Bài giảng Tiết 55: Axit – bazơ - Muối (tiếp)

. Kiến thức: H/s biết cách phân loại axit , bazơ , muói theo thành phần hoá học & tên gọi của chúng. Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit ; phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều hiđroxit

2. Kĩ năng: nhận biết được công thức hoá học của axit & phân loại axit

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 55: Axit – bazơ - Muối (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 
Giảng:
Tiết 55 axit – bazơ - muối
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: H/s biết cách phân loại axit , bazơ , muói theo thành phần hoá học & tên gọi của chúng. Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit ; phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều hiđroxit
2. Kĩ năng: nhận biết được công thức hoá học của axit & phân loại axit
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học
II. Đồ dùng:
 1. G/v: - Phiếu học tập , một số miếng bìa có ghi công thức của một số loại hợp chất vô cơ (oxit , bazơ , muối , axit) ... để h/s chơi trò chơi
 - Phiếu học tập 1: tên , công thức , thành phần , gốc ... của một số axit thường gặp
 - Phiếu học tập 2: tên , công thức , thành phần , gốc ... của một số bazơ thường gặp.
 2. H/s: - Đọc trước bài 37 sgk
III. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, hđn.
IV.Tổ chức dạy học: 
 1. ổn định lớp:	
 2. Kiểm tra bài cũ (10 phút ): 1/ Em cho biết t/c của nước ?
 2/ Nêu khái niệm oxit , công thức chung của oxit , có mấy laọi oxit ? cho mỗi loại một ví dụ minh hoạ ?
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động : 
 *Khởi động: Chúng ta đã làm quen với một loại hợp chất có tên là oxit. Trong các loại hợp chất vô cơ còn có các loại hợp chất khác: axit, bazơ, muối. Chúng là những loại hợp chất như thế nào ? có công thức hoá học và tên gọi ra sao ? được phân loại như thế nào chúng ta xét bài học hôm nay. 
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 15
phút
 13
phút
Hoạt động 1
MT:Khái niệm a xít
- Y/c lấy 3 ví dụ về axit ?
- Thảo luận nhóm bàn thống nhất kết quả 
- Đ/d nhóm báo cáo & lên bảng viết công thức của axit – nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét chốt kiến thức
? Em hãy nhận xét điểm giống nhau & khác nhau trong thành phần phân tử của các axit trên ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
 + Giống nhau: đều có nguyên tử H
 + Khác nhau: các nguyên tử H liên kết với các gốc axit khác nhau
? Từ phân tích trên em hãy rút ra định nghĩa về axit ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
- G/v nêu v/đ: nếu kí hiệu công thức chung của các gốc axit là A, hoá trị là n em cho biết công thức chung của axit ?
- Y/c thảo luận nhóm thống nhất kết quả 
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
- G/v giới thiệu: Dựa vào thành phần có thể chia axit thành 2 loại:
 + axit không có oxi
 + axit có oxi
- G/v hướng dẫn cho h/s làm quen với một số gốc axit thường gặp ở bảng phụ lục 2 sgk tr.156
- G/v hướng dẫn h/s cách đọc tên axit.
 + Cách đọc tên axit không có oxi: 
axit + tên phi kim + hiđric
- Y/c đọc tên các axit sau: HCl , HBr 
- Thảo luận nhóm bàn nhóm thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm đọc tên công thức của các axit nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét & chốt kiến thức
? Từ hai công thức trên em cho biết gốc axit ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v giới thiệu tên của các gốc axit tương ứng ( chuyển đuôi hiđric thành đuôi ua)
 - Cl: Clorua
 - Br: Bromua
 = S: Sunfua
- Ngoài axit trong phân tử không có oxi còn có những phân tử axit trong phân tử có chứa nguyên tử oxi & cách gọi tên như thế nào 
- G/v hướng dẫn h/s cách đọc tên axit có oxi
 + Cách đọc tên axit có oxi: 
axit + tên phi kim + ic
- Y/c đọc tên axit sau: H2SO4 , HNO3 
- Thảo luận nhóm bàn nhóm thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm đọc tên công thức của các axit nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét & chốt kiến thức
- G/v giới thiệu cách đọc tên của axit H2SO3 : axit sunfuzơ & đó là axit có ít nguyên tử oxi trong thành phần phân tử
- G/v hướng dẫn h/s cách đọc tên axit có oxi
 + Cách đọc tên axit có ít nguyên tử oxi: 
axit + tên phi kim + ơ
- Y/c học sinh đọc tên axit sau: H2SO3
 - Thảo luận nhóm bàn nhóm thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm đọc tên công thức của các axit nhóm khác bổ xung
? Em cho biết cách gọi tên của axit ít oxi :
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v nhận xét & chốt kiến thức
- G/v giới thiệu tên của các gốc axit tương ứng ( chuyển đuôi ic thành đuôi at - ơ thành đuôi ic)
? Em cho biết tên của gốc axit sau: 
 = SO3 
- Thảo luận nhóm bàn – nhóm thống nhất cách đọc
- Đ/d nhóm đọc kết quả nhóm khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
Hoạt động 2
MT:Khái niệm ba zơ.
- Y/c học sinh lấy 3 ví dụ về bazơ 
- Thảo luận nhóm bàn – thống nhất kết quả 
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét & chốt kiến thức 
? Em hãy nhận xét thành phần phân tử của các bazơ trên ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
 + Có một nguyên tử kim loại
 + Một hay nhiều nhóm hiđroxit
? Em cho biết vì sao trong thành phần phân tử của mỗi bazơ chỉ có một nguyên tử kim loại ? 
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
? Em cho biết nhóm OH có trong một phân tử bazơ được x/đ như thế nào ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
 + Số nhóm OH được x/đ bằng hoá trị của kim loại 
? Qua phân tích em rút ra kết luận về bazơ 
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
? Dựa vào công thức chung của axit em có thể viết công thức chung của bazơ ?
- Y/c thảo luận nhóm bàn nhóm thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét & chốt kiến thức
- G/v hướng dẫn h/s cách đọc tên bazơ 
Tên bazơ = tên kim loại + hiđroxit
- Y/c học sinh đọc tên bazơ sau: NaOH , Cu(OH)2 , Fe(OH)3
 - Thảo luận nhóm bàn nhóm thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm đọc tên công thức của các axit nhóm khác bổ xung
? Em cho biết cách gọi tên của bazơ
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v nhận xét & chốt kiến thức
- Tương tự như axit bazơ người ta cũng phân chia bazơ & cúng dựa vào t/c của từng bazơ mà người ta phân loại bazơ thành hai loại.
- G/v hướng dẫn h/s sử dụng bảng tính tan tr.156 sgk để lấy ví dụ bazơ kiềm & đọc tên ?
- Y/c thảo luận nhóm thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung- G/v chốt kiến thức
? Dựa vào bảng tính tan em hãy lấy ví dụ về bazơ không tan & đọc tên những bazơ đó ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
I. Axit
1/ Khái niệm
- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit , các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại 
- HCl , H2SO4 , H3PO4 
2/ Công thức hoá học
- Công thức hoá học chung: HnA
3/ Phân loại
- Gồm 2 loại: 
 + Axit không có oxi: HCl , H2S
 + Axit có oxi: HNO3 , H2SO4
4/ Tên gọi
a) Axit không có oxi
- Tên axit: axit + tên phi kim + hiđric
 HCl: Axit clohiđric
 HBr: Axit bromuahiđric 
b) Axit có oxi 
- Axit có nhiều nguyên tử oxi
- Tên axit: axit + tên phi kim + ic
 HNO3: axit nitơric
 H2SO4: axit sunfuaric
- Gốc axit: -NO3 nitơrat
 = SO4 sunfat
- Axit có ít nguyên tử oxi
- Tên axit: axit + tên phi kim + ơ
 H2SO3: Axit sunfuzơ 
- Gốc axit: = SO3 sunfit
II. Bazơ
1/ Khái niệm
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH )
2/ Công thức hoá học
M(OH)n ( n = hoá trị của kim loại )
3/ Tên gọi
- Tên bazơ = tên kim loại + hiđroxit (nếu kim loại có nhỉều hoá trị ta đọc tên bazơ có kèm theo hoá trị của kim loại )
- Ví dụ: NaOH: natrihiđroxit
 Cu(OH)2: đồng (II) hiđroxit
 Fe(OH)3 : sắt (III) hiđroxit
4/ Phân loại
- Dựa vào tính tan bazơ được chia thành 2 loại:
a) Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm 
- KOH , NaOH , Ca(OH)2 ...
b) bazơ không tan trong nước
- Al(OH)3 , Zn(OH)2 , Fe(OH)2 ...
4. Củng cố (5 phút ): 1/ G/v đưa ra nội dung bài tập y/c học sinh h/đ theo 
 Bảng 1
Nguyên tố
Công thức của 
Oxit bazơ
 Tên gọi
Công thức của 
 Bazơ tương ứng 
 Tên gọi
1
Na
2
Ca
3
Mg
4
Fe (II)
5
Fe (III)
 Bảng 2
Nguyên tố
Công thức của
Oxit axit
 Tên gọi
Công thức của 
Axit tương ứng
 Tên gọi
S (IV)
P (V)
C (IV)
S (IV)
5. Dặn dò (1 phút ): - BTVN: 1, 2, 3 tr.130 sgk
 - Đọc trước phần III bài 37 sgk 

File đính kèm:

  • docTIET56~1.DOC