Bài giảng Tiết 70: Hóa học và vấn đề môi trường

1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:

- Biết:

 + Tác động của ngành sản xuất hóa học và các ngành sản xuất khác đến môi trường.

 + Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất.

 + Tác hại của sự ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống của con người.

 + Những vấn đề cơ bản trong việc chống ô nhiễm môi trường

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 70: Hóa học và vấn đề môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 70 
 Ngày soạn:15/04/2009
HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- Biết: 
 + Tác động của ngành sản xuất hóa học và các ngành sản xuất khác đến môi trường.
 + Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất.
 + Tác hại của sự ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống của con người.
 + Những vấn đề cơ bản trong việc chống ô nhiễm môi trường.
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, tổng hợp kiến thức .
- Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BT tự luận liên quan đến hóa học và các vấn đề môi trường.
 3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động trong học tập hóa học. Qua đó tạo niềm đam mê khoa học bộ môn.
- Nhận thức được về trách nhiệm của bản thân HS góp phần bảo vệ môi trường và vận động người thân, cộng đồng bảo vệ môi trường sống
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Kết hợp diễn giảng, nêu và giải quyết vấn đề với đàm thoại.
Kết hợp tổ chức tìm tòi nghiên cứu cá nhân với hoạt động nhóm.
(GV có thể áp dụng phương pháp dạy học theo dự án)
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
 1. Giáo viên: 
- Giáo án, các tư liệu thực tế, sưu tầm các bài báo, tranh ảnh theo chủ đề ô nhiễm môi trường, cách phòng chống ô nhiễm môi trường, một số phiếu học tập.
 2. Học sinh: 
- Hoàn thành đề cương câu hỏi và các nội dung liên quan mà GVBM đã quy định liên quan đến hóa học – vấn đề môi trường; sưu tầm các bài viết, tranh ảnh liên quan đến vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
Lớp
12B1
12B2
12B3
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: (1 phút)
 Qua nghiên cứu tìm hiểu các bài dạy trong chương trình hóa học phổ thông, chúng ta thấy HÓA HỌC có vài trò rất lớn và nó có ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường sống. Vậy thế nào là ô nhiễm môi trường (môi trường nước, không khí, đất) ? Nguyên nhân gây ra các kiểu ô nhiễm môi trường trên và tác hại của nó ? Qua đó thấy được vấn đề đặt ra cho môi chúng ta là gì khi đứng trước thảm họa ô nhiễm môi trường ? Tất cả những điều đó sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay 
“HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG”
b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (12 phút)
GV: Hường dẫn HS:
+ Nghiên cứu SGK, tìm hiểu thêm các tư liệu vấn đề ô nhiễm môi trường và không khí 
+ Chuẩn bị đề cương để trả lời các câu hỏi:
 ? Thế nào là ô nhiễm môi trường, kk
? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường kk
? Tác hại của ô nhiễm không khí
HS: Thảo luận theo nhóm các vấn đề nêu trên, sau đó đại diện trình bày theo yêu cầu câu hỏi và HD của GV.
GV: Lắng nghe, chuẩn kiến thức và khái quát lại những kiến thức cần nhớ để HS cùng ghi nhận thông tin. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
Ô nhiễm không khí có tác hại như thế nào ?
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là gì ?
Tác hại của ô nhiễm không khí ?
Hoạt động 2: (10 phút)
GV: Hường dẫn HS:
+ Nghiên cứu SGK, tìm hiểu các tư liệu liên quan
+ Chuẩn bị đề cương trả lời các câu hỏi:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Khái niệm ô nhiễm môi trường nước?
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước là gì ?
Ô nhiễm nước có tác hại như thế nào ?
HS: Thảo luận nhóm các vấn đề nêu trên và đại diện trình bày theo ý tưởng của nhóm mình.
GV: Lắng nghe, chuẩn kiến thức và khái quát kiến thức cần nắm về khái niệm, nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm môi trường nước để HS cùng ghi nhận thông tin
Hoạt động 3: (9 phút)
GV: Hường dẫn HS:
+ Nghiên cứu SGK, tìm hiểu các tư liệu liên quan
+ Chuẩn bị đề cương trả lời các câu hỏi:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 
Thế nào là ô nhiễm môi trường đất?
Ô nhiễm đất có tác hại như thế nào ?
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất là gì ?
HS: Thảo luận nhóm các vấn đề nêu trên và đại diện trình bày theo ý tưởng của nhóm mình.
GV: Lắng nghe, chuẩn kiến thức và khái quát kiến thức cần nắm về khái niệm, nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm môi trường đất để HS cùng ghi nhận thông tin.
Hoạt động 4: (10 phút)
GV: Hường dẫn HS:
+ Nghiên cứu SGK, tìm hiểu các tư liệu liên quan
+ Chuẩn bị đề cương trả lời các câu hỏi:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 
Tại sao nói bảo vệ môi trường là cần thiết, là sự quan tâm của nhân loại ?
Chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm ?
HS: Thảo luận nhóm các vấn đề nêu trên và đại diện trình bày theo ý tưởng của nhóm mình.
GV: Dùng thêm các rư liệu, tranh ảnh, băng hinh để minh họa các vấn đề nêu trên (SD powerpoint trình chiếu). GV kết luận “Bảo vệ mt và phát triển bền vững đó là sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường”
I. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
* Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
* Nguyên nhân: Do hoạt động tự nhiên, hoạt động của con người
1. Ô nhiễm môi trường không khí:
* Khái niệm: Ô nhiễm không khí là sự có mặt các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí.
a) Nguyên nhân: 
- Ô nhiễm do thiên nhiên
- Do hoạt động của con người.
+ Khí thải công nghiệp.
+ Khí thải do hđ giao thông vận tải,
+ Khí thải do sinh hoạt.
* Các chất gây ô nhiễm không khí: CO, CO2, SO2, H2S, CFC, NOx, 
b) Tác hại của ô nhiễm không khí:
- Gây nên “hiệu ứng nhà kính”,
- Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người,
- Ảnh hưởng đến sự ST và PT của ĐTV, phá hủy tầng ozon,
- Gây ra mưa axit có hại rất lớn.
(Hình 9.7 SGK)
2. Ô nhiễm môi trường nước:
* Khái niệm: Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
a) Nguyên nhân gây ô nhiễm mt nước: 
- Do nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo
+ Nguồn gốc tự nhiên: mưa axit, tuyết tan,...
+ Nguồn gốc nhân tạo: do nước thải từ các hoạt động khác nhau.
+ Các anion kim loại: Hg, Pb, Sb, Cu, Mn,...
+ Các anion NO3-, PO43-, SO42-.
+ Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.
b) Tác hại của ô nhiễm mt nước:
- Tùy theo mức độ ô nhiễm khác nhau, tác hại:
+ Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, sự phát triển của ĐTV.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
2. Ô nhiễm môi trường đất:
* Khái niệm: Ô nhiễm môi trường đất là sự có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng.
- Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập mặn,..
- Nguồn gốc do con người: tác nhân lý, hóa, sinh.
- Ô nhiễm đất do KL nặng là nguồn ô nhiễm nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất.
- Ô nhiễm môi trường đất gây ra tổn hại lớn trong đời sống và sản xuất.
II. HÓA HỌC VỚI VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
1. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm:
2. Vai trò của hóa học trong việc xủ lý chất gây ô nhiễm môi trường:
4. Củng cố: Từng phần
5. Dặn dò: (2 phút)
- Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của bài này trên cơ sở tìm hiểu các VD thực tế và thảo luận nhóm.
- Hướng dẫn ôn tập cuối năm (Theo đề cương đã giao).

File đính kèm:

  • doch12tiet70.doc