Bài giảng Tiết : 56: Đồng và hợp chất của đồng (tiếp)
Vị trí, cấu hình e nguyên tử và tính chất vật lý.
-Tính chất và ứng dụng của các hợp chất của đồng.
-Hiểu được tính chất hoá học cơ bản của đồng
2Rèn luyện kỹ năng: Viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất của đồng.
3.Tình cảm và thái độ:
ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG Ngày +soạn :12.03.2009 Tiết : 56 I . MỤC TIÊU 1.Kiến thức cơ bản: -Vị trí, cấu hình e nguyên tử và tính chất vật lý. -Tính chất và ứng dụng của các hợp chất của đồng. -Hiểu được tính chất hoá học cơ bản của đồng 2Rèn luyện kỹ năng: Viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất của đồng. 3.Tình cảm và thái độ: II . CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên :Mãnh Cu, H2SO4 đặc, HCl, ống nghiệm. 2.Chuẩn bị của học sinh : III.TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. 1.Ổn định tổ chức :Kiểm tra sĩ số lớp 2.Kiểm tra bài cũ :Viết các phương trình phản ứng hoá học thể hiện tính lưỡng tính của Cr2O3 và Cr(OH)3 Gợi ý trả lời: 3.Giới thiệu bài mới: 4.Tổ chức các hoạt động dạy và học. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức HOẠT ĐỘNG1: Tìm hiểu vị trí và cấu tạo nguyên tử. Giáo viên dùng bảng HTTH cho học sinh tìmvị trí và cấu hình è của nguyên tử đồng. Yêu cầu học sinh viết cấu hình è của đồng. Giáo viên giải thích vì sao đồng có hoá trị II là chính. Đồng có khả năng nhường 1e ở lớp 3d Hs. Trả lời:Ô 29 , nhóm IB,chu kì 4 của bảng tuần hoàn. I.VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH E NGUYÊN TỬ Ô 29 , nhóm IB,chu kì 4 của bảng tuần hoàn. Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1 Có 1e lớp ngoài cùng nên có thể nhường e lớp ngoài cùng và 1e ở phân lớp 3d nên có số oxi hoá +1 hoặc +2. HOẠT ĐỘNG2: Giáo viên yêu cầu học sinh dùng sgk nêu tính chất vật lý của Đồng Học sinh trả lời tính chất vật lye của đồng. II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ. Là kim loại màu đỏ, có khối lượng riêng lớn,nhiệt độ nóng chảy10830C Dẫn điện dẫn nhiệt tốt. Giáo viên. Dựa vào dãy điện hoá của kim loại cho học sinh nhận xét khả năng hoạt động của Cu. Giáo viên lấy Vd cho Cu tác dụng với HCl và H2SO4 loãng nếu học sinh viết sản phẩm giáo viên chú ý tính chất này của Cu. Giáo viên lấy VD Cu tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nóng Nhận xét Cu là một kim loại hoạt động yếu. Học sinh: Nêu tính chất hoá học của Cu và viết phương trình chứng minh tính chất. Học sinh . Viết phương trình phản ứng xảy ra và xác định số oxi hoá của Cu và Nitơ và S . Sự tăng giảm số oxi hoá của các nguyên tố III.TÍNH CHẤT HOÁ HỌC Đồng là một kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu. 1.Tác dụng với phi kim. Ở đk thường: Tác dụng với Clo, Brom, tác dụng yếu với oxi. Khi đun nóng tác dụng với oxi, lưu huỳnh, không tác dụng với H2 ,N2, C VD. 2Cu + O2 2CuO 2. Tác dụng với axit. -Cu không khử được ion H+, chỉ khử được N+5 trong HNO3 xuống N+4 hoặc N+2 và S+6 trong H4SO4đặc xuống s+4 VD.Cu + 2H2SO4 đ CuSO4 + SO2 + 2H2O Cu + 4HNO3 đ Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O Giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng của CuO với H2SO4 ,H2 Giáo viên điều chế Cu(OH)2 cho học sinh nhận xét màu sắc, tính chất của Cu(OH)2 -Lọc lấy Cu(OH)2 đem nung cho học sinh nhận xét Giáo viên giới thiệu các loại muối đồng tính chất chung của các dung dịch muối đồng nguyên nhân gây ra tính chất chung Hs. Viết phương trình phản ứng và nhận xét phản ứng. Hs. Nhận xét màu sắc của Cu(OH)2 và viết các phương trình phản ứng biểu diễn của các thí nghiệm. Học sinh tham khảo shk nêu các ứng dụng của đồng và các hợp chất của đồng. IV. HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG. 1. Đồng (II) oxit. -CuO là chất rắn màu đen. Không tan trong nước. -Là oxit ba zơ. VD. CuO + H2SO4 à CuSO4 + H2O -CuO dễ bị H2,C,CO khử thành Cu VD. CuO + H2 Cu + H2O 2. Đồng(II) hiđroxit. -Cu(OH)2 là chất rắn màu xanh, không tan trong nước. - Là một bazơ . VD. Cu(OH)2 + 2HCl à CuCl2 + H2O -Dễ bị nhiệt phân. Cu(OH)2 CuO +H2O 3. Muối đồng(II) -Dung dịch muối đồng(II) có màu xanh. VD. CuSO4.5H2O có màu xanh CuSO4 có màu trắng + 5 H2O 4. Ứng dụng của đồng và hợp chất của đồng. -Những ứng dụng của đồng chủ yếu dựa trên tính dẻo,tính dẫn điện ,tính dẫn nhiệt. Là kim loại màu quan trọng nhất trong CN và trong kĩ thuật. -Hợp kim của đồng dùng chế tạo các chi tiết máy. -Các hợp chất của đồng ứng dụng nhiều trong cuộc sống. 5.Củng cố: Viết các phương trình chuyển hoá: 6.Dặn dò, bài tập về nhà 1’. Làm các bài tập trong sách giáo khoa. IV.RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
File đính kèm:
- DONG VA HOP CHAT.doc