Bài giảng Tiết 6 - Bài 6: Phản xạ
MỤC TIÊU.
- Trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.
- Chỉ rõ 5 thành phần của 1 cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
B. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to hình 6.1 – Nơron; H6.2 – Cung phản xạ SGK.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
Ngày soạn:10/09/2011 Ngày dạy: 12/09/2011 Tiết 6 Bài 6: Phản xạ A. mục tiêu. - Trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron. - Chỉ rõ 5 thành phần của 1 cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ. B. chuẩn bị. - Tranh phóng to hình 6.1 – Nơron; H6.2 – Cung phản xạ SGK. - Bảng phụ, phiếu học tập. C. hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức lớp . 2. Kiểm tra bài cũ Nêu cấu tạo và chức năng của mô thần kinh? 3. Bài mới Hoạt động 1: Cấu tạo và chức năng của nơron Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu Ê mục I SGK kết hợp quan sát H 6.1 và trả lời câu hỏi: - Nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh - Gắn chú thích vào tranh câm cấu tạo nơron và mô tả cấu tạo 1 nơron điển hình? - GV treo tranh cho HS nhận xét, rút ra kết luận. - Nơron có chức năng gì? - Cho HS nêu khái niệm tính cảm ứng, tính dẫn truyền. - GV chỉ trên tranh chiều lan truyền xung thần kinh trên hình 6.1 và 6.2 (cung phản xạ) Lưu ý: xung thần kinh lan truyền theo 1 chiều. - Dựa vào chức năng dẫn truyền, người ta chia nơron thành 3 loại: - GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS nghiên cứu tiếp Ê SGK kết hợp quan sát H 6.2 để tìm ra sự khác nhau giữa 3 loại nơron. - GV treo bảng kẻ phiếu học tập. - GV đưa ra đáp án đúng, hướng dẫn HS trên sơ đồ H 6.2. - HS ghi nhớ chú thích. - 1 HS lên bảng gắn chú thích. - HS nhận xét, nêu cấu tạo nơron. - Nghiên cứu tiếp SGK để trả lời các câu hỏi. - Nghiên cứu Ê SGK kết hợp quan sát H 6.2; trao đổi nhóm, hoàn thành kết quả vào phiếu học tập. - HS điền kết quả. Các nhóm khác nhận xét. Các loại nơron Các loại nơron Vị trí Chức năng Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) - Thân nằm bên ngoài TƯ thần kinh - Truyền xung thần kinh từ cơ quan đến TƯ thần kinh (thụ cảm). Nơron trung gian (nơron liên lạc) - Nằm trong trung ương thần kinh. - Liên hệ giữa các nơron. Nơron li tâm (nơron vận động) - Thân nằm trong trung ương thần kinh, sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng. - Truyền xung thần kinh từ trung ương tới cơ quan phản ứng. ? Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và li tâm (Ngược chiều). Kết luận: a. cấu tạo nơron gồm: - Thân: chứa nhân, xung quanh có tua ngắn (sợi nhánh). - Tua dài (sợi trục): có bao miêlin, tận cùng phân nhánh có cúc ximáp. b. Chức năng - Cảm ứng (SGK) - Dẫn truyền (SGK) c. Các loại nơron - Nơron hướng tâm (nơron cảm giác). - Nơron trung gian (nơron liên lạc). - Nơron li tâm (nơron vận động). Hoạt động 2: Cung phản xạ - Cho VD về phản xạ? - Phản xạ là gì? - Hiện tượng cảm ứng ở thực vật (chạm tay vào cây trinh nữ, lá cây cụp lại) có phải là phản xạ không? - Thế nào là 1 cung phản xạ? - Yêu cầu HS quan sát H 6.2 và trả lời câu hỏi: - Có những loại nơron nào tham gia vào cung phản xạ? - Các thành phần của cung phản xạ? - GV nêu vai trò từng thành phần. - GV cho HS quan sát H 6.2 - Xung thần kinh được dẫn truyền như thế nào? - Hãy giải thích phản xạ kim châm vào tay, tay rụt lại? - Bằng cách nào trung ương thần kinh có thể biết được phản ứng của cơ thể đã đáp ứng kích thích chưa? GV dẫn dắt tới : Cung phản xạ có đường liên hệ ngược tạo thành vòng phản xạ. - GV đưa VD về vòng phản xạ và giải thích trên sơ đồ H 6.3 - Yêu cầu HS đọc Ê mục 3 - Khái niệm vòng phản xạ? - Lấy từ 3-5 VD - Trao đổi nhóm và rút ra khái niệm phản xạ. - Không vì thực vật không có hệ thần kinh, đó chỉ là sự thay đổi về sự trương nước của các tế bào gốc lá) - Ê SGK. - Tự rút ra kết luận. - Dựa vào H 6.2, lưu ý đường dẫn truyền để trả lời. - Quan sát H 6.3 - Đọc Ê nêu khái niệm vòng phản xạ. - 1 HS đọc kết luận cuối bài. Kết luận: a. Phản xạ - là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường (trong và ngoài) dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. b. Cung phản xạ - Khái niệm ( SGK) - 1 cung phản xạ có 3 loại nơron: nơron hướng tâm, trung gian, li tâm. - Cung phản xạ gồm 5 thành phần: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm, cơ quan phản ứng. c. Vòng phản xạ - Khái niệm (SGK). 4. Củng cố - Dặn dò : a, Củng cụ́: - Cho HS dán chú thích vào sơ đồ câm H 6.2 và nêu chức năng của các bộ phận trong phản xạ. - Trả lời câu 1, 2 SGK. b, Dặn dò - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. - Vẽ sơ đồ cung phản xạ H 6.2 và chú thích. - Đọc mục “Em có biết” Ngày soạn:14/09/2011 Ngày dạy: 16/09/2011 Tiết 7 Chương II – Vận động Bài 7: Bộ xương I. mục tiêu. - HS trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình. - Phân biệt được các loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt về hình thái, cấu tạo. - Phân biệt các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động. II. chuẩn bị. - Tranh vẽ phóng to hình 7.1 – 7.4 SGK. - Mô hình bộ xương. III. hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức lớp . 2. Kiểm tra bài cũ - Phản xạ là gì? Cho 1 Vd về phản xạ và phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó. 3. Bài mới Hoạt động 1: Các thành phần chính của bộ xương Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát H 7.1 và trả lời câu hỏi: - Bộ xương gồm mấy thành phần ? ? Nêu đặc điểm của mỗi thành phần? - Yêu cầu HS trao đổi nhóm - Tìm hiểu điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân? - Vì sao có sự khác nhau đó? - Từ những đặc điểm của bộ xương hãy cho biết bộ xương có chức năng gì? - Quan sát kĩ H 7.1 và trả lời. - HS nghiên cứu H 7.2; 7.3 kết hợp với thông tin trong SGK để trả lời. - HS thảo luận nhóm để nêu được: + Giống: có các thành phần tương ứng với nhau. + Khác: về kích thước, cấu tạo đai vai và đai hông, xương cổ tay, bàn tay, bàn chân. + Sự khác nhau là do tay thích nghi với quá trình lao động, chân thích nghi với dáng đứng thẳng. - HS dựa vào kiến thức ở thông tin kết hợp với tranh H 7.1; 7.2 để trả lời. - Tự rút ra kết luận. Kết luận: 1. Thành phần của bộ xương - Bộ xương chia 3 phần: + Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt. + Xương thân gồm cột sống và lồng ngực. + Xương chi gồm xương chi trên và xương chi dưới. - Đặc điểm mỗi phần: SGK. + Xương chi trên nhỏ bé, linh hoạt. + Xương chi dưới to, khoẻ, dài, chắc chắn, ít cử động. => Bộ xương người thích nghi với quá trình lao động và đứng thẳng. 2. Vai trò của bộ xương - Nâng đỡ cơ thể, tạo hình dáng cơ thể. - Tạo khoang chứa, bảo vệ các cơ quan. - Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động. Hoạt động 2: Phân biệt các loại xương - Yêu cầu HS đọc Ê mục II , quan sát hình 7.1 để trả lời câu hỏi: - Căn cứ vào đâu để phân biệt các loại xương? - Phân biệt đặc điểm của mỗi loại? - Xác định các loại xương đó trên tranh và mô hình? - HS đọc Ê mục II , quan sát hình 7.1 để nhận dạng, nêu đặc điểm các loại xương. Kết luận: - Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo chia xương thành 3 loại: + Xương dài: hình ống, chứa tuỷ đỏ (trẻ em), tuỷ vàng (người lớn). + Xương ngắn: ngắn. + Xương dẹt: hình bản dẹt. Hoạt động 3: Các khớp xương Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục III và trả lời câu hỏi: - Thế nào gọi là khớp xương? - Có mấy loại khớp? - Yêu cầu HS quan sát H 7.4 và trả lời câu hỏi: - Dựa vào khớp đầu gối, hãy mô tả 1 khớp động? - Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? - Nêu đặc điểm của khớp bất động? - GV lứu ý HS: trong bộ xương người chủ yếu là khớp động giúp con người vận động và lao động. - Cho HS đọc kết luận SGK. - HS nghiên cứu thông tin SGK. - Rút ra kết luận. - Quan sát kĩ H 7.4, trao đổi nhóm và rút ra kết luận. - HS đọc kết luận. Kết luận: - Khớp xương là nơi hai hay nhiều đầu xương tiếp giáp với nhau. - Có 3 loại khớp xương: + Khớp động: 2 đầu xương có sụn, giữa là dịch khớp (hoạt dịch), ngoài có dây chằng giúp cơ thể có khả năng cử động linh hoạt. + Khớp bán động: giữa 2 đầu xương có đệm sụn giúp cử động hạn chế. + Khớp bất động: 2 đầu xương khớp với nhau bởi mép răng cưa hoặc xếp lợp lên nhau, không cử động được. 4. Củng cố - Dặn dò : a, Củng cố ? Chức năng của bộ xương là gì? ? Xác định trên tranh vẽ bộ xương và các thành phần của bộ xương người? Các khớp xương bằng dán chú thích. (nếu có dùng mô hình hoặc xác định trên cơ thể mình). b, Dặn dò - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Lập bảng so sánh các loại khớp về cấu tạo, tính chất cử động và ý nghĩa. - Đọc mục “Em có biết”.
File đính kèm:
- sinh 84.doc