Bài giảng Tiết : 60: Kiểm tra 1 tiết (tiết 3)
1, Về kiến thức :
* HS Biết:
- Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
. - Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học và điều chế của lưu huỳnh, H2S, SO2 , SO3 , H2SO4 đặc và loãng. 2, Về kĩ năng : HS vận dụng - Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế. - Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học và điều chế của lưu huỳnh, H2S, SO2 , SO3 , H2SO4 đặc và loãng. - Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết. - Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S ...) Làm được các bài toán + Tính % hỗn hợp khí. + Phân biệt chất khí, dung dịch trong lọ không dán nhãn. - Vận dụng giải bài tập: + Phân biệt chất rắn, dung dịch, + Tính % khối lượng chất trong hỗn hợp, + Tính khối lượng hoặc nồng độ chất trong phản ứng. - Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng, xác ddi8nhj sản phẩm tạo thành. 3, Về thái độ : Rèn luyện tính tự giác, trung thực trong kiểm tra II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1, Chuẩn bị của GV : Đề, đáp án, ma trận thiết kế đề kiểm tra 2, Chuẩn bị của HS : Học bài, ôn bài trước khi đến lớp III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1, Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 2, Dạy nội dung bài mới : Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm 100% MA TRẬN THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA BẢNG MA TRẬN HAI CHIỀU Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Oxi - Ozon - Xác định được : Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. - Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi. Hiểu được: Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi, ozon. - Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế. - Làm được các bài toán : + Tính % hỗn hợp khí. + Phân biệt chất khí, dung dịch trong lọ không dán nhãn. Số câu Số điểm % 2 câu 0,5 đ= 5 % 2 câu 0,5 đ= 5 % 2 câu 0,5đ=5% Số câu Số điểm% 2 câu 0,5 đ= 5 % 2 câu 0,5đ=5 % 2. Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh Xác định : - Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh. - Tinh chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, phương pháp điều chế của S, H2S, SO2, SO3 , H2SO4 - Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat. -Hiểu được tính chất hoá học của S, H2S ,SO2 , SO3. - H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...) - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. - Viết p/trình hóa học chứng minh tính chất hoá học và điều chế của lưu huỳnh, H2S, SO2 , SO3 , H2SO4 đặc và loãng. - Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết. - Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S ...) - Vận dụng giải bài tập: + Phân biệt chất rắn, dung dịch, + Tính % khối lượng chất trong hỗn hợp, + Tính khối lượng hoặc nồng độ chất trong p/ứng - Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng, xác định sản phẩm tạo thành. Số câu Số điểm % 6 câu 1,5 đ= 15 % 4 câu 1 đ= 10 % 1 câu 1 đ=10 % 2 câu 0,5 đ=5% Số câu Số điểm% 6 câu 1,5 đ= 15 % 4 câu 1đ= 10% 3. Câu hỏi tổng hợp Số câu Số điểm % 1 câu 3 đ= 30 % 1 câu 3đ=30 % Tổng số câu 8 câu 6 câu 1 câu 4 câu 1 câu 2 câu 1 câu 23 câu Tổng số điểm 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 1 điểm 3 điểm 0,5 điểm 1 điểm 10 điểm 20% 15% 10% 10% 30% 5% 10% 100% ĐỀ BÀI Hãy khoanh vào các chữ cái A, B, C, D trước đáp án đúng trong các câu sau : Câu 1: (0,25đ) Dung dịch X có màu đỏ cam. Nếu cho thêm vào một lượng KOH, màu đỏ của dung dịch dần dần chuyển sang màu vàng tươi. Nếu thêm vào đó một lượng H2SO4, màu của dung dịch dần dần trở lại đỏ cam. Dung dịch X chứa chất có công thức phân tử là A. H2CrO4. B. K2CrO4. C. K2Cr2O7. D. KCr2O4. Câu 2: (0,25đ) Thép inox là hợp kim không gỉ của hợp kim sắt với cacbon và nguyên tố khác trong đó có chứa: A. Cr B. Zn C. Ag D. Ni Câu 3: (0,5đ) Thêm dung dịch NaOH loãng dư vào dung dịch chứa 0,3 mol Fe(NO3)3. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được bằng A. 24,0 gam. B. 96,0 gam. C. 48,0 gam. D. 32,1 gam. Câu 4: (0,25đ) Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự sau:( ion đặt trước sẽ bị khử trước) A. Cu2+,Ag+, Pb2+ B. Ag+, Pb2+,Cu2+ C. Pb2+,Ag+, Cu2+ D. Ag+, Cu2+, Pb2+ Câu 5: (0,5đ) Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi sục không khí vào cho đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là A. 1,03 gam. B. 2,06 gam. C. 1,72 gam. D. 0,86 gam. Câu 6: (0,25đ) Cho dãy chuyển hoá sau : Fe FeCl3 FeCl2 Fe(NO3)3 X, Y, Z lần lượt là A. Cl2, Fe, KNO3. B. Cl2, Cu, KNO3. C. Cl2, Fe, HNO3. D. HCl, Cl2, AgNO3. Câu 7: (0,5đ) Hoà tan hoàn toàn 2,81 g hh gồm Fe2O3 , MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau PƯ ,hh muối sunfat khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là A. 5,81 g B. 6,81 g C. 4,81 g D. 3,81 g Câu 8: (0,25đ) Có 4 dung dịch muối riêng biệt : CuCl2, FeCl3, AlCl3, CrCl3. Nếu thêm dung dịch KOH loãng dư vào 4 dung dịch trên, rồi sau đó thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào nữa thì sau cùng số kết tủa thu được là A. 0. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 9: (0,5đ) Một kim loại X tác dụng với Cl2 được muối B. Cho X tác dụng với axit HCl ta được muối C. Cho X tác dụng với dung dịch muối B ta cũng được muối C. X là kim loại nào trong các kim loại sau ? A. Fe. B. Mg. C. Al. D. Zn. Câu 10: (0,25đ) Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Ion Fe3+ có cấu hình electron là A. 1s22s22p63s23p63d44s1 B. 1s22s22p63s23p63d5 C. 1s22s22p63s23p63d64s2 D. 1s22s22p63s23p63d94s2 Câu 11: (0,25đ) Khuấy bột Fe trong dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2, kết thúc phản ứng thu được phần rắn X và dung dịch Y. Biết X tác dụng với dung dịch HCl có thoát ra khí. Chọn kết luận hợp lí nhất A. X có 2 muối B. X có 3 kim loại C. X có 1 kim loại D. X có 2 kim loại Câu 12: (0,25đ) Cho các chất sau : NaHCO3 ,Cr2O3, Al(OH)3, Al, Al2O3, AlCl3, CrO, Cr(OH)3, CrO3, Mg(OH)2, ZnO, Zn(OH)2. Số chất có tính lưỡng tính ? A. 7 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 13: (0,5đ) Cho 19,2g Cu vào 1 lít dung dịch gồm H2SO4 0,5M và KNO3 0,2M. Thể tích khí NO duy nhất thu được ở đktc là . A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít. D. 3,36 lít. Câu 14: (0,5đ) Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95%. Lượng sắt bị hao hụt trong sản xuất là 1%. A. 3512,616 tấn B. 1325,196 tấn C. 5213,616 tấn D. 2351,165 tấn Câu 15: (0,5đ) Khi cho 50 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 3,36 lít khí. Lấy phần rắn không tan cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu được 19,04 lít khí. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Thành phần % của hợp kim lần lượt là A. 86,8%; 7,8% và 5,4% B. 88,6%; 7,8% và 3,6% C. 85,9%; 8,7% và 5,4% D. 86,8%; 10,5% và 2,7% Câu 16: (0,25đ) Phát biểu nào sau đây không đúng A. Gang là hợp kim của Fe với C ,Si ,Mn , S ,trong đó C chiếm từ 2 đến 5 % B. Nguyên tắc sản xuất gang là dùng chất khử CO để khử sắt trong oxit thành sắt kim loại C. Gang là hợp kim của Fe với C ,Si ,Mn , S ,trong đó C chiếm từ 0,01 đến 2 % D. Thép là hợp kim của Fe với C ,Si ,Mn , S ,trong đó C chiếm từ 0,01 đến 2 % Câu 17: (0,25đ) Kim loại nào thụ động với HNO3, H2SO4 đặc nguội: A. Al, Zn, Ni B. Al, Fe, Cr C. Au, Fe, Zn D. Fe, Zn, Ni Câu 18: (0,25đ) Hợp chất sắt (III) không thể hiện tính oxi hoá khi cho A. Fe tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3. B. Zn tác dụng với dung dịch FeCl3. C. Fe2O3 tác dụng với Al. D. dd Fe(NO3)3 tác dụng với dd NH3. Câu 19: (0,25đ) Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất vật lí của Fe? A. Dẫn điện và nhiệt tốt B. Kim loại nặng, khó nóng chảy C. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn D. Có tính nhiễm từ Câu 20: (0,25đ) Tính oxi hóa của các ion : Zn2+, Fe2+, Cu2+, Ni2+ giảm dần theo thứ tự: A. Zn2+ > Fe2+ > Cu2+> Ni2+ B. Cu2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+ C. Ni2+ > Cu2+ > Fe2+ > Zn2+ D. Zn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Cu2+ Câu 21: (0,25đ) Để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4 ta dùng dung dịch A. HCl. B. HCl đặc. C. H2SO4 loãng. D. HNO3 loãng. Câu 22: (0,25đ) Khi nung Na2Cr2O7 thu được Na2O, Cr2O3, O2. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây ? A. Phản ứng oxi hoá- khử nội phân tử. B. Phản ứng phân huỷ không phải là oxi hoá- khử. C. Phản ứng tự oxi hoá- khử. D. Phản ứng oxi hoá- khử phức tạp. Câu 23: (0,5đ) Ngâm một đinh sắt trong dung dịch có chứa 1,7 gam bạc nitrat. Sau phản ứng, khối lượng đinh sắt thay đổi 10% so với trước phản ứng. Khối lượng đinh sắt ban đầu là A. 8,8 gam. B. 5,2 gam. C. 8,0 gam. D. 7,2 gam. Câu 24: (0,25đ) Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây ? A. N2O. B. NO. C. NO2. D. NH3. Câu 25: (0,5đ) Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín một thời gian, thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hoà tan hoàn toàn X vào H2O được 300 ml dung dịch Y. dung dịch Y có pH bằng A. 7 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 26: (0,25đ) Quặng có hàm lượng sắt lớn nhất là A. Hemantit. B. Pirit. C. Xiđêrit. D. Manhetit. Câu 27: (0,25đ) Ngâm các thanh kẽm có cùng khối lượng và kích thước trong dung dịch Pb(NO3)2, dung dịch Cu(NO3)2 và trong dung dịch AgNO3 đến khi số mol muối kẽm trong các dung dịch bằng nhau. Thanh kim loại thay đổi khối lượng nhiều hơn là thanh kẽm A. ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2 và ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2. B. ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. C. ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2. D. ngâm trong dung dịch AgNO3. Câu 28: (0,25đ) Cho dung dịch FeCl2, ZnCl2 tác dụng với NaOH dư, lấy kết tủa thu được nung khan trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là A. ZnO B. FeO C. Fe2O3, ZnO D. Fe2O3 Câu 29: (0,25đ) Không thể điều chế Cu từ CuSO4 bằng cách A. dùng Fe để khử Cu2+ ra khỏi dung dịch muối CuSO4 B. cho tác dụng với dung dịch NaOH
File đính kèm:
- T60.doc