Kì thi học sinh giỏi thành phố hà nội môn thi: hoá học lớp 9 năm học: 2002-2003

Câu 1: Các câu nói sau đay đúng hay sai? Giải thích và sửa lại các câu sai cho đúng

1. Nước mía nguyên chất

2. Trong chất đồng sunfat có đơn chất đồng và phân tử gốc axit

3. Oxit bazơ kết hợp với axit bằng muối cộng nước

4. Hỗn hợp gồm nhiều nguyên tử khác nhau

doc89 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kì thi học sinh giỏi thành phố hà nội môn thi: hoá học lớp 9 năm học: 2002-2003, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m dung dịch HCl 1,46 % vào dung dịch F. Hỏi có bao nhiêu% AgNO3 tác dụng với HCl 
Câu VII: Tiến hành phản ứng este hoá giữa axit CxHyCOOH và rượu CnH2n+1OH. Do phản ứng xảy ra không hoàn toàn nên sau phản ứng tách lấy hỗn hợp X chỉ chứa este, axit, rượu
Lấy 1,55 gam X đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,736 lit CO2 (đktc) và 1,26 gam nước
Lấy 1,55 gam X tác dụng vừa đủ với 125 ml dung dịch NaOH 0,1M. Trong hỗn hợp thu được sau phản ứng có b gam muối và 0,74 gam rượu. Tách lấy lượng rượu rồi cho hoá hơi hoàn toàn thì thu được thể tích hơi rượu đúng bằng thể tích của 0,32 gam O2 ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất
1) Xác định công thức phân tử của rượu
2) Tính b. Tính hiệu suất phản ứng este hoá và tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong X
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Năm học 2003-2004
Câu I
1) Có sơ đồ biến hoá sau:
	A đ B đ C đ D đ Cu
Biết rằng A, B, C, D là những hợp chất khác nhau của Cu, CuSO4, CuCl2, CuO, Cu(OH)2, Cu(NO3)2
a) Hãy cho biết dãy biến đổi nào sau đây là phù hợp với sơ đồ trên 
1/ CuO đ Cu(OH)2 đ CuCl2 đ Cu(NO3)2 đ Cu
2/ CuSO4 đ CuCl2 đ Cu(OH)2 đ CuO đ Cu
3/ Cu đ CuCl2 đ Cu(OH)2 đ CuO đ Cu
4/ Cu(OH)2 đ CuO đ CuCl2 đ Cu(NO3)2 đ Cu
5/ Cu đ CuSO4 đ Cu(OH)2 đ Cu(NO3)2 đ Cu
b) Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra của những dãy biến đổi hoá học mà em cho là phù hợp
2) Ta làm một thí nghiệm tìm hiểu về tính hoạt động của các kim loại P, Q, R,S có kết quả như sau:
- Kim loại S đẩy được kim loại P ra khỏi dung dịch muối
- Kim loại P đẩy được kim loại Q trong dung dịch muối
- Kim loại Q đẩy được kim loại R tong dung dịch muối
a/ Hãy sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự hoạt động hoá học tăng dần
b/ Hãy minh hoạ những kim loại P, Q, R, S bằng những kim loại cụ thể và các dung dịch muối của P, Q, R, S bằng những chất cụ thể và viết các phương trình phản ứng xảy ra
Câu II:
Trên 2 đĩa cân ở vị trí cân bằng có 2 cốc thuỷ tinh, mỗi cốc đựng 100 gam dung dịch HCl 20%
a/ Nếu cho thêm vào cốc thứ nhất 20 gam Zn, vào cốc thứ hai 20 gam CaCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, vị trí của đĩa cân có thay đổi hay không ? Hãy giải thích
b/ Nếu thêm vào cốc thứ nhất 0,1 mol Zn, vào cốc thứ hai 0,1 mol CaCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, vị trí của đĩa cân có thay đổi không? Hãy giải thích.
Câu III:
1- Hãy xác định các chất A, B, C có thể ứng với chất nào trong các chất sau: CH4, C2H6, C3H8 biết rằng:
- Khi đốt A tạo thành khí CO2 va hơi nước có tỷ lệ thể tích tương ứng là :
VCO2 : VH2O = 2: 3 ( đo ở cùng đk)
Khi thực hiện phản ứng thế với Br2 theo tỉ lệ số mol 1:1, B tạo được sản phẩm có chứa 84,21 % Br2 theo khối lượng. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol C cần 5 mol O2
2- Một trong những cách làm sạch tạp chất lẫn trong nước mía dùng để sản xuất đường phèn theo phương pháp thủ công được thực hiện bằng cách cho bột than xương và máu bò vào nước ép mía. Sau khi khuấy kĩ, người ta đun nhẹ rồi lọc lấy phần nước trong. Phần nước lọc này mất hẳn màu sẫm và mùi mía. Cô cạn nước lọc thu được nước đường. Hãy giải thích việc sử dụng than xương và máu bò trong cách làm này.
Câu IV: 
1- Thông thường để dập tắt đám cháy người ta dùng bình khí CO2. Trường hợp đám cháy nào người ta không thể dùng bình khí CO2 để dập tắt ngọn lửa? Nêu dẫn chứng cụ thể minh hoạ
2- Đốt cháy hoàn toàn một dây kim loại trong bình khí quyển CO2 ta thu được 1 oxit có khối lượng 16 gam. Cũng lượng kim loại trên cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 ta thu được 2,24 lit một khí duy nhất bay ra (đktc). Xác định kim loại đó
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Năm học 2002-2003
Câu 1: 
1/ Hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Để dập tắt đám cháy xăng dầu, tại sao người ta không dùng nước mà dùng cát hay chăn dạ trùm lên ngọn lửa
b) Tại sao khi ngọn lửa đèn dầu có bấc ngắn lụn dần dù dầu đã cạn, người ta đổ thêm nước vào chỗ dầu còn lại thì đèn lại sáng lên
c) Tại sao khi vặn bấc đèn lên quá cao thì sinh nhiều muội đen
2/ Thế nào là sự cháy hoàn toàn? Vì sao đối với nhiên liệu khí ta dễ đốt cháy hoàn toàn hơn nhiên liệu rắn?
3/ Tại sao muốn có được ngọn lửa ở nhiệt độ cao để hàn cắt kim loại phải dùng axetilen chứ không dùng etan, mặc dù nhiệt đốt cháy các khí đó ở cùng đk tương ứng bằng 1320 (kJ/mol) và 1562 (kJ/mol). Hãy giải thích bằng phương trình phản ứng 
Câu 2: Có sơ đồ phản ứng sau:
1/ A(k) + B(k) đ C (k)
2/ A + Dk đ Ek
3/ E(lỏng) + Bk đ Ak + Fhơi
4/ Ek + Bk đ Ck + Fhơi
5/ C + B đ G(k)
6/ Gk + Flỏng đ Hlỏng + Ckhí
7/ Gk + Bk + Flỏng đ Hlỏng
8/ Cu + Hlỏng đ I + Ck + Flỏng
Viết các phương trình phản ứng hoá học trên và ghi rõ điều kiện của phản ứng nếu có
Câu 3: Có 5 lọ được đánh số, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: Na2SO4, Ca(CH3COO)2, Al2(SO4)3, NaOH, BaCl2. Chất nào chứa trong lọ số mấy, nếu:
- Rót từ lọ số 4 vào lọ 3 có kết tủa trắng
- Rót dung dịch từ lọ số 2 vào lọ 1 có kết tủa keo, tiếp tục rót thêm thì kết tủa đó bị tan
- Rót dung dịch từ lọ số 4 vào 5, ban đầu chưa có kết tủa, rót thêm thì có lượng nhỏ kết tủa xuất hiện
Viết phương trình phản ứng để minh hoạ cho câu trả lời.
Kì thi chon hsg Năm học 2003-2004
Câu I:
1/ Viết phương trình phản ứng giữa 2 oxit:
a) Tạo thành axit
b) Tạo thành bazơ
c) Tạo thành muối
d) Không tạo thành 3 hợp chất trên
(Mỗi trường hợp viết một phương trình phản ứng )
2/ Viết phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ:
muối axit + muối đ muối + axit
Câu II:
1/ Cho sơ đồ phản ứng : 
a) Cu + H2SO4 (đặc, nóng) đ X + .
b) X + NaOH đ Y + ..
c) Y + HCl đ .
Cho biết công thức của chất X, Y và viết lại các phương trình phản ứng trên.
2/ Hoá chất T là một chất bột màu trắng, biết rằng chất đó chỉ có thể là một trong các chất sau: MgCl2, CaCO3, BaCl2, CaSO4. Hãy mô tả cách kiểm tra mẫu hoá chất trên để biết đó là chất nào.
 Câu III: 
1/ Một hỗn hợp khí gồm CO2 và khí A. Trong hỗn hợp trên, về kim loại CO2 chiếm 82,5 %, còn về thể tích khí A chiếm 25%
a) Tìm khối lượng mol của khí A
b) Viết công thức phân tử của 3 chất có phân tử khối như trên
2/ Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon la A , B có công thức phân tử tương ứng là CnH2n+2 và CnH2n-2, trong đó tỉ lệ số mol giữa A và B là 1:2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, rồi dẫn sản phẩm thu được qua bình đựng axit sunfuric đặc thấy khối lượng sản phẩm giảm đi 25,42%. Xác định công thức cấu tạo vủa A và B
Câu IV
1/ Trong một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, người ta thấy cứ trong số 31 nguyên tử thì có 20 nguyên tử Oxi
a) Tìm thành phần phần trăm về khối lượng của Al2(SO4)3 trong hỗn hợp trên
b) Đem hoà tan hoàn toàn hỗn hợp trên vào nước, rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư. Hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp đầu
2/ Cho 36,65 gam hỗn hợp MgCl2, NaCl, NaBr hoà tan hoàn toàn vào nước được dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng với 500m dung dịch AgNO3 nồng độ 1,4M thấy tạo thành 85,6 gam hỗn hợp muối bạc kết tủa. Lọc lấy dung dịch, cho tiếp vào đó một lượng Mg kim loại đem khuấy kĩ, sau phản ứng thấy khối lượng kim loại tăng 14,4 gam
Viết các phương trình phản ứng và tính thành phần phần trăm khối lượng các muối trong hỗn hợp đầu.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố 
năm 2002-2003 - Môn hoá học lớp 9
CâuI: 
	1. Có nước và silic đioxit, hãy chọn thêm một bazơ và một muối. Dùng 4 chất này và được dùng các sản phẩm tương tác chung, viết phương pháp phản ứng tạo ra: KHCO3, KHO, CaSiO3, Co2, K2SiO3, Ca(HCO2).
	2. Có 6 lọ bị mất nhãn đựng riêng biệt dung dịch muối của natri: nitrat, clorua, sunfua, sunfat, cacbonnat, hidrocacbon. Các hoá chất trong phòng thí nghiệm gồm: dung dịch HCl, NaOH, BaCl2, AgNO3, CuSO4. Hãy nêu cách phân biệt 6 lọ dung dịch muối trên. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
	3. Có hỗn hợp khhí gồm mêtan, và các tạp chất: cacbon dioxit, hidro clorua, etilen, hidro sunfua,. Làm thế nào để thu được mêtan không tạp chất. Viết các phương trình phản ứng.
Câu II: 
	1. Cho biến hoá giữa các hợp chất sau: A B C
Cho biết: A + O2 to B
 B + O2 to C D E
Chất %X %Y %Z
 A 77,78 22,22
 B 72,47 27,59 
 C 70,00 30,00 
 D 44,09 55,91
 E 34,46 65,54
 C
 D
 E
 D + Cl2 to E
 và biết thành phần phần trăm khối lượng
của các nguyên tố X,Y,Z có trong các hợp 
chất A, B, C, D, E (bảng trên), trong đó X 
là kim loại.
Tìm công thức của các hợp chất A, B, C, D, E
phù hợp với các dữ kiện đã nêu ở trên.
	2. Nung m g hỗn hợp chất rắn gồm Fe2O3, và CuO với một lượng CO (thiếu), sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn B có khối lượng 28,8 gam và 15,68 lít khí CO2 (ở đktc). Xác định m.
Câu III: 
	Đốt cháy hoàn toàn 1,76 gam sunfua của một kim loại có công thức MS trong oxi người ta thu được oxit M2O3 và khí sunfurơ. Để hoà tan hoàn toàn khối lượng M2O3 này cần dùng một lượng dung dịch đủ axit sunfuric 29,4%. Nồng độ của muối M2(SO4)3 trong dung dịch thu được là 34,5%. Làm nguội dung dịch có 2,9 gam tinh thể M2(SO4)3 .nH2O tách ra và nồng độ dung dịch muối còn lại là 23%.
	1. M là kim loại nào.
	2. Xác định công thức muối ngậm nước.
	3. Nếu lấy toàn bộ lượng khí sunfurơ thu được dùng để điều chế dung dịch H2SO4 29,4% thì thu được bao nhiêu gan dung dịch trên, coi hiệu suất của cả quá trình là 100%.
Câu IV: 
	Đốt cháy hoàn toàn 0,672 lít khí (ở đktc) hỗn hợp 2 hiđro cacbon có công thức là C3H8 và CnH2n (n2) sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng 150 gam dung dịch Ca(OH)2 nộng độ 5% thấy trong bình có 7 gam kết tủa.
	1. Xác định công thức của hiđro cacbon chưa biết.
	2. Lọc bỏ kết tủa, tính nồng độ phần trăm của Ca(OH)2 trong dung dịch còn lại.
Cho h=1; C=12; N=14; O=16; Na = 23; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Na= 40; 
Cu = 64; Zn = 65.
Thi tuyển sinh lớp 10 
Câu I:
	1. Có ba gói bột màu trắng không ghi nhãn, mỗi gói chứa riêng rẽ hai chất sau: Na2CO3 và K2CO3; NaOH, và KCl; MgSO4 và BaCl2. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào để phân biệt ba gói bột trên nếu chỉ sử dụng nước và các ống nghịêm. Viết các phương trình hoá học.
	2. Những nguyên liệu nào thường dùng để sản xuất oxi trong công nghiệp?
Viết hai phương trình hoá học biểu diễn phản ứng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Câu II:
	1.Tìm 

File đính kèm:

  • docde_thi_hsg_Hoa_lop_9.doc