Bài giảng Tiết 8 : Nồng độ phần trăm của dung dịch - Tính theo phương trình hoá học (tiết 2)

MU?C TIấU

 1. Kiến thức

 - Hiểu sâu hơn và nắm lại toàn bộ những kiến thức về PTHH, các bước cân bằng PT.

 - Giải bài tập tự luận dạng hỗn hợp dựa vào nồng độ % của dung dịch.

 - Nêu được công thức tính nồng độ phần trăm (C%) và biến đổi các đại lượng liên quan.

 - Công thức chuyển đổi liên quan đến khối lượng riêng

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 8 : Nồng độ phần trăm của dung dịch - Tính theo phương trình hoá học (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 08/10/2011
Ngày giảng :9A 11/10/2011
 9B 13/10/2011
Tiết 8 : Nồng độ phần trăm của dung dịch - 
TíNH THEO PHƯƠNG TRìNH HOá HọC (Tiết 2)
I . MỤC TIấU
 1. Kiến thức
	 - Hiểu sâu hơn và nắm lại toàn bộ những kiến thức về PTHH, các bước cân bằng PT.
 - Giải bài tập tự luận dạng hỗn hợp dựa vào nồng độ % của dung dịch.
 - Nêu được công thức tính nồng độ phần trăm (C%) và biến đổi các đại lượng liên quan.
 - Công thức chuyển đổi liên quan đến khối lượng riêng.
2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức về nồng độ phần trăm, viết PTHH, kĩ năng tính toán và hoạt động theo nhóm nhỏ.
3. Thái độ
 - Giáo dục ý thức tự giác học tập, ham học hỏi nghiên cứu biết cách pha chế dung dịch thông thường.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Hệ thống bài tập, câu hỏi.
- HS: Ôn lại các kiến thức đã học về nồng độ phần trăm, PTHH, công thức tính số mol.
III HOẠT Đệ̃NG DẠY -HỌC
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
Bài 1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
SàSO2àSO3àH2SO4à Na2SO4 àBaSO4
Bài 2. Tính số gam chất tan có trong dung dịch sau:
a) 200 (g) dd KCl nồng độ 10%.
b) 300 (g) dd KOH nồng độ 5%.
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung kiến thức.
- GV chốt lại kiến thức.
* HS1 trình bày:
C% = mct.100%/mdd (1)
+ C%: nồng độ %
+ mct: khối lượng chất tan.
+ mdd: khối lượng dung dịch.
*HS2 trình bày:
a) mct = mKCl = 200.10/100 = 20(g)
b) mct = mNaOH = 300.5/100 = 15(g)
3. Bài mới
Hoạt động 1: Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch
- GV sử dụng phần kiểm tra bài cũ để củng cố kiến thức.
- Từ (1) hãy cho biết bạn đã áp dụng công thức nào để tính toán?
- Giải thích ý nghĩa các đại lượng.
- Cho biết: 
+ mct = ?
+ mdd = ?
- GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức.
- HS nhớ lại kiến thức.
- Nêu cách tính.
- HS khác bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
+ mct = C%.mdd/100% (2)
+ mdd = mct.100%/C% (3)
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
- Bài tập 1: Cho 8(g) hỗn hợp Mg và Fe tác dụng hết với x (g) dd HCl 3,65% tạo ra 4,48 (l) khí H2 ở ĐKTC.
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?
c) Tính V(H2) = ? ở đktc.
- GV yêu cầu HS trình bày cách làm.
- Gợi ý:
nH2 = ?
à mFe + mMg = 8
--> Thiết lập PT liên qua đến khối lượng của hỗn hợp
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày.
- Chốt lại kiến thức.
Bài tập 2: 
- Cho 12 (g) hỗn hợp bột gồm CuO và MgO tác dụng vừa đủ với 400 (g) dd HCl 3,65%. 
a) Viết PTPƯ.
b) Tính % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.
- GV gợi ý:
+ Xác định có mấy chất pư?
+ Tính số mol của axit?
- Gợi ý, giúp đỡ các nhóm yếu.
- HS đứng tại chỗ trình bày cách làm.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên.
* HS tự rút ra kiến thức:
a) Ta có nH2 = 4,48:22,4 = 0,2 mol
Mg + 2HCl à MgCl2 + H2 (1)
x mol ò x mol
 Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 (2)
0,2 - x mol ò 0,2 - x mol
b) 
Ta có mFe + mMg = 8
-> 24x + 56(0,2 - x) = 8
--> x = 0, mol
Theo (1) nMg = nH2 = 0,1 mol
à mMg = a = 0,1.24 = 2,4 (g)
Vậy mFe = 8 - 2,4 = 5,6 g
- HS thảo luận theo nhóm tìm hiểu cách làm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác BS.
* HS tự rút ra kiến thức:
a)
Ta có: nHCl = 400.3,65/36,5.100 = 0,4mol
MgO + 2HCl à MgCl2 + H2O
 0,5x mol ò x mol
 CuO + 2HCl àCuCl2 + H2O
0,5(0,4 - x) mol <- 0,4 - x mol
b)
Ta có mCuO + mMgO = 12
-> 40.0,5x + 80.0,5(0,4 - x) = 12
-> x = 0,2 mol
Theo PT nMg = 0,5.x = 0,5.0,2 = 0,1 mol
à mMgO = 0,1.40= 4 g
%mMgO = 4.100%/12 = 33,33%
à %mCuO = 100% - 33,33% = 66,67%
4.Củng cố- Dặn dò
a.Củng cố
Nhóm 1: Bài 1.
- Tính nồng độ % của các chất có trong dd sau:
a) 200 (g) dd NaCl có chứa 10 (g) KOH.
b) 400 (g) dd LiOH có chứa 5(g) NaOH.
c) 500 (g) dd KCl có chứa 10 (g) NaCl.
Nhóm 2: Bài 2:
- Tính khối lượng của chất tan trong mỗi dd sau:
a) 150 (g) dd NaCl có nồng độ 5%.
b) 200 (g) dd HCl có nồng độ 4%.
c) 300 (g) dd KCl có nồn độ 6%.
Nhóm 3: Bài 3:
- Tính khối lượng dd của mỗi chất trong mỗi trường hợp sau:
a) Dd có 0,2 mol KOH nồng độ 2%.
b) Dd có 10 (g) HCl có nồng độ 5%.
c) Dd có 5(g) NaCl có nồng độ 2%.
- GV giúp đỡ nhóm hoạt động còn yếu.
- GV kiểm tra kiến thức.
- Chốt lại kiến thức.
* HS rút ra kiến thức:
Bài 1:
a) C%(NaCl) = 10.100/200 = 10%
b) C%(LiOH) = 5.100/400 = 1,25%.
c) C%(KCl) = 10.100/500 = 2%.
Bài 2:
a) mNaCl = 150.5/100 = 7,5(g)
b) mHCl = 200.4/100 = 8(g)
c) mKCl = 300.6/100 = 18(g)
Bài 3:
a) mdd (KOH) = 0,2.56.100/2 = 560 (g)
b) mdd (HCl) = 10.100/5 = 200(g)
c) mdd (NaCl) = 5.100/2 = 250(g)
b Dặn dò
- Ôn lại nội dung bài SGK.
- Ôn lại nội dung chuỗi phản ứng.
- Bài tập về nhà:
Cu à CuO à CuCl2 à Cu(OH)2 à CuSO4

File đính kèm:

  • docTC 98.doc