Bài giảng Tiết: 55 - Bài: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen của hiđrocacbon.
Tính chất hoá học đặc trưng và ứng dụng của một số dẫn xuất halogen.
2.Kỹ năng: Viết công thức cấu tạo các đồng phân của dẫn xuất halogen
Viết phương trình hoá học, phản ứng thuỷ phân,phản ứng tách dẫn xuất halogen.
3.Thái độ: Ứng dụng của dẫn xuất halogen.
CHƯƠNG VIII. DẪN XUẤT HALOGEN –ANCOL – PHENOL Ngày soạn:19.02.2008 Tiết: 55 Bài: DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen của hiđrocacbon. Tính chất hoá học đặc trưng và ứng dụng của một số dẫn xuất halogen. 2.Kỹ năng: Viết công thức cấu tạo các đồng phân của dẫn xuất halogen Viết phương trình hoá học, phản ứng thuỷ phân,phản ứng tách dẫn xuất halogen. 3.Thái độ: Ứng dụng của dẫn xuất halogen. II.CHUẨN BỊ. 1.Chuẫn bị của giáo viên. Một số tư liệu về dẫn xuất halogen.TN thuỷ phân Etyl Bromua. 2.Chuẩn bị của học sinh. Hệ thống hoá các phản ứng của hiđrocacbon đã học. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Định hướng trả lời. 3.Giảng bài mới -Giới thiệu bài mới. Giáo viên giới thiệu phản ứng CH4 + Cl2 Học sinh nhận xét sản phẩm và giáo viên giới thiệu vào bài. 4-Tiến trình tiết dạy. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức HOẠT ĐỘNG1.Khái niệm ,phân loại. Giáo viên VD: CH4 (a)Và CH3Cl (b) A là hiđrocacbon B là dẫn xuất halogen. Gv.Ta có thể coi phân tử dẫn xuất halogen gồm hai phần.Dựa vào sự thay đổi của gốc hiđrocacbon và halogen có sự phân loại khác nhau. Người ta còn có thể phân loại dựa vào bậc cacbon. Hs. Nêu sự khác nhau của hai công thức. Từ đó đi đến khái niệm dẫn xuất halogen. Hs. Nêu các loại dẫn xuất halogen và lấy các VD tương ứng với các phân loại. Hs.Nêu các loại bậc cacbon đã học Khái niệm và phân loại. 1.Khái niệm:Khi thay thế nguyên tử H của phân tử hiđrocacbon bằng nguyên tử halogen ta được dẫn xuất halogen của hiđrocacbon. 2.Phân loại: -Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon no. VD.CH3Cl, C2H5Cl,C3H7Cl -Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon không no. VD: CH2 = CH –Cl -Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon thơm.VD. C6H5 Cl * Bậc của dẫn xuất halogen: Bằng bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm Hal HOẠT ĐỘNG2.Tính chất vật lý Gv. Cho học sinh đọc trong sách giáo khoa và nêu tóm tắt tính chất vật lý của các dẫn xuất halogen. Hs. Đọc tính chất vật lý trong sách giáo khoa. II. Tính chất vật lý: Ở điều kiện thường: Chất có phân tử nhỏ là các chất khí,chất có phân tử lớn là các chất lỏng hoặc rắn. Các dẫn xuất hầu như không tan trong nước,tan tốt trong các dung môi hữu cơ. HOẠT ĐỘNG3.Tính chất hoá học Giáo viên thông báo đặc điểm cấu tạo của dẫn xuất halogen từ đó suy ra thính chất hoá học. ĐAĐ của halogen lớn hơn của C vì thế liên kết C – X có sự phân cực mạnh do đặc điểm này mà halogen dể tham gia phản ứng thế bằng nhóm – OH . Hs. Xem thí nghiệm tách HBr Và nhận xét hiện tượng xảy ra. III. Tính chất hóa học. 1.Phản ứng thế Hal bằng nhóm --OH. C2H5Cl + NaOH à C2H5OH + NaCl R–X + NaOH à R –OH + NaCl 2.Phản ứng tách hiđrohalogenua. C2H5Br + KOH CH2 = CH2 + KBr +H2O HOẠT ĐỘNG4.Ứng dụng Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét trong sgk. IV. Ứng dụng: -Làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ -Dùng làm dung môi. -Dùng trong các lĩnh vực khác. 5.Củng cố: Hoàn thành chuổi phản ứng: 6.Dặn dò, bài tập về nhà. : Làm các bài tập SGK. IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.
File đính kèm:
- 55.doc