Bài giảng Tiết 6: Một số axit quan trọng (tiếp theo)

. iết được:

Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, axit H2SO4 loãng. Phương pháp điều chế HCl.

2. KÜ n¨ng:

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học của axit HCl, H2SO4 loãng, tác dụng với kim loại.

- Viết các PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 loãng.

- Nhận biết được dung dịch HCl và dung dịch muối clorua.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 6: Một số axit quan trọng (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/8/2011
Ngày dạy: 5/9/2011- Tiết 2,3 - Lớp 9A,D	
I. Môc tiªu:
1.KiÕn thøc: Biết được:
Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, axit H2SO4 loãng. Phương pháp điều chế HCl. 
2. KÜ n¨ng: 
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học của axit HCl, H2SO4 loãng, tác dụng với kim loại.
- Viết các PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 loãng.
- Nhận biết được dung dịch HCl và dung dịch muối clorua.
II. Chuẩn bị
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ
- Hóa chất: Dung dịch HCl, H2SO4, quỳ tím, nhôm hoặc kẽm, Cu(OH)2, CuO, dd NaOH .
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ 
Dự kiến tên HS: 
	* Nêu tính chất hóa học của axit? Viết PTPƯ minh họa cho mỗi tính chất (HS trả lời ghi ở góc phải bảng, lưu lại để dùng cho bài mới).
	Dự kiến trả lời:
	1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm quỳ tím → đỏ
2. Tác dụng với kim loại: Dung dịch axit tác dụng được với nhiều KL → Muối + H2
6HCl(ddl) +2Al(r) → 2AlCl3(dd) + 3H2(k)
3. Tác dụng với bazơ: Axit + Bazơ → Muối + Nước
Cu(OH)2(r) + H2SO4(dd) → CuSO4(dd) + 2H2O(l)
2NaOH(dd) + H2SO4(dd) → Na2SO4(dd) + 2H2O(l)
4. Tác dụng với oxit bazơ: Axit + Oxit bazơ → Muối + Nước
Fe2O3(r) + 6HCl(dd) → 2FeCl3(dd) + 3H2O(l)
	3.Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:
-Axit HCl có những tính chất hoá học của axit không? Nó có những ứng dụng quan trọng nào?
-Axit H2SO4 đặc và loãng có những tính chất hoá học nào?® GV ghi đề mục bài học.
Hoạt động 2 :Nghiên cứu tính chất của axit clohiđric (HCl)
- Cho HS quan sát lọ đựng dd HCl ® nhận xét tính chất vật lý?
- GV giới thiệu thêm: axit HCl dễ bay hơi, tan dễ trong nước, mùi xốc, nặng hơn không khí (d =1,26).
- GV: Axit HCl có tính chất hóa học của axit mạnh (HS đã ghi ở góc bảng phải).
- Sau đó yêu cầu HS tiến hành các thí nghiệm để chứng minh axit HCl có đầy đủ các tính chất của axit mạnh (mỗi nhóm làm 1 tính chất).
- Trước khi cho HS làm thí nghiệm, GV có thể đặt vấn đề: 
Để chứng minh điều trên thì ta cần tiến hành những thí nghiệm nào ? 
- GV: chốt các thí nghiệm cần tiến hành ® Hướng dẫn HS cách làm từng thí nghiệm.
- GV: gọi đại diện từng nhóm nêu hiện tượng thí nghiệm của nhóm mình.
→ Yêu cầu HS kết luận và viết PTPƯ.
- GV: giới thiệu cách điều chế HCl:
2NaCl(r)+H2SO4(đ) Na2SO4(r)+2HCl(k)
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Cho 1ml dung dịch HCl vào ống nghiệm 1.
- Cho 1 ml dung dịch NaCl vào ống nghiệm 2.
- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt dung dịch AgNO3.
àQuan sát, nhận xét và viết PTHH.
GV: Yêu cầu HS nêu thuốc thử để nhận biết axit HCl và muối clorua.
- GV: thuyết trình các ứng dụng của axit HCl.
HS quan sát → trả lời:
Là chất lỏng, không màu..
® HS ghi bổ sung
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm:
®Các thí nghiệm cần tiến hành là:
- TN1: Tác dụng với quì tím
- TN2: T/d với kim loại Zn
- TN3: Tác dụng với dung dịch NaOH có phenolphtalein và Cu(OH)2..
- TN4: Tác dụng với CuO hoặc CaO
® Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hương dẫn.
® Đại diện nêu hiện tượng:
-TN1: Quì tím hoá đỏ
-TN2: Zn tan và có khí bay ra
-TN3: Cu(OH)2 bị tan ra tạo thành dung dịch màu xanh; 
+ Màu đỏ của dung dịch phenolphtalein trong NaOH biến mất.
-TN4: CuO bị hoà tan tạo ra dung dịch màu xanh lam.
® HS kết luận: Dung dịch HCl có đầy dủ tính chất hoá học của axit mạnh.
- Đại diện nhóm viết PTHH.
® HS nghe và ghi vào vở.
HS: Ở mỗi ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa trắng.
PTHH:
HCl + AgNO3 ® 
	AgCl¯ + HNO3
NaCl + AgNO3 ® 
	AgCl¯ + NaNO3
HS: Dung dịch AgNO3 được dùng làm thuốc thử để nhận ra gốc clorua.
A. Axit Clohyđric
1. Tính chất
a. Tính chất vật lý
Là chất lỏng, không màu, mùi xốc, dễ bay hơi, tan dễ trong nước, nặng hơn không khí (d =1,26 g/ml).
b. Tính chất hóa học
- Làm quỳ tím → đỏ
- T/d với kim loại → muối clorua + H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
- T/d với bazơ→ muối clorua+ nước
HCl+ NaOH → NaCl + H2O
2HCl+Cu(OH)2→CuCl2+2H2O
- T/d với oxit bazơ → Muối clorua + H2O 
2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
c. Điều chế HCl.
2NaCl(r)+H2SO4(đ) 
	Na2SO4(r)+2HCl(k)
d) Nhận biết axit HCl và muối clorua.
Dung dịch AgNO3 được dùng làm thuốc thử để nhận ra gốc clorua.
2. Ứng dụng:
- Điều chế muối clorua.
- Tẩy gỉ kim loại trước khi hàn.
- Chế biến thực phẩm, dược phẩm.
Hoạt động 2. Nghiên cứu tính chất của axit sunfuric (H2SO4)
- Cho HS quan sát lọ đựng dung dịch axit H2SO4 đặc → nhận xét tính chất vật lí.
- Hướng dẫn HS cách pha loãng H2SO4 đặc và làm thí nghiệm pha loãng H2SO4 đặc (rót từ từ axit đặc vào nước, không làm ngược lại) → Yêu cầu HS nhận xét tính tan và sự tỏa nhiệt của quá trình trên?
- GV thuyết trình: Axit H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh (như HCl).
® Yêu cầu HS lên bảng viết lại các tính chất hoá học của axit, đồng thời viết các PTHH minh hoạ cho H2SO4 loãng.
- GV: nhận xét và chốt lại kiến thức.
- GV: giới thiệu tính chất 5: tác dụng với muối sẽ học ở bài 9.
→HS quan sát nhận xét 
→ H2SO4 đặc tan nhiều trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
Häc sinh l¾ng nghe
® Đại diện một vài nhóm lên bảng.
B. Axit sunfuric
I. Tính chất vật lý
H2SO4 dễ tan trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước (d = 1,83 g/ml).
II. Tính chất hóa học
1. Axit sunfuric loãng có tính chất hóa học của axit
- Làm quỳ tím hóa đỏ
- Tác dụng với KL → muối sunfat + H2
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- T/d với bazơ→ muối sunfat + nước
H2SO4+Cu(OH)2→CuSO4+2H2O
- T/d với oxit bazơ →Muối sunfat + nước
H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài.
GV: yêu cầu HS làm bài tập sau: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các dung dịch không màu: NaCl, NaNO3, HCl.
HS: đại diện nhóm nhắc lại nội dung chính của bài.
HS: Dại diện nhóm lên bản trình bày.
® Lần lượt nhỏ từng mẫu thử lên mẩu giấy quì tím.
- Mẫu thử làm quì tím hoá đỏ là dung dịch HCl.
- Mẫu thử không làm đổi màu quì tím là NaCl và NaNO3.
- Cho hai mẫu thử không làm đổi màu quì tím tác dụng với dung dịch AgNO3, mẫu có kết tủa trắng là NaCl, mẫu không có hiện tượng gì là NaNO3.
NaCl + AgNO3 ® 
	AgCl¯ + NaNO3
3. Hướng dẫn về nhà 
- Làm bài tập 1, 6 trang 19 SGK; 3.4 trang 5, 4.1 trang 6 SBT
- Chuẩn bị bài mới: Tính chất hoá học của H2SO4 đặc. 
	Hướng dẫn bài tập 6:
	Mol HCl = 0,15 mol
	a) PTHH: Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
	b) Theo PTHH, ta có molFe = mol H2 = 0,15 mol
	=> m Fe = 56 x 0,15 = 8,4 gam
	c) Theo PTHH: mol HCl = 0,075 mol
	=> CM HCl = 0,25M

File đính kèm:

  • docTiet_6.doc