Bài giảng Tiết 61 – Bài 50: Glucozơ (c6h12o6 = 180)

/ Kiến thức :

- Biết được: Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, .) của Glucozơ.

- Tính chất hoá học: Phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu, . của Glucozơ.

- Ứng dụng của Glucozơ: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật.

 2/ Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, . rút ra nhận xét về tính chất hóa học của Glucozơ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 61 – Bài 50: Glucozơ (c6h12o6 = 180), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt
Ngày soạn:	08 / 4 / 2011.
Ngày giảng:	 9A1: 12 / 4 / 2011.
	 9A2: 12 / 4 / 2011.
 9A4: 12 / 4 / 2011.
	 9A5: 13 / 4 / 2011.
TIẾT 61 – BÀI 50: GLUCOZƠ (C6H12O6 = 180)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức : 
- Biết được: Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, ...) của Glucozơ.
- Tính chất hoá học: Phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu, ... của Glucozơ.
- Ứng dụng của Glucozơ: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật.
 2/ Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, ... rút ra nhận xét về tính chất hóa học của Glucozơ.
- Viết được phương trình hóa học (dạng công thức phân tử) minh họa tính chất hóa học của Glucozơ.
- Phân biệt dung dịch Glucozơ với etanol và axit axetic.
- Tính khối lượng Glucozơ trong phản ứng lên men khi biết hiệu suất của quá trình.
	3/ Thái độ:
	- Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: 
- Mô hình phân tử các dạng; tranh vẽ hình 5.12 /153; 5.13 /154. 
- Hóa chất, dụng cụ: C6H12H6; H2SO4(đ); Ag2O; dd NH3;, ..... 
- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm; đèn cồn; kẹp gỗ; giá sắt; cốc thủy tinh;......
2/ Học sinh: 
- Đọc trước bài.
	3/ Phương pháp: 
- Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp đàm thoại, vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 9A4: .../....; 9A5: ..../....	
	2/ Kiểm tra bài cũ: (không tiến hành)
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV
?
?
HS
GV
HS
1/ Hoạt động 1:
Yêu cầu học sinh đọc thông tin về trạng thái tự nhiên của Glucozơ và liên hệ thực tế.
Trong tự nhiên, Glucozơ thường có ở những đâu?
Trong cơ thể người và động vật, Glucozơ có nhiều ở bộ phận nào?
Trả lời, nhận xét.
Chốt và giới thiệu kiến thức.
Nghe, nhận xét, ghi vở.
I/ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN:
- Trong tự nhiên, Glucozơ có nhiều trong quả chín; ngoài ra, Glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật.
GV
HS
?
HS
GV
HS
2/ Hoạt động 2:
Giới thiệu lọ đựng Glucozơ tinh khiết và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hòa tan Glucozơ trong nước.
Tiến hành thí nghiệm.
Nhận xét về những tính chất vật lí của Glucozơ?
Trả lời, nhận xét.
Bổ sung, chốt kiến thức.
Nghe, ghi vở.
II/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Glucozơ là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
GV
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
HS
GV
HS
?
HS
GV
HS
3/ Hoạt động 3:
Tiến hành thí nghiệm tác dụng của Glucozơ với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3.
Quan sát, nhận xét hiện tượng.
Nhận xét hiện tượng của thí nghiệm?
Trả lời, nhận xét.
Hướng dẫn học sinh thảo luận và giải thích hiện tượng.
Giới thiệu về ứng dụng của phản ứng oxi hóa Glucozơ trong thực tế.
Viết PTHH của phản ứng?
Viết PTHH, nhận xét.
Bổ sung, chốt kiến thức
Nghe, nhận xét và ghi vở
Giới thiệu về phản ứng lên men rượu của Glucozơ.
Nghe, nhận xét.
Viết PTHH của phản ứng?
Viết PTHH, nhận xét.
Liên hệ thực tế: Người ta có thể dùng một số loại quả (có chứa Glucozơ) để lên men tạo ra rượu Etylic.
Nghe, nhận xét, liên hệ với thực tế và ghi vở.
III/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1/ Phản ứng oxi hóa Glucozơ:
- Glucozơ có thể tham gia phản ứng oxi hóa với một số dung dịch hợp chất của Ag tạo ra kim loại tương ứng.
- PTHH:
C6H12O6(dd)+Ag2O(dd)C6H12O7(dd)+2Ag (r).
 (Axit Gluconic)
- Phản ứng trên được gọi là phản ứng tráng gương (hay phản ứng tráng bạc).
2/ Phản ứng lên men rượu:
- Khi lên men Glucozơ ở nhiệt độ thích hợp thu được rượu Etylic:
- PTHH:
C6H12O6(dd)2C2H5OH(dd)+ 2CO2(k)
?
HS
GV
HS
4/ Hoạt động 4:
Hãy kể những ứng dụng cơ bản của Glucozơ mà em đã biết?
Kể, liệt kê, bổ sung.
Giới thiệu một số ứng dụng chính của Glucozơ.
Nghe, nhận xét, liên hệ trong thực tế và ghi vở.
IV/ ỨNG DỤNG CỦA GLUCOZƠ :
- Glucozơ là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, được dùng để: pha huyết thanh, sản xuất vitamin C, tráng gương, ...
IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	? Đặc điểm về trạng thái tự nhiên của Glucozơ? 
	? Tính chất lí, hóa học của Glucozơ? Viết PTHH minh họa?
	? Ứng dụng cơ bản của Glucozơ?
	? Bài tập: Làm bài tập số 4/152?
	- HD làm các bài tập 1, 2 , 3, 4 /152.
	- Chuẩn bị bài tiếp theo "Saccarozơ "
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ký duyệt
Ngày soạn:	08 / 4 / 2011.
Ngày giảng:	 9A1: 14 / 4 / 2011.
	 9A2: 16 / 4 / 2011.
 9A4: 13 / 4 / 2011.
	 9A5: 16 / 4 / 2011.
TIẾT 62 – BÀI 51: SACCAROZƠ (C12H22O11 = 342).
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức : 
- Biết được: Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, ...) của Saccarozơ.
- Tính chất hoá học: Phản ứng thủy phân có xúc tác axit hoặc enzim... của Saccarozơ.
- Ứng dụng của Saccarozơ: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật. Nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.
 2/ Kĩ năng:
- Quan sát mẫu chất, thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm, ... rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của Saccarozơ.
- Viết được phương trình hóa học (dạng CTPT) của phản ứng thủy phân Saccarozơ.
- Phân biệt dung dịch Saccarozơ với Glucozơ và Etanol.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của Saccarozơ trong mẫu nước mía.
	3/ Thái độ:
	- Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: 
- Mô hình phân tử các dạng; tranh vẽ hình 5.12 /153; 5.13 /154. 
- Hóa chất thí nghiệm: C12H22H11; H2SO4(đ); Ag2O; dd NH3; dd NaOH; dd Ag(NO3), ..... 
- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm; đèn cồn; kẹp gỗ; giá sắt; cốc thủy tinh;......
2/ Học sinh: 
	- Chuẩn bị bài.
	3/ Phương pháp: 
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại và vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 9A4: .../....; 9A5: ..../....	
	2/ Kiểm tra bài cũ: 	
	? Làm bài tập số 3 + 4 / 152?
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV
?
HS
GV
HS
1/ Hoạt động 1:
Yêu cầu học sinh đọc thông tin về trạng thái tự nhiên của Saccarozơ và liên hệ thực tế.
Trong tự nhiên, Saccarozơ thường có ở những đâu?
Trả lời, nhận xét.
Chốt và giới thiệu kiến thức.
Nghe, nhận xét, ghi vở.
I/ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN:
- Trong tự nhiên, Saccarozơ có trong nhiều loài thực vật: mía, củ cải đường, thốt nốt, ..
GV
HS
?
HS
GV
HS
2/ Hoạt động 2:
Giới thiệu lọ đựng Saccarozơ và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hòa tan Saccarozơ trong nước.
Tiến hành thí nghiệm.
Nhận xét về những tính chất vật lí của Saccarozơ?
Trả lời, nhận xét, liên hệ thực tế.
Bổ sung, chốt kiến thức.
Nghe, ghi vở.
II/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước; đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.
GV
HS
?
HS
GV
GV
?
?
HS
GV
HS
3/ Hoạt động 3:
Tiến hành thí nghiệm cho Saccarozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3.
Quan sát, nhận xét hiện tượng.
Nhận xét hiện tượng của thí nghiệm?
Trả lời, nhận xét.
Hướng dẫn học sinh thảo luận và giải thích hiện tượng.
Giới thiệu về phản ứng thủy phân Saccarozơ trong môi trường Axit tạo ra Glucozơ và Fructozơ.
Nhận xét hiện tượng của phản ứng?
Kết luận? Viết PTHH của phản ứng?
Viết PTHH, nhận xét.
Bổ sung, chốt kiến thức
Nghe, nhận xét và ghi vở.
III/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1/ Thí nghiệm:
- SGK
2/ Kết luận:
- Saccarozơ không có phản ứng tráng gương.
- Khi bị đun nóng có xúc tác axit, Saccarozơ bị thủy phân tạo ra Glucozơ và Fructozơ.
- PTHH:
C12H22O11(dd) + H2O(l) 
 C6H12O6(dd) + C6H12O6(dd).
 (Glucozơ) (Fructozơ) 
- Fructozơ có cấu tạo khác Glucozơ và ngọt hơn Glucozơ.
- Phản ứng trên cũng xảy ra dưới tác dụng của enzime ở nhiệt độ thường.
?
HS
GV
HS
4/ Hoạt động 4:
Hãy kể những ứng dụng cơ bản của Saccarozơ mà em đã biết?
Kể, liệt kê, bổ sung.
Giới thiệu tranh vẽ một số ứng dụng chính của Saccarozơ trong đời sống và trong công nghiệp.
Nghe, nhận xét, liên hệ trong thực tế và ghi vở.
IV/ ỨNG DỤNG CỦA SACCAROZƠ:
- Saccarozơ là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, được dùng để: pha chế thuốc, sản xuất bánh kẹo, làm thức ăn cho người, nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, ...
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
? Đặc điểm về trạng thái tự nhiên của Saccarozơ? 
	? Tính chất lí, hóa học của Saccarozơ? Viết PTHH minh họa?
	? Ứng dụng cơ bản của Saccarozơ?
	? Bài tập: Làm bài tập số 2/155?
	- Đọc “Em có biết?”/ 155
	- HD làm các bài tập 1, 2 , 3, 4 /155.
	- Chuẩn bị bài tiếp theo "Tinh bột và Xenlulozơ "
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docTIẾT 61 + 62 - BÀI 50 + 51 - GLUCOZƠ, SACCAROZƠ.doc
Giáo án liên quan