Bài giảng Tiết 68: Thực hành tính chất của gluxit

1) Kiến thức: Giúp HS

- Củng cố kiến thức về phản ứng đặc trưng của glucozơ, saccarozơ, tinh bột.

2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng thực hành hoá học: Lấy hóa chất, đong,

3) Thái độ: Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành hoá học.

II. CHUẨN BỊ :

1) Giáo viên: Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, đèn cồn, lọ, cốc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 68: Thực hành tính chất của gluxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ppct: 68 THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA GLUXIT 
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU 
1) Kiến thức: Giúp HS 
Củng cố kiến thức về phản ứng đặc trưng của glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng thực hành hoá học: Lấy hóa chất, đong,  
3) Thái độ: Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành hoá học.
II. CHUẨN BỊ :
1) Giáo viên: Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, đèn cồn, lọ, cốc.
 Hoá chất: dd AgNO3, NH3, glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
2) Học sinh: Ôn lại tính chất hoá học của glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
 Bảng tường trình thí nghiệm.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Hỏi đáp, trực quan, hợp tác nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH :
1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh lớp 9A
2/ Kiểm tra bài cũ : 
Câu hỏi 
1. Nêu tính chất hoá học của glucozơ. Viết PTPƯ xảy ra ? phương pháp hoá học để nhận biết tinh bột 
 (10đ)
Đáp án 
* Tính chất hoá học của glucozơ:
 - Phản ứng oxi hoá: 
 C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
- Phản ứng lên men rượu: 
 C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
* Phương pháp hoá học để nhận biết tinh bột: 
 Dùng dung dịch iot, tinh bột màu xanh
Điểm
4đ
4đ
2đ
3 /Giảng Bài mới :
* Giới thiệu bài: “ Thực hành ” 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Điểm
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu bài học.
- GV yêu cầu HS nêu mục tiêu bài học
- GV nhấn mạnh một số yêu cầu HS cần thực hiện và ghi bảng.
? Bài thực hành này có những TN nào ?
  HS: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong amoniac
 Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột. 
- GV: Yêu cầu HS gấp SGK và tiến hành thực hiện từng thí nghiệm.
* Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm
  HS nhận dụng cụ và hóa chất.
- GV hướng dẫn HS các nhóm thực hiện TN:
 Cho vài giọt dd AgNO3 vào dd NH3 đựng trong ống nghiệm, lắc nhẹ. Sau đó cho tiếp 1 ml dd glucozơ vào, lắc nhẹ rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
  HS nhóm tiến hành thí nghiệm và trả lời các câu hỏi:
+ Hiện tượng quan sát được ở TN 1
+ Qua TN trên em có kết luận gì về tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong amoniac. Viết PTPƯ xảy ra ?
- GV: Theo dõi uốn nắn HS
  HS đại diện nhóm báo cáo kết quả.
  HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc thống nhất ý kiến.
- GV hướng dẫn HS các nhóm thực hiện TN 2:
 Lấy 3 mẫu thử cho vào 3 vào ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng với lọ.
+ Nhận biết dd tinh bột bằng iot.
+ Cho dd NH3 và dd AgNO3 vào 2 chất còn lại và lắc mạnh. Sau đó cho 2 ml dd hóa chất trong hai lọ còn lại. Ngâm ống nghiệm trong cốc nước nóng 70 - 80oC. Khoảng 2’, quan sát
  HS nhóm tiến hành thí nghiệm và trả lời các câu hỏi:
+ Hiện tượng quan sát được ở TN 2
+ Kết luận về tên hóa chất đựng trong mỗi lọ theo số ban đầu
- GV: Theo dõi uốn nắn HS
  HS đại diện nhóm báo cáo kết quả.
  HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc thống nhất ý kiến.
- GV nhận xét đánh giá sự giải thích và kết luận của các nhóm. uốn nắn cách dùng từ cho HS
* Hoạt động 3: HS thu dọn vệ sinh viết tường trình.
  HS: Thu dọn vệ sinh, viết tường trình TN
- GV: Theo dõi, uốn nắn nhóm HS yếu.
I. Yêu cầu
- Củng cố kiến thức về Gluxit 
- Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học.
II. Tiến hành thí nghiệm
 1. Thí nghiệm1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong amoniac.
 * Hiện tượng quan sát được:
 Có lớp bạc bám vào thành ống nghiệm.
 * Giải thích kết luận:
 Glucozơ có phản ứng tráng bạc.
 C6H12O6 + Ag2OC6H12O7 + 2Ag
2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
 * Cách tiến hành:
 - Đánh số 3 lọ đựng 3 dd glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
- Lấy mỗi dd 1-2 ml cho vào các ống nghiệm có đánh số tương ứng.
- Nhỏ 1-2 giọt dd iot vào 3 mẫu thử trên .Để riêng lọ đã nhận biết được.
- Lấy 2 ống nghiệm đánh số tương ứng với 2 ống nghiệm còn lại. Cho vào mỗi ống nghiệm 3 ml dd NH3, thêm tiếp 3 giọt dd AgNO3 vào và lắc mạnh. Tiếp tục cho vào mỗi ống nghiệm này 3 ml dd đựng trong lọ tương ứng rồi ngâm ống nghiệm trong cốc nước nóng.
 * Hiện tượng quan sát được và kết luận:
 - Khi nhỏ dd iot vào 3 dd, có 1 dd chuyển sang màu xanh. Đó là tinh bột.
 - Khi ngâm 2 ống nghiệm trong cốc nước nóng, 1 ống nghiệm có lớp bạc bám vào thành ống nghiệm. đó là dd glucozơ. 
 - Chất còn lại là saccarozơ. 
III. Tường trình thí nghiệm.
5 đ
5 đ
4/ Củng cố và luyện tập : 
HS báo cáo tường trình thí nghiệm theo mẫu: 
TT
Tên thí nghiệm
Hiện tượng q sát được
Kết quả TN, giải thích
1
2
HS các nhóm khác đối chiếu kết quả đạt được, nhận xét bổ sung. 
GV: Tuyên dương nhóm hoàn thành tốt, có kết quả tốt. Nhắc nhở nhóm có thái độ thực hành chưa tốt.
 	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
Ôn kiến thức lớp 9 làm tiền đề chuẩn bị vào lớp 10 PTTH. 
V . RÚT KINH NGHIỆM 
 1. Nội dung.
Ưu điểm : 
Tồn tại : 
Hướng khắc phục : 
2. Phương pháp 
Ưu điểm : 
Tồn tại : 
Hướng khắc phục : 
3. Hình thức tổ chức.
Ưu điểm : 
Tồn tại : 
 c) Hướng khắc phục : 

File đính kèm:

  • doctiet 67 thuc hanh.doc
Giáo án liên quan