Bài giảng Tiết 64: Axit cacboxylic (tiếp theo)

Kiến thức:

Học sinh biết : định nghĩa, phân loại, gọi tên axit cacboxylic. Cấu tạo, ứng dụng của axit cacboxylic.

2. Kĩ năng :

vận dụng đọc tên, giải thích độ tan trong nước của axit tốt hơn ancol.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: dung dịch axit axetic, giấy chỉ thị.

2. Học sinh: kiến thức axit axetic học lớp 9, tính chất axit thông thường.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 64: Axit cacboxylic (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 64	AXIT CACBOXYLIC
I. MỤC TIÊU:	Ngày soạn 28/04/2009
1. Kiến thức: 
Học sinh biết : định nghĩa, phân loại, gọi tên axit cacboxylic. Cấu tạo, ứng dụng của axit cacboxylic. 
2. Kĩ năng : 
vận dụng đọc tên, giải thích độ tan trong nước của axit tốt hơn ancol. 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: dung dịch axit axetic, giấy chỉ thị.
2. Học sinh: kiến thức axit axetic học lớp 9, tính chất axit thông thường.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Kiểm tra: Kết hợp
2. Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1: 
(vào bài) axit chia làm 2 loại: axit vô cơ và axit hữu cơ. Tính chất của axit vô cơ ta đã tìm hiểu ở lớp 10, axit hữu cơ các em đã được tìm hiểu hợp chất tiêu biểu đó là axit axetic. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu tính chất chung của axit hữu cơ, cách đọc tên như thế nào, cấu tạo và điều chế ra sao?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 2: Giáo viên yêu cầu học sinh
- định nghĩa, danh pháp, phân loại 
-
Dựa trên khái niệm về anđehit. 
Em hãy nêu khái niệm về axit cacboxylic. 
-Trên cơ sở cách phân loại anđehit, hãy nêu cách phân loại axit. 
Ta chỉ xét axit no, đơn chức, mạch hở.
-Danh pháp: quan sát bảng 9.2, rút ra cách đọc tên axit. 
 Hoạt động 3: Tính chất vật lí
nghiên cứu cấu tạo của phân tử axit. Từ cấu tạo giải thích tính chất vật lí. So sánh Ts, độ tan trong nước của axit và ancol, giải thích. 
I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp:
1. Định nghĩa:
Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hay nguyên tử hidro.
2. Phân loại: Dựa theo đặc điểm cấu tạo của gốc hidrocacbon và số nhóm cacboxyl trong phân tử, axit được chia thành:
- Axit no, đơn chức, mạch hở. 
Thí dụ: CH3COOH - Axit không no, đơn chức, mạch hở. (CH2=CH-COOH)
- Axit thơm, đơn chức. (C6H5COOH) 
- Axit đa chức.(HOOC-COOH)
3. Danh pháp: Tên thay thế của axit no, đơn chức, mạch hở: Axit + tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic
HCOOH : axit metanoic; CH3COOH: axit etanoic.
II. Đặc điểm cấu tạo:
Nhóm cacboxyl có cấu tạo: -Liên kết O-H trong phân tử axit phân cực hơn liên kết O-H trong phân tử ancol, do đó nguyên tử H của nhóm -COOH linh động hơn nguyên tử H của nhóm -OH ancol. -Liên kết C-OH của nhóm cacboxyl phân cực mạnh hơn liên kết C-OH ancol và phenol -OH của axit cũng có thể bị thế.
III. Tính chất vật lí:
- Các axit là chất lỏng hay rắn ở điều kiện thường.
- Ts  theo M  và Ts cao hơn nhiệt độ sôi của các ancol có cùng phân tử khối. Giữa các phân tử axit có liên kết hidro bền hơn liên kết hidro giữa các phân tử ancol.
- Axit fomic, axit axetic tan vô hạn trong nước. Độ tan trong nước theo M .
- Mỗi axit có một vị riêng.
IV. CỦNG CỐ VÀ HDVN
Viết CTCT của các axit có công thức phân tử sau và gọi tên: C3H6O2, C4H8O2, C5H10O2
xem tính chất hóa học và ứng dụng của axit cacboxylic. Làm nài tập SGK
Tiết 65	AXIT CACBOXYLIC
I. MỤC TIÊU	Ngày soạn: 28/04/2009
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết : Ứng dụng của axit cacboxylic. 
- Học sinh hiểu: tính chất hóa học chung của axit cacboxylic trên cơ sở tính chất hóa học của axit axetic.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng tính chất hóa học chung của axit và axit axetic để nêu tính chất hóa học của axit cacboxylic. Viết pt ion thu gọn các phản ứng của axit cacboxylic với các chất.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: dung dịch axit axetic, giấy chỉ thị.
2. Học sinh: kiến thức axit axetic học lớp 9, tính chất axit thông thường.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Kiểm tra: 
Viết CTCT của các axit có công thức phân tử sau và gọi tên: C3H6O2, C4H8O2, C5H10O2
2. Nội dung bài mới: 
Hoạt động 1: (vào bài) yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của nhóm cacboxyl, rút ra tính chất hóa học của axit cacboxylic. Axit cacboxylic tham gia phản ứng thế H, OH như ancol, phân li ra H+ thể hiện tính axit.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 2: Tính chất hóa học
Giáo viên yêu cầu học sinh
- Nêu tính chất hóa học chung của axit?
- Tính chất hóa học của axit cacboxylic?
- Lấy ví dụ minh họa tính chát hóa học của axit cacboxylic?
tính phân li không hoàn toàn của axit. 
Quan sát hình 9.3, rút ra nhận xét về khả năng phân li của axit axetic.
Hoạt động 3: tìm hiểu một số phương pháp điều chế và ứng dụng của axit axetic.
- Nêu các phương pháp điều chế axit cacboxylic?
- Viết các phản ứng minh họa?
- Ứng dụng của axit cacboxylic?
IV. Tính chất hóa học: 
1. Tính axit: Có tính axit yếu 
a/ Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch. 
 CH3COOH ↔ CH3COO- + H+ 
Dung dịch axit cacboxylic làm đổi màu quì tím. 
b/ Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo muối và nước 
Thí dụ: 2HCOOH + CaO → (HCOO)2Ca + H2O
 HCOOH + NaOH → HCOONa + H2O
c/ Tác dụng với muối 
2CH3COOH+CaCO3→(CH3COO)2Ca+ H2O+CO2 
d/ Tác dụng với kim loại trước hidro trong dãy hoạt động hóa học của các kim loại tạo thành muối và giải phóng hidro. 
Thí dụ: 2CH3COOH+ Zn→ (CH3COO)2Zn + H2 
2. Phản ứng thế nhóm -OH:
R-COOH + R’OH ↔ RCOOR’ + H2O
Phản ứng este hóa: phản ứng giữa ancol và axit tạo thành este và nước. 
Đặc điểm của phản ứng este hóa: phản ứng thuận nghịch, cần axit sunfuric đậm đặc làm chất xúc tác. V. Điều chế và ứng dụng: 
1. Phương pháp lên men giấm: phương pháp cổ truyền. 
2. Oxi hóa anđehit axetic: phương pháp chủ yếu. 
3. Oxi hóa ankan:
4. Từ metanol: phương pháp hiện đại thu được axit axetic 
VI. Ứng dụng: Dùng trong nhiều lĩnh vực: nguyên liệu cho mĩ phẫm, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học
IV. CỦNG CỐ VFA HDVN: Làm bài tập SGK SBT và chuẩn bị ôn tập học kì

File đính kèm:

  • docgiao an axit.doc
Giáo án liên quan