Bài giảng Tiết 56: Mối liên hệ giữa axetilen, rượu etylic và axit axetic (tiếp)

1. Kiến thức: Hiểu được:

- Mối quan hệ giữa Hiđrocacbon, rượu, axit và este với các chất cụ thể là Etylen, rượu etylic, axit axetic và etyl axetat.

2. Kĩ năng:

- Thiết lập được sơ đồ mối liên hệ giữa etylen, ancol etylic, axit axetic, este etyl axetat.

- Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển đổi.

- Tính hiệu suất phản ứng este hoá, tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp lỏng

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 56: Mối liên hệ giữa axetilen, rượu etylic và axit axetic (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 21/3/2011- Lớp 9A1, 9A3; Ngày 23/3/2011 -Lớp 9A2
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Hiểu được:
- Mối quan hệ giữa Hiđrocacbon, rượu, axit và este với các chất cụ thể là Etylen, rượu etylic, axit axetic và etyl axetat.
2. Kĩ năng: 
- Thiết lập được sơ đồ mối liên hệ giữa etylen, ancol etylic, axit axetic, este etyl axetat.
- Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển đổi.
- Tính hiệu suất phản ứng este hoá, tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp lỏng.
B. CHUẨN BỊ: 
- Sơ đồ mối liên hệ giữa hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Tổ chức lớp học: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Dự kiến tên HS: 
Dự kiến câu hỏi và trả lời
HS 1: Nêu cấu tạo phân tử Axit Axetic; Các tính chất hóa học của Axit Axetic.
HS 2: Chữa bài tập 2SGK trang 143.
1) Các chất phản ứng được với Na là:
2C2H5OH + 2Na ® 2C2H5ONa + H2;	2CH3COOH + 2Na ® 2CH3COONa + H2
2C3H7OH + 2Na ® 2C3H7CONa + H2	2C2H5COOH + 2Na ® 2C2H5COONa + H2
2) Các chất phản ứng được với NaOH, Mg, CaO là:
CH3COOH + NaOH ® CH3COONa + H2O;	C2H5COOH + NaOH ® C2H5COONa + H2O
2CH3COOH + Mg ® (CH3COO)2Mg + H2;	2C2H5COOH + Mg ® (C2H5COO)2Mg + H2
2CH3COOH + CaO ® (CH3COO)2Ca + H2O
2C2H5COOH + CaO ® (C2H5COO)2Ca + H2O
3.Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Hoạt động Tổ chức tình huống học tập
GV giới thiệu: Các em đã học hiđrocacbon, rượu, axit. Vậy các hợp chất trên có mối liên hệ với nhau như thế nào ? Chúng ta có thể chuyển đổi cho nhau được không ?
Hoạt động 2: Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic.
- GV: giới thiệu: giữa các hợp chất hữu cơ có mối liên hệ với nhau ® GV vẽ sơ đồ sau lên bảng.
I. Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic.
Etilen
Rượu etylic
Men giấm
O2
ancol etylic
H2SO4 đn,t0
- GV: gọi HS tham gia ý kiến để hoàn thành sơ đồ.
- GV: nhận xét và treo sơ đồ ® hoàn chỉnh kiến thức.
- HS: Trả lời câu hỏi của GV để hoàn thành sơ đồ.
Etilen
Rượu etylic
Axit axetic
Etylaxetat
Men giấm
O2
ancol etylic
H2SO4 đn,t0
- GV: yêu cầu HS viết PT minh họa:
- HS viết PT minh họa:
1)C2H4 + H2O 
	C2H5OH
2)C2H5OH + O2 
 CH3COOH + H2O
3) CH3COOH + C2H5OH
CH3COOC2H5 + H2O
Hoạt động 3: Giải bài tập
- GV: yêu cầu HS làm bài tập 1b trang 144 SGK.
- GV: yêu cầu HS làm bài tập 4 và bài tập 5 trang 144 SGK.
- GV nhận xét và chấm điểm cho HS.
- HS: lên bảng làm bài tập.
- HS: Đại diện nhóm lên bảng làm bài tập, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
II. Bài tập.
Bài tập 1:
C2H4 + Br2 ® C2H4Br2
nCH2 = CH2 
	(- CH2 - CH2 -)n
Bài 2: PTHH:
C2H4 + H2O C2H5OH
 22,4lit 	46 gam
 22,4 lit 	x gam
Khối lượng C2H5OH thu được theo lí thuyết :
(22,4.46) : 22,4 = 46 gam
Nhưng thực tế rượu thu được là 13,8 gam
Vậy hiệu suất phản ứng là:
(13,8 :46).100% = 30%
Bài 3 : ( Bài4 SGK trang 144)
a)Đốt cháy A thu được CO2 và H2O . Vậy A chứa C , H và có thể có O
mC = 44/44.12 = 12 gam
mH = 27/18.2 = 3 gam
Theo đề bài , ta có 
mO = mA – (mC +mH)
= 23 – ( 12 + 3 ) = 8 gam
Trong A có 3 nguyên tố C,H,O và CT là :CxHyOz
b) Theo đề bài ta có :
MA = 23 .2 = 46 gam
Ta có x :y :z =
= 2 : 6 : 1
Công thức đơn giản của A là
(C2H6O)n = 46 => n = 1
Vậy CTPT của A là C2H6O
	4. Hưỡng dẫn về nhà
- Bài tập về nhà: 
Cho 109,5 gam một axit hữu cơ X có CTPT CnH2n+1COOH tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 3M.
Tìm CTPT và CTCT có thể có của X.
Hướng dẫn:
Mol KOH = 1,5mol
PTHH: CnH2n+1COOH + KOH ® CnH2n+1COOH + H2O
	 1,5 mol 1,5 mol
Phương trình khối lượng: (14n + 45) x 1,5 = 109,5
=> n = 2. Vậy CTPT là C2H5COOH

File đính kèm:

  • docTiet_56.doc
Giáo án liên quan