Bài giảng Tiết 63 - Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ (tiết 2)

  Nắm được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột & xenlulozơ; nắm được t/c vật lý, t/c hoá học & ứng dụng của xelulozơ & tinh bột; viết được p/ư thủy phân của tinh bột, xenlulozơ & p/ư tạo thành những chất này trong cây xanh

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 63 - Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 21/4/07 Tiết 63 - Bµi 52: tinh bét vµ xenluloz¬
 Giảng: 23/4
I. Mục tiêu: - KiÕn thøc: Nắm được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột & xenlulozơ; nắm được t/c vật lý, t/c hoá học & ứng dụng của xelulozơ & tinh bột; viết được p/ư thủy phân của tinh bột, xenlulozơ & p/ư tạo thành những chất này trong cây xanh
 - KÜ n¨ng: rÌn luyÖn kÜ n¨ng viÐt ph­¬ng tr×nh ho¸ häc h÷u c¬
 - Th¸i ®é: Gi¸o dôc ý thøc yªu thÝch m«n häc
II. Chuẩn bị của g/v và h/s
1.G/v: - Phiếu học tập 
 - Mẫu vật: hạt gạo, hạt ngô; sợi bông, đoạn tre; hình vẽ tr.157 sgk
 - Thí nghiệm tính tan cuả tinh bột, xenlulozơ; t/d của hồ tinh bột với iốt
 - Dụng cụ: kẹp gỗ, ống nghiệm, ống hút, phễu thủy tinh, giá gỗ, đèn cồn
 - Hoá chất: H2SO4 loãng, tinh bột, dd iốt, nước
2. H/s: - Đọc trước bài 52 sgk
III. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra ®Çu giê(10 phút ): 1/ Em hãy nêu t/c vật lý & t/c hoá học của saccazozơ ?
 2/ Chữa bài tập số 2 tr.155 sgk (phần đáp án giải ở vở bài tập)
3. Bài mới: * Mở bài: Tinh bột & xenlulozơ là những gluxit quan trọng với đ/s của con người. Vậy công thức của tinh bột & xenlulozơ như thé nào ? Chúng có những t/c và ứng dụng gì chúng ta vào bài mới hôm nay ?
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 3
phút
 5
phút
 5
phút
 10
phút
 5
phút
Hoạt động 1
- Hướng dẫn h/s quan sát hình vẽ tr.156 sgk
? Qua hình vẽ em cho biết trạng thái tự nhiên của tinh bột, xenlulozơ ?
- H/s trả lời h/s khác bổ sung
- Y/c học sinh đọc to rõ ràng trạng thái thiên nhiên của tinh bột & xenlulozơ sgk tr.156
- G/v chốt kiến thức
Hoạt động 2
- Y/c học sinh nhắc lại dụng cụ & cách tiến hành thí nghiệm
- Đ/d học sinh báo cáo – nhóm khác bổ sung
- G/v chốt lại
- Y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận, ghi hiện tượng xảy ra thống nhất kết quả: Trạng thái, màu sắc, sự hoà tan trong nước của tinh bột & xenlulozơ trước & sau khi đun nóng
- G/v quan sát, sửa sai cho các nhóm nếu có
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ sung
? Qua kết quả của thí nghiệm em cho biết 
t/c vật lý của tinh bột & xen lulơzơ ?
- H/s trả lời h/s khác bổ sung
- G/v chốt kiến thức
Hoạt động 3
- G/v giới thiệu tinh bột & xenlulozơ cớ phân tử khối rất lớn
- Phân tử tinh bột & xenlulozơ được tạo thành do nhiều nhóm ( - C6H10O5 - ) liên kết với nhau
Ví dụ: ... – C6H10O5 - C6H10O5 - C6H10O5 - ...
- Viết gọn: (- C6H10O5 -)n 
- Nhóm - C6H10O5 - được gọi là mắt xích của phân tử
- Số mắt xích trong phân tử tinh bột ít hơn trong phân tử xenlulozơ
 + Tinh bột: n = 1200 - 6000
 + Xenlulozơ: n = 10000 - 14000
- Hướng dẫn h/s ghi bài 
Hoạt động 4
- G/v giới thiệu: khi đun nóng trong dd axit loãng, tinh bột hoặc xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ
- G/v đưa phương trình thủy phân của 2 gluxit lên bảng cho h/s quan sát 
- Y/c học sinh viết phương trình vào vở ghi
- Ở nhiệt độ thường, tinh bột & xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ xúc tác của các enzim thích hợp.
- Y/c học sinh nhắc lại dụng cụ & cách tiến hành thí nghiệm
- Đ/d học sinh báo cáo – nhóm khác bổ sung
- G/v chốt lại
- Y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo 
luận, ghi hiện tượng xảy ra thống nhất kết quả: Nhận xét màu của tinh bột trước & sau khi đun nóng
- G/v quan sát, sửa sai cho các nhóm nếu có
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ sung
 + Nhỏ dd iốt vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột, sẽ thấy xuất hiện màu xanh
 + Đun nóng màu xanh biến mất, để nguội lại hiện ra
- G/v nhận xét & chốt lại
- G/v thông báo: Dựa vào hiện tượng thí nghiệm trên iốt được dùng để nhận biết hồ tinh bột
* G/v đưa ra nội dung bài tập: trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất: Tinh bột, glucozơ, saccazozơ
- Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả 
- Đ/d nhóm báo cáo kết quả nhóm khác bổ sung 
- G./v nhận xét & đưa đáp án đúng:
 + để phân biệt 3 chất trê ta nhỏ dd iốt vào cả 3 chất.
 + Nếu thấy xuất hiện màu xanh là tinh bột
 + Cho vào 2 ống nghiệm chứa 2 chất còn lại dd agNO3 trong NH3
 + Nếu thấy xuất hiện Ag là glucozơ
 + Còn lại là saccazozơ
Hoạt động 4
- G/v hướng dẫn h/s quan sát sơ đồ hình ở tr.157 sgk
? Em cho biết ứng dụng của tinh bột & glucozơ trong đời sống của con người ?
- H/s trả lời h/s khác bổ sung
- G/v thông báo sự hình thành tinh bột & glucozơ từ quá trình quang hợp ở cây xanh
6nCO2 + 5nH2O (-C6H10O5-)n + 6nO2
- G/v nhận xét & chốt kiến thức
I. Trạng thái thiên nhiên
- Học theo sgk tr.156
II Tính chất vật lý
- Tinh bột là chất rắn, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, nhưng tan được trong nước nóng tạo ra dd keo gọi là hồ tinh bột
- Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng
III. Đặc điểm cấu tạo phân tử 
- Phân tử tinh bột & xenlulozơ được tạo thành do nhiều nhóm ( - C6H10O5 - ) liên kết với nhau
Ví dụ: ... – C6H10O5 - C6H10O5 - C6H10O5 - ...
- Viết gọn: (- C6H10O5 -)n 
- Nhóm - C6H10O5 - được gọi là mắt xích của phân tử
- Số mắt xích trong phân tử tinh bột ít hơn trong phân tử xenlulozơ
 + Tinh bột: n = 1200 - 6000
 + Xenlulozơ: n = 10000 - 14000
IV. Tính chất hoá học
 1/ Phản ứng thủy phân
( - C6H10O5 - )n + nH2O nC6H12O6
 2/ Tác dụng của tinh bột với iốt
 + Nhỏ dd iốt vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột, sẽ thấy xuất hiện màu xanh
 + Đun nóng màu xanh biến mất, để nguội lại hiện ra
V. Tinh bột, xenlulozơ có ứng dụng gì ?
- Học theo sgk phần V tr.157
4. Củng cố (6 phút ): 1/ Em cho biết đặc điểm cấu tạo phân tử & t/c hoá học của tinh bột, xenlulozơ
 2/ từ nguyên liệu ban đầu là tinh bột, hãy viết các phương trình p/ư để điều chế etylaxetat
Tinh bột glucozơ rượu etylic axit axetic etylaxetat
* Đáp án: ( - C6H10O5 - )n + nH2O nC6H12O6
 C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
 C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
 CH3COOH + C2H5OH CH3COOHC2H5 + H2O
5.Dặn dò (1 phút ): - BTVN: từ bài tập 1 – 4 sgk tr.158
 - Đọc trước bài 53 sgk
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 63.doc