Bài giảng Tiết 68 - Tuần 33: Ôn tập học kì II

- Thiết lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ: Kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối được biểu diễn theo sơ đồ trong bài học.

1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

- Thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ dựa trên tính chất và phương pháp điều chế chúng.

- Biết chọn chất cụ thể để chứng minh cho mối quan hệ được thiết lập.

- Vận dụng tính chất của các chất vô cơ đã thiết lập để viết các PTHH biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 68 - Tuần 33: Ôn tập học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 68 ÔN TẬP HKII 
Tuần dạy 33
1. MỤC TIÊU 
1.1) Kiến thức: Giúp HS
Thiết lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ: Kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối được biểu diễn theo sơ đồ trong bài học.
1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
Thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ dựa trên tính chất và phương pháp điều chế chúng.
Biết chọn chất cụ thể để chứng minh cho mối quan hệ được thiết lập.
Vận dụng tính chất của các chất vô cơ đã thiết lập để viết các PTHH biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.
1.3) Thái độ: Giáo dục HS
Ý thức tích cực trong học tập để hệ thống kiến thức, vận dụng kiến thức vào bài tập.
2. TRỌNG TÂM
Thiết lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ: Kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối được biểu diễn theo sơ đồ trong bài học.
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập.
3.2) Học sinh: Ôn kiến thức về các chất vô cơ đã học.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. KTM:
 4.3/ Bài mới : Giới thiệu bài: “ Glucozơ ”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức cơ bản về hợp chất vô cơ 
- GV ghi sơ đồ phản ứng.
- GV: Yêu cầu HS nhìn vào các sơ đồ biểu diễn sự biến đổi qua lại giữa các loại chất.
  HS: Hoạt động nhóm hoàn thành các PTHH thể hiện các mối quan hệ trên đồng thời rút ra kết luận.
  HS: Đại diện nhóm viết PTHH 
  HS: Các nhóm nhận xét bài làm trên bảng
- GV: Chốt vấn đề
* Hoat động 2: Luyện giải Bài tập
 - GV: Treo bảng phụ BT và chia các nhóm hoạt động 
+ Nhóm 1, 2: Giải BT 1
+ Nhóm 3, 4: Giải BT 2
+ Nhóm 5, 6: Giải BT 3
  HS: Đại diện nhóm trình bày
- GV: Theo dõi uốn nắn HS
  HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- GV: Nhận xét chung.
 PHẦN I: HÓA VÔ CƠ
I. Kiến thức cần nhớ
 1. Mối quan hệ giữa các chất vô cơ
(Sơ đồ SGK / 167)
 2. Phản ứng hoá học thể hiện mối quan hệ
 a) Kim loại muối
 Mg + Cl2 Mg Cl2
 CuSO4 + Fe FeSO4 + Cu 
 b) Phi kim Muối
 Fe + S FeS
 2KClO3 2KCl + 3O2
 c) Kim loại Oxit bazơ
 2Cu + O2 2CuO
 CuO + H2 Cu + H2O
 d) Phi kim Axit
 H2 + Cl2 2HCl
 HCl + Zn ZnCl2 + H2
 e) Oxit bazơ Muối
 Na2O + CO2 Na2CO3
 CaCO3 CaO + CO2
 g) Oxit axit Muối
 SO3 + 2NaOH Na2SO4 +H2O
 K2SO3 + 2HCl 2KCl + H2O + SO2 
II. Bài tập
 1. Bài tập 1 
 a) Lấy hai dd cho vào ống nghiệm, cho kẽm vào cả hai ống nghiệm đựng hai dung dịch, nếu sinh ra bọt khí không màu, đó là dd H2SO4, nếu không có hiện tượng gì là dd FeCl2.
 b) Cho đinh sắt vào cả 2 ống nghiệm đựng từng dd riêng biệt, nếu sinh ra bọt khí không màu thì đó là dd HCl, nếu không có hiện tượng gì là dd FeCl2.
 c) Lấy một ít (bằng hạt ngô) Na2CO3 cà CaCO3 vào 2 ống nghiệm riêng biệt đựng dd H2SO4 loãng dư. Nếu có khí bay ra, hất rắn tan hết, đó là Na2CO3. Nếu có khí bay ra đồng thời có kết tủa tạo thành đó là CaCO3.
 2. Bài tập 2 
 Có thể có dãy chuyển đổi sau:
 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 FeFeCl2
 PTHH
 FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
 Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
 3. Bài tập 5 
 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (1)
 1mol 1mol
 Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O (2)
 Chất rắn màu đỏ là Cu có số mol là:
 Số mol Fe tham gia phản ứng (1) là: 0,05 (mol)
 %Fe2O3 = 100% - 58,33% 41,67% 
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố: 
GV nhấn manïh kiến thức trọng tâm bài.
HS làm các bài tập 3, 4 SGK/ 167
 BT3: Có thể điều chế clo bằng cách:
 Điện phân dd NaCl bão hoà có màng ngăn:
 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2
 Điều chế theo dãy chuyển đổi: NaCl HCl Cl2
 BT4: Có thể nhận biết như sau:
 - Dùng tím ẩm nhận ra được:
 * Khí Clo (làm mất màu quỳ tím ẩm)
 Khí CO2 (làm đỏ giấy quỳ ẩm).
 Hai khí còn lại đem đốt cháy, làm lạnh sản phẩm. Nếu thấy có H2O ngưng tụ, thì đó là H2, khí còn lại là CO.
 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : 
* Đối với bài học ở tiết học này: Học bài ôn tập thi HKII
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: “Ôn tập” tiếp theo phần hóa hữu cơ . 
Gv nhận xét tiết dạy.
5 . RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :

File đính kèm:

  • doctiet 68 on tap tt.doc
Giáo án liên quan