chức.
-HS: Nêu t/c của ancol đa chức
- GV: phản ứng đặc trưng của đi và polisaccarit là pư thủy phân.
-HS: viết PTPƯ thuỷ phân saccarozơ
Phiếu học tập số 2
Nêu sơ đồ điều chế và ứng dụng của sacarozo
Hoạt động 3:
Phiếu học tập số 3
Tinh bột là 1 chất rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Em hãy nêu các tính chất vật lí của tinh bột.
 Nêu CTPT và cấu tạo của tinh bột.
Nêu quá trình tạo thành tinh bột trong cây xanh.
Cấu tạo amilozơ
Cấu tạo amilopectin phức tạp
.
TIẾT 10:
Hoạt động4;
- HS: Viết phản ứng thủy phân của tinh bột.
-GV: trong cơ thể người và động vật, tinh bột được thủy phân nhờ các enzim.
-HS: Làm thí nghiệm phản ứng màu với iot và quan sát hiện tượng xảy ra.
-HS: nêu các ứng dụng của tinh bột mà em biết.
Tinh bột là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật.
Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán.
Trong cơ thể người, tinh bột bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ các enzim trong nước bọt và ruột non. 
Phần lớn glucozơ được hấp thụ trực tiếp qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể ; phần còn dư được chuyển về gan. ở gan,glucozơ được tổng hợp lại nhờ enzim thành glicogen dự trữ cho cơ thể.
Hoạt động 5:
Phiếu học tập số 4
Nêu tính chất vật lí của xenlulozo và trạng thái thiên nhiên của nó.
Cho biết cấu tạo phân tử xenlulozo.
Hoạt động 6:
GV: xenlulozo có phản ứng thủy phân giống như tinh bột
HS: Viết các phương trình phản ứng.
I. Saccarozo , C12H22O11 
1. Tính chất vật lí
- Là chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, nóng chảy ở 1850C. 
- Tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ.
2. Công thức cấu tạo
- Là 1 disaccarit, gồm 1 gốc glucozo và 1 gốc fructozo liên kết với nhau qua nguyên tử O, phân tử chỉ có nhóm –OH(ancol).
 C6H11O5 -O - C6H11O5 
 Gốc glucozo Gốc fructozo
-Mạch vòng:
3. Tính chất hóa học
a. Tính chất của ancol đa chức
Saccarozơ + Cu(OH)2 	
 dd xanh lam
b. Phản ứng thủy phân
C12H22O11 + H2O 
 C6H12O6 + C6H12O6 
 fructozo glucozo 
4. Sản xuất và ứng dụng 
Sản xuất sacarozo
Ứng dụng
là thực phẩm quan trọng của con 
người.
là nguyên liệu trong công nghiệp thực 
phẩm và dược phẩm.
là nguyên liệu để tráng gương, tráng 
ruột phích.
II. Tinh bột 
1.Tính chất vật lí.
là chất rắn ở dạng bột vô định hình, 
màu trắng.
 không tan trong nước lạnh. Trong 
nước nóng tạo thành dd keo gọi là hồ tinh bột.
2.Cấu tạo phân tử.
Tinh bột thuộc loại polisacarit, gồm
nhiều mắt xích C6H10O5 liên kết với nhau, CTPT: (C6H10O5)n.
Các mắt xích liên kết với nhau tạo 
thành 2 dạng:
 + dạng lò xo và không phân nhánh:
amilozo (PTK : 200.000)
+ dạng lò xo phân nhánh: amilopectin
Có PTK lớn 1000.000-2000.000
LK glucozit: C1- O – C4 trong mỗi đoạn mạch, LK C1- O- C6 giữa các đoạn mạch
Tinh bột được tạo thành trong cây xanh
nhờ quá trình quang hợp:
 6nCO2 + 5nH2O→ (C6H10O5)n + 6nO2
...................................................................
2. Tính chất hóa học.
a. Phản ứng thủy phân.
(C6H10O5)n + nH2O n C6H12O6 
Trong cơ thể người, ĐV : tinh bột bị thuỷ phân nhờ các enzim
b. Phản ứng màu với iot
Nhỏ dd iot vào hồ tinh bột tạo ra 
màu xanh lam → nhận biết tinh bột.
Giải thích: Do cấu tạo mạch ở dạng 
xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp thụ iot cho màu xanh lam.
3. ứng dụng
- là chất dinh dưỡng quan trọng cơ bản của con người và 1 số động vật. 
Sự thuỷ phân tinh bột trong cơ thể người:
III. Xenlulozo
Tính chất vật lí, trạng thái thiên nhiên.
là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không 
có mùi vị. 
không tan trong nước và nhiều dung 
môi hữu cơ như: ete, benzen, tan được trong nước svayde Cu(OH)2/NH3.
Là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối.
Cấu tạo phân tử.
là 1 polisacarit, phân tử gồm nhiều gốc 
β- glucozo liên kết với nhau thành mạch kéo dài, có KLPT rất lớn.
khác với tinh bột, xenlulozo chỉ có cấu 
tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm –OH.
CTPT: (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n
Tính chất hóa học. 
Phản ứng thủy phân
(C6H10O5)n + nH2O n C6H12O6 
b. Phản ứng este hóa với axit nitric.
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 
 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
Sản phẩm dễ cháy, nổ,:dùng làm thuốc súng không khói
Ứng dụng.
Những nguyên liệu chứa xenlulozo 
thường được dùng trực tiếp hoặc chế biến thành giấy.
Là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo 
và chế tạo thuốc súng không khói.
IV. Củng cố
	Phiếu học tập số 5
Cách phân biệt được sacarozo, tinh bột và xenlulozo ở dạng bột là:
cho từng chất tác dụng với HNO3/H2SO4
cho từng chất tác dụng với dd iot
hòa tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dd iot
cho từng chất tác dụng với vôi sữa.
2. Cho 3 nhóm chất hữu cơ sau :
(I) : Saccarozo và dd glucozo (II): Saccarozo và mantozo 
(III): Saccarozo, mantozo và andehit axetic
Thuốc thử nào sau đây, có thể phân biệt được các chất trong mỗi nhóm cho trên ?
A. Cu(OH)2/OH- 	 B. AgNO3/NH3 
 	C. Na 	 D. dd Br2
4. Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, Xenlulozo, polivinylclorua 
B.Tinh bột, Xenlulozo, protein, glucozo, Saccarozo 
C.Tinh bột, Xenlulozo, protein, chất béo, Saccarozo 
D. Tinh bột, Xenlulozo, protein, polietilen, Saccarozo 
5. Một hợp chất cacbonhidrat X có các phản ứng theo sơ đồ sau:
 X Cu(OH)2/NaOH dd màu xanh lam t0 kết tủa đỏ gạch
Vậy X không thể là:
A. glucozo B. fructozo C. saccazoro D. mantozo
6. Đốt cháy hoàn toàn 0,513g 1 cacbonhidrat X thu được 0,4032 lít CO2 ( đktc) và 0,297g nước. MX < 400 và có khả năng tham gia pư tráng gương. Tên của X là:
A. glucozo	B. saccarozo	C. fructozo	D. mantozo
7. Dùng 340,1g kg xenlulozo và 420kg HNO3 nguyên chất có thể thu được bao nhiêu tấn xenlulozo trinitrat, biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20%?
A. 0,75 tấn	B. 0,6 tấn	C. 0,5 tấn	D. 0,85 tấn
Dăn dò: Ôn tập toàn bộ 2 chương .Gìờ sau LT
 BTVN: 1,2,3,4,5.(SGK)

File đính kèm:

  • docsaccarozo tinh bot.doc
Giáo án liên quan