Bài giảng Tiết 55: Nước (tiết 3)

1.1. Kiến thức

Biết được:

- Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại ( Na, Ca.), oxit bazơ (CaO, Na2O,.) , oxit axit ( P2O5, SO2,.) .

- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 55: Nước (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức giữ gìn nguồn nước không bị ô nhiễm.
2. Chuẩn bị
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng nhóm, phiếu học tập.
Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất
 + Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, phễu, ống nghiệm, lọ thuỷ tinh có nút nhám đã thu khí oxi, muôi sắt
 + Hoá chất: Quỳ tím, Na, nước, P, CaO
- HS: 	Đọc trước nội dung của bài.
3. Phương phỏp
- Hoạt động nhóm, vấn đáp tìm tòi, 
- Thuyết trình
4. Tiến trỡnh dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
GV
HS
(?) Trình bày thành phần hoá học của nước?
(?) Chữa bài tập 3 (125)
*HS1:
Trả lời
*HS2:
* Bài tập 3 (125)
- PT: 2H2 + O2 2H2O
 2mol 1mol 2mol
 2 . 22,4(l) 22,4 (l) 2 . 18 (g)
 x (l) y (l) 1,8 (g)
VH= = 2,24 (l)
VO= = 1,12 (l)
4.3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tính chất của nước
-GV Yêu cầu HS liên hệ thực tế và nhận xét các tính chất vật lý của nước?
HS: Nhận xét
-GV: Nhúng quỳ tím vào cốc nướcà Yêu cầu HS quan sát
-HS: Quan sát và nhận xét: Quỳ tím không chuyển màu
-GV: Cho một mẩu Na vào một cốc nước
-HS: Quan sát và nhận xét
Miếng Na chạy nhanh trên mặt nước (Nóng chảy thành giọt tròn)
à Phản ứng toả nhiều nhiệt; có khí thoát ra (H2)
-GV: Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào dd dich sau p/ư
-HS: Nhận xét mẩu quỳ tím ngả xanh
-GV: Hướng dẫn HS viết PTHH (Hợp chất làm quỳ tím ngả xanh là bazơ à ?Hãy lập CT của hợp chất đó.
-HS: NaOH; 
Viết phương trình p/ư
-GV. Giới thiệu :
- Tương tự đối với các kim loại K, Ba, Ca cũng tác dụng với nước tương tự như Na. Sau đó gọi một vài HS viết ptpư minh hoạ.
-HS. Viết ptpư với Ba, K.
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
-GV. Cho HS tiến hành thí nghiệm với Al.
? Nêu hiện tượng ?
-HS. Làm thí nghiệm theo nhóm
-HS. Nêu hiện tượng
Không có hiện tượng gì xảy ra.
? Vậy ở nhiệt độ thường có phải tất cả các kim loại đều tác dụng với nước hay không?
-HS. Chỉ một số kim loại có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường.
? Vậy em hãy rút ra kết luận?
-GV: Làm thí nghiệm:
Cho một mẩu vôi nhỏ vào cốc tt, rót một ít nước vào vôi sống
à Yêu cầu HS quan sát và nhận xét
-HS: Nêu hiện tượng
- Có hơi nước bốc lên
- CaO rắn chuyển thành chất nhão
Phản ứng toả nhiều nhiệt
-GV: Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào
-HS: Quỳ tím hoá xanh
-GV: Vậy hợp chất tạo thành có công thức thế nào?
Từ đó yêu cầu HS viết PTPƯ
-HS: Viết ptpư
-GV: Thông báo: 
Nước còn có thể hoá hợp với Na2O, K2O, BaO,.. tạo ra NaOH, KOH, Ba(OH)2.
-GV: Gọi một HS đọc kết luận SGK/123
HS: Thực hiện
-GV: Làm thí nghiệm
Đốt P đỏ trong oxi tạo P2O5(trong lọ tt có nút nhám). Rót một ít nước vào lọ, đậy nút lại và lắc đều
Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào dd thu được à Gọi một HS nhận xét
-HS: Giấy quỳ tím hoá đỏ
-GV: dd làm quỳ tím hoá đỏ là dd axit
Vậy hợp chất tạo ra ở p/ư trên thuộc loại axit
-GV: Hướng dẫn HS lập công thức của hợp chất tạo thành và viết PTPƯ
-HS viết ptpư
-GV: Thông báo: 
Nước còn hoá hợp được với nhiều oxit axit khác như SO2, SO3, N2O5. Tạo ra axit tương ứng
-GV: Gọi HS đọc kết luận SGK
-HS:
Hoạt động 2: Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, chống ô nhiễm
-HS: Thảo luận theo nhóm
? Nước có vai trò trong đời sống như thế nào?
? Chúng ta cần phải làm gì để chống nguồn nước bị ô nhiễm?
Các nhóm báo cáo.Các nhóm khác bổ sung
-GV: Chốt kiến thức
II. Tính chất của nước 
1.Tính chất vật lý:
-Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.
-tos=1000C (áp súât 1 atm); t0 hoá rắn=00C; dH2O=1 g/ml
-Nước có thể hoà tan được nhiều chất rắn, lỏng và khí.
2. Tính chất hoá học:
a. Tác dụng với kim loại
- Cho Na tác dụng với nước
-Phương trình: 
 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2
- Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như K, Na, Ca, Ba.tạo ra bazơ tương ứng và hiđro
b. Tác dụng với một số oxit bazơ
-TN:Cho CaO tác dụng với nước
-PT:
CaO + H2O à Ca(OH)2
-Kết luận: 
+Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO.. tạo ra bazơ
+Dung dịch ba zơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh
c. Tác dụng với một số oxit axit
2P2O5+3H2O à 2H3PO4
- Kết luận: Nước có thể tác dụng với nhiều oxit axit tạo ra axit
Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất-Chống ô nhiễm nguồn nước
1. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất:
- Nước hoà tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống
- Nước tham gia và nhiều quá trình hoá học quan trọng trong cơ thể người và động vật.
- Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản suất nông nghiệp, công nghiệp, xây dung, giao thông vận tải.
2. Chúng ta cần góp phần để giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm:
- Không thải rác xuống sông, hồ, kênh, ao..
- Xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho chảy vào hồ, sông.
4.4. Củng cố
- GV treo bảng phụ nội dung bài tập: Tính thể tích khí hiđro và oxi (đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 7,2 gam nước.
- Giải: nHO= = 0,4 (mol)
PT: 2H2 + O2 2H2O - theo PT: nH= nHO= 0,4 (mol)
 nO= . nHO= 0,2 (mol) VH= 0,4 . 22,4 = 8,96 (l) 
 VO= 0,2 . 22,4 = 4,48 (l)
4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài và làm các bài tập còn lại SGK.
- Làm bài tập trong VBT.
- Chuẩn bị kiến thức cho giờ sau: “axit, bazo, muối”
5. Rút kinh nghiệm
***********************************************************************
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
Tiết 56
	AXIT – BAZƠ – MUỐI	
1. Mục tiờu
1.1. Kiến thức
 Biết được: 
- Định nghĩa axit, bazơ, muối theo thành phần phân tử 
- Cách gọi tên axit ,bazơ, muối 
- Phân loại axit, bazơ, muối 
1.2. Kĩ năng
- Phân loại được axit, bazơ, muối theo công thức hóa học cụ thể 
- Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit 
- Đọc được tên một số axit, bazơ, muối theo CTHH cụ thể và ngược lại 
- Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím
- Tính được khối lượng một số axit ,bazơ, muối tạo thành trong phản ứng 
1.3. Thái độ 
- Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn.
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ và nghiêm túc
2. Chuẩn bị
- GV:	+ Giáo án
- HS: 	 Nghiên cứu trước nội dung bài.
3. Phương phỏp
- Hoạt động nhóm, vấn đáp tìm tòi, 
- Thuyết trình
4. Tiến trỡnh dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
4.3. Bài mới
* Vào bài: Trong học kì I, các em đã được học về chất – nguyên tử – phân tử; về phản ứng hoá học và bước đầu biết cách sử dụng các công thức chuyển đổi trong quá trình giải các bài tập hoá học. Hôm nay chúng ta cùng đi hệ thống lại các kiến thức đó.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Axit
-GV yêu cầu HS lấy 3 ví dụ về axit
-HS: Ví dụ HCl, H2SO4, HNO3
-GV: Em hãy nhận xét điểm giống và khác nhau trong thành phần phân tử của các axit trên?
-HS: Nhận xét
+Giống nhau: Đều có nguyên tử H liên kết gốc axit.
+Khác nhau: Các nguyên tử H liên kết với các gốc axit khác nhau
-GV: Từ nhận xét trên, hãy rút ra định nghĩa axit
-HS: Nêu định nghĩa
-GV: Giới thiệu CTHH của axit theo bảng sau: 
Tờn axit
CTHH
Thành phần
Hoỏ trị
Số nguyờn tử H
Gốc
Axit
-GV: Cho HS thảo luận nhúm điền vào bảng trờn .
Em cú nhận xột gỡ về số nguyờn tử H với hoỏ trị của gốc 
Axit ?
- Nếu kớ hiệu cụng thức chung của cỏc gốc axit là A , hoỏ trị là n . Em hóy viết Cụng thức chung của gốc axit ?
- Cú 2 nhúm a xit trờn bảng . Em cú nhận xột gỡ về cỏc a xit ở nhúm (1) so với a xit ở nhúm (2) . 
- Vậy axit cú thể phõn thành 2 loại đú là gỡ? 
-GV: Giới thiệu
Dựa vào thành phần có thể chia axit thành 2 loại
+ Axit không có oxi
+ Axit có oxi
à Các em hãy lấy ví dụ minh hoạ cho 2 loại axit trên
-HS Lấy ví dụ
-GV hướng dẫn HS làm quen với một số gốc axit thường gặp.
-GV: Hướng dẫn HS đọc tên axit không có oxi
-GV: Yêu cầu HS đọc tên các axit: HCl, HBr
-GV: Giới thiệu tên của các gốc axit tương ứng: Chuyển đuôi “hiđric” thành đuôi “ua”
Ví dụ: 
-Cl: Clorua
=S: Sun fua
-GV: Giới thiệu cách đọc tên axit có oxi
-GV: Yêu cầu HS đọc tên các axit: H2SO4, HNO3
-GV: Yêu cầu HS đọc tên các axit: H2SO3, HNO2
-GV: Giới thiệu tên của gốc axit tương ứng theo nguyên tắc chuyển đuôi “ic” thành “at”; “ơ” thành “it”
? Em hãy cho biết tên của các gốc axit: =SO4, -NO3, =SO3
-HS: 
 =SO4 Sunfat
 -NO3 Nitrat
 =SO3 Sunfit
-HS: H2S; H2CO3, H3PO4
Hoạt động 2: Bazơ
-GV: Yêu cầu HS lấy 3 ví dụ 
? Em hãy nhận xét thành phần phân tử của các bazơ trên
? Vì sao trong thành phần phân tử của mỗi bazơ chỉ có một nguyên tử kim loại
? Số nhóm OH có trong một phân tử bazơ được xác định như thế nào
-HS: Nhận xét
-Có một nguyên tử kim loại , một hay nhiều nhóm (OH)
-Vì hoá trị nhóm OH là I
-Số nhóm OH được xác định bằng hoá trị của kim loại(Kim loại có hoá trị bao nhiêu thì phân tử bazơ có bấy nhiêu nhóm OH) 
-GV: Từ nhận xét trên, hãy rút ra định nghĩa Bazơ? 
-HS: Nêu định nghĩa
-GV : Treo bảng (2)
Tờn của bazơ
CTHH
Thành phần
HT 
KL
NT KL
số nhúm OH
-GV: Nếu kớ hiệu kim loại là M , n là hoỏ trị của kim loại ,
OH là nhúm hiđroxit . Vậy cụng thức chung của bazơ ?
-GV: Hướng dẫn cách đọc tên bazơ
-GV; Yêu cầu HS đọc tên các bazơ ở phần ví dụ
-HS: 
NaOH: Natri hiđroxit
Fe(OH)2: Sắt(II) hiđroxit
Fe(OH)3: Sắt(III) hiđroxit
-GV: Thuyết trình phần phân loại
-GV: Hướng dẫn HS sử dụng bảng tính tan để lấy ví dụ về tính tan của bazơ
Yêu cầu HS lấy ví dụ
I. Axit
1. Khái niệm
VD: HCl, HNO3, H3PO4, H2SO4
-Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
2. Công thức hoá học:
 HnA
trong đó: A là gốc axit
 n là hoá trị của A
3. Phân loại:
-Axit không có oxi
Ví dụ: HCl, H2S
-Axit có oxi
Ví dụ: H2SO4, HNO3
4. Tên gọi
-Axit không có oxi:
Tên axit: Axit+ Tên phi kim+ hiđric
Ví dụ: HCl: Axit clo hiđric
 HBr: Axit brom hiđric
Axit có oxi:
+ Axit có nhiều nguyên tử oxi
Tên axit: Axit+ Tên phi kim + ic
Ví dụ: 
- H2SO4 : Axit sunfuric
- HNO3 : Axit nitơric
+ Axit có ít nguyên tử oxi
Tên axit: Axit+ Tên phi kim + ơ
Ví dụ: 
 - H2SO3 : Axit sunfurơ
 - HNO2 : Axit nitơrơ
Bài tập 1: Viết công thức của các axit có tên sau:
-Axit sunfu hiđric
-Axit cacbonic
-Axit photphoric 
II. Bazơ
1. Khái niệm: 
a. Ví dụ

File đính kèm:

  • docT55-56.doc
Giáo án liên quan