Bài giảng Tiết : 8 - Bài 6 : Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

. MỤC TIÊU

 1, Về kiến thức : HS biết :

 - Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, mùi, vị, độ tan), tính

 chất hoá học của saccarozơ (phản ứng với Cu(OH)2 thuỷ phân trong môi

 axit), quy trình sản xuất đường trắng (saccarozơ) trong công nghiệp, ứng dụng.

 - Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, mùi, vị, độ tan), của

 tinh bột.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 8 - Bài 6 : Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm rút ra nhận xét.
 - Viết các ptpu minh hoạ cho tính chất hoá học.
 - Phân biệt các dung dịch : Saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học.
 - Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân.
 - Bảo quản đường hợp lí, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
3, Về thái độ :
 - Nhận thức được tầm quan trọng của saccarozơ trong cuộc sống.
 - Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường, ý thức trồng và bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
 1, Chuẩn bị của GV : Hệ thống câu hỏi và b.tập, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
 + Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, ống nhỏ giọt.
 + Hoá chất: dd CuSO4, dd NaOH, saccarozơ, tinh bột.
 2, Chuẩn bị của HS : Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1, Kiểm tra bài cũ : Nêu CTCT mạch hở và tính chất của fructorơ ? 
 2, Dạy nội dung bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tính chất vật lí
 của saccarozơ
GV : Cho HS quan sát mẫu saccarozơ (đường kính trắng) tìm hiểu SGK và thực tế đs nêu : - T/c vật lí và trạng thái thiên nhiên của saccarozơ.
- Các loại đường sx từ mía ?
HS : Q.sát, ng/cứu, l.hệ và trả lời
HS : Khác nhận xét, bổ sung.
GV : Kết luận.
Hoạt động 2 : Cấu trúc phân
 tử của saccarozơ
GV : Cho HS ng/cứu SGK nêu : 
- Để xác định CTCT của saccarozơ người ta phải tiến hành các thí nghiệm nào ?
- Phân tích các kết quả thu được rút ra kết luận về cấu tạo phân tử của saccarozơ ?
- Viết CTCT của saccarozơ ?
HS : Ng/cứu SGK trả lời và viết CTCT của saccarozơ.
HS : Khác nhận xét, bổ sung.
GV : Kết luận sửa chữa cho HS cách viết, chú ý cách đánh số các vòng trong phân tử saccarozơ, cho HS q.sát hình vẽ phóng to cấu tạo dạng vòng saccarozơ.
Hoạt động 3 : Tính chất hoá
 học của saccarozơ
GV : Cho HS ng/cứu CTPT của saccarozơ từ đó dự đoán t/c hh ?
HS : Ng/cứu CTPT dự đoán t/c . 
GV : Cho HS làm TN :
- Dd saccarozơ t/d Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
- Nêu h.tượng, g.thích, viết ptpu?
HS : Làm TN, q.sát, nêu hiện tượng, giải thích, viết ptpu.
HS : Khác nhận xét, bổ sung.
GV : Kết luận 
Hoạt động 4 : Phản ứng thuỷ
 phân của saccarozơ
GV : Cho HS ng/c SGK q.sát TN pu thuỷ phân của sẩccozơ và viết ptpu thuỷ phân saccarozơ.
HS : Ng/c q,sát và viết ptpu.
GV : Kết luận và cho HS thảo luận nhóm bài tập : 
- Hãy g.thích h.tượng thực tế các xí nghiệp tráng gương đã dùng dd saccarozơ với axit sunfuric làm chất khử trong phản ứng tráng bạc.Viết các ptpu xẩy ra ?
HS : T.luận và báo cáo kết quả
HS : Nhóm khác n.xét, bổ sung
GV : Kết luận 
Hoạt động 5 : Sản xuất và ứng
Cây mía
 (1) Ép (hoặc ngâm, chiết) 
 (4) + SO2 (tẩy màu) 
Dung dịch đường (có màu)
 (3) + CO2 lọc bỏ CaCO3 
Dung dịch đường (không màu)
Dung dịch đường có lẫn canxi saccarat
 (2) + Vôi sữa, lọc bỏ tạp chất
Nước mía (12 – 15 % đường)
Đường kính
Rượu
Nước rỉ đường 
 (5) Cô đặc để kết tinh, lọc
men
lên
 dụng saccarozơ
GV : Cho HS ng/c SGK theo dõi sơ đồ : 
- Nêu t.tắt các c.đoạn chính của q.trình sx saccarozơ từ cây mía ?
HS : Ng/c SGK theo dõi sơ đồ và trả lời 
GV : Kết luận và cho HS nêu cách bảo quản đường và cách bảo vệ môi trường khi sản xuất saccarozơ ?
GV : Cho HS nêu ứng dụng của saccarozơ.
HS : Trả lời 
Hoạt động 6 : Tính chất vật lí 
 của tinh bột
GV : Cho HS q.sát mẫu tinh bột và ng/c SGK cho biết các tính chất vật lí và trạng thái thiên nhiên của tinh bột.
HS : Q.sát mẫu tinh bột và ng/c SGK và trả lời.
Hoạt động 7 : Cấu trúc phân
 tử tinh bột
GV : Cho HS ng/c SGK nêu :
- Cấu trúc phân tử của tinh bột ?
- Đặc điểm liên kết giữa các mắt xích a-glucozơ trong phân tử tinh bột ?
HS : Ng/c và trả lời 
GV : Kết luận : Có thể coi tinh bột là polime do nhiều mắt xích a-glucozơ hợp lại và có công thức (C6H10O5)n (n từ 1.200 đến 6000).Có 2 loại là . Amilozơ không phân nhánh, PTK # 200.000 đvC. Amilopectin phân nhánh, PTK l.hơn amilozơ, # 1000.000 đvC.Trong p.tử amolozơ các liên kết là a[1-4] glicozit. P.tử amilopectin có kiểu l.kết a[1-6] glicozit và a[1-4] glicozit. Tinh bột trong các hạt ngũ cốc, các loại củ là hỗn hợp amilozo và amilopectin trong đó 
amilopectin chiếm tỉ lệ cao hơn mạch tinh bột không kéo dài mà xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng. 
GV : Cho HS nêu cách bảo quản đường, ngũ cốc hợp lí, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
A. SACCAROZƠ
 1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
- Kết tinh , không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, nóng chảy ở 185oC.
- Có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải, thốt nốt
* Tuỳ theo nguồn gốc thực vật, các thương phẩm từ saccarozơ có tên là đường mía, đường củ cải 
* Các loại đường sx từ mía : đường phèn, đường kính, đường cát, đường phê
 2. CẤU TRÚC PHÂN TỬ 
- CTPT : C12H22O11. 
- Bằng các TN : 
 + Dd saccarozơ làm tan Cu(OH)2 thành dd màu xanh lam® có nhiều nhóm –OH kề nhau.
 + Dd saccarozơ không có p.ứng tráng bạc, không khử Cu(OH)2® không có nhóm –CHO và không còn –OH hemixetan tự do.
 + Đun nóng dung dịch saccarozơ có mặt axit vô cơ được Glucozơ và Frcutozơ ® saccarozơ được hợp bởi phân tử Glucozơ và Fructozơ ở dạng mạch vòng bằng liên kết qua nguyên tử oxi (C-O-C ) giữa C1 của Glucozơ và C2 của fructozơ.
- CTCT : Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc a- Glucozơ và một gốc b- Fructơzơ lk với nhau qua nguyên tử oxi.
* Saccarozơ không có nhóm anđehit (CHO) chỉ có nhóm ancol (OH)
 3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 
* Saccarozơ không có nhóm chức anđehit nên không có tính khử như glucozơ nhưng có tính chất của ancol đa chức và do cấu tạo của phân tử từ 2 gốc monosaccarit nên có phản ứng thuỷ phân.
 a) Phản ứng với Cu(OH)2
- Thí nghiệm: sgk
- Hiện tượng: kết tủa Cu(OH)2 tan ra cho dung dịch màu xanh lam.
- G.thích : saccarozơ có nhiều nhóm –OH kề nhau.
2C12H22O11+ Cu(OH)2® Cu(C12H21O11)2 + 2H2O 
 b) Phản ứng thuỷ phân
 C12H22O11+ H2O ® C6H12O6 + C6H12O6
 Glucozơ Fructozơ
Bài tập : Các xí nghiệp tráng gương đã dùng dung dịch saccarozơ với axit sunfuric làm chất khử trong phản ứng tráng bạc vì : Khi đun nóng với axit sunfuric saccazơ đã bị thuỷ phân thành glucozơ và fructozơ mà fructozơ có thể chuyển hoá thành glucozơ trong môi trường bazơ nên tham gia phản ứng tráng gương.
 C12H22O11+ H2O ® C6H12O6 + C6H12O6
 Glucozơ Fructozơ
 C6H12O6 C6H12O6
 Fructozơ Glucozơ 
 CH2OH(CHOH)4CHO+2AgNO3+3NH3+H2O CH2OH[CHOH]4COONH4+2NH3NO3+ 2Ag
 4. SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG 
 a) Sản xuất : Gồm 5 giai đoạn chính : 
 b) Ứng dụng
- Là thực phẩm quan trọng của con người.
- Dùng trong CN thực phẩm, sản xuất bánh kẹo 
- Dùng trong CN dược phẩm để pha chế thuốc.
- Dùng làm nguyên liệu tráng gương, ruột phích
B. TINH BỘT
 1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội, nước nóng 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dd keo nhớt gọi là hồ tinh bột.
- Tinh bột có trong các loại hạt ( gạo, ngô , mì..), củ ( khoai, sắn..) và quả( táo chuối..)
 2. CẤU TRÚC PHÂN TỬ 
- CTPT : (C6H10O5)n 
- Thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích- glucozơ liên kết với nhau tạo thành hai dạng : Dạng không phân nhánh gọi là amilozơ , dạng phân nhánh gọi là amilopectin
O
O
O
Amilozơ
O
O
O
O
O
O
 3, Củng cố, luyện tập : - Nêu nội dung chính của bài.
 (GV : Cho t.báo cho HS về đồng phân của saccarozơ là mantozơ bằng màn hình
* Mantozơ (còn gọi là đường mạch nha) có CTPT C12H22O11 .
* Ở trạng thái tinh thể, phân tử mantozơ gồm 2 gốc glucozơ liên kết với nhau ở C1 của gốc a-glucozơ này với C4 của gốc a-glucozơ kia qua một nguyên tử oxi. Liên kết a - C1 - O - C4 như thế được gọi là liên kết a -1,4 – glicozit.
* Trong dung dịch, gốc a - glucozơ của mantozơ có thể mở vòng tạo ra nhóm CH=O : 
 Mantozơ kết tinh Dạng anđehit của mantozơ trong dung dịch
* Do cấu trúc như trên, mantozơ có 3 tính chất chính :
 1, Tính chất của poliol: T/dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng - mantozơ màu xanh lam.
2, Tính khử : Khử [Ag(NH3)2]OH và Cu(OH)2 khi đun nóng. Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính khử.
3, Bị thủy phân nhờ axit xúc tác hoặc enzim sinh ra glucozơ.
* Mantozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ anzim amilaza (có trong mầm lúa). Phản ứng thủy phân này cũng xảy ra trong cơ thể người và động vật.)
 - Làm bài tập : Trắc nghiệm sau : 
Bài 1 : Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau :
 A . Đều được lấy từ củ cải đường .
 B . Đều có trong biệt dược “ huyết thanh ngọt” .
 C. Đều bị oxi hóa bởi AgNO3 trong dung dịch aomoniac ở nhiệt độ cao . 
 D . Đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam .
Bài 2 : Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây phân biệt được các dung dịch : Saccarozơ,
 mantozơ, anđehit fomic, rượu etylic .
 A .Cu(OH)2 / OH-. B . Dung dịch AgNO3 / NH3 .
 C . Dung dịch brom . D . Na kim loại .
(Nếu còn thời gian thì cho HS thảo luận nhóm bài tập sau : 
Viết phương trình của các phản ứng theo sơ đồ sau. Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có 
 (1) (2) (3) (4) (5) (6) 
Saccarozơ→glucozơ→rượu etylic→axit axetic→natri axetat→metan →anđehit fomic 
(1) C12H22O11+ H2O ® C6H12O6 + C6H12O6
 Glucozơ Fructozơ
(2) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2↑
(3) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O 
(4) CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O 
(5) CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3 
(6) CH4 + O2 HCHO + H2O
 4, Hướng dẫn HS tự học ở nhà : 
 - Học thuộc lí thuyết
 - Làm bài tập : 6 SGK (34).
 - Chuẩn bị tiếp bài : Sacarozơ,tinh bột và xenlulozơ.
Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH)
.
 Tổ trưởng 
PHIẾU HỌC TẬP
- Bài tập : Hãy g.thích h.tượng thực tế các xí nghiệp tráng gương đã dùng dd saccarozơ với axit sunfuric làm chất khử trong phản ứng tráng bạc. Viết các ptpu xẩy ra ?
PHIẾU HỌC TẬP
- Bài tập : Hãy g.thích h.tượng thực tế các xí nghiệp tráng gương đã dùng dd saccarozơ với axit sunfuric làm chất khử trong phản ứng tráng bạc. Viết các ptpu xẩy ra ?
PHIẾU HỌC TẬP
- Bài tập : Hãy g.thích h.tượng thực tế các xí nghiệp tráng gương đã dùng dd saccarozơ với axit sunfuric làm chất khử trong phản ứng tráng bạc. Viết các ptpu xẩy ra ?
PHIẾU HỌC TẬP
- Bài tập : Hãy g.thích h.tượng thực tế các xí nghiệp tráng gương đã dùng dd saccarozơ với axit sunfuric làm chất khử trong phản ứng tráng bạc. Viết các ptpu x

File đính kèm:

  • docT8.doc
Giáo án liên quan