Bài giảng Tiết 52 - Bài 31: Sắt
. Kiến thức
- Biết vị trí nguyên tố sắt trong bảng tuần hoàn
- Biết cấu hình e nguyên tử của sắt và các ion Fe2+, Fe3+
- Biết được tính chất hoá học cơ bản của đơn chất sắt
- Biết trạng thái tự nhiên của sắt
Tiết 52. § 31. SẮT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết vị trí nguyên tố sắt trong bảng tuần hoàn - Biết cấu hình e nguyên tử của sắt và các ion Fe2+, Fe3+ - Biết được tính chất hoá học cơ bản của đơn chất sắt - Biết trạng thái tự nhiên của sắt. 2. Kĩ năng - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết cấu hình e nguyên tử và cấu hình e của ion - Rèn luyện khả năng học tập theo phương pháp so sánh, đối chiếu và suy luận logic - Rèn luyện kĩ năng viết các phương trình hoá học. II. CHUẨN BỊ Giáo viên + Hệ thống câu hỏi đàm thoại. + Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm Học sinh Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP Phương pháp học tập chủ yếu là: Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, sử dụng thí nghiệm hoá học. Ngoài ra sử dụng phương pháp: Thuyết trình, sử dụng phương tiện trực quan. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1. GV: Treo bảng tuần hoàn. HS: tìm vị trí của Fe trong BTH và cho biết số hiệu nguyên tử và NTKTB của Fe . Hỏi: Cho biết các nguyên tố nằm lân cận nguyên tố sắt ? GV đặt các câu hỏi sau: Hãy viết cấu hình e của nguyên tử Fe, ion Fe2+, Fe3+ ? Phân bố các e vào các ô lượng tử. Yêu cầu HS xác định số ôxi hóa của Fe trong các hợp chất sau: FeO, Fe2O3, FeCl3, Fe2(SO4)3. Hoạt động 2. GV: Dựa vào kiến thức đã có và sgk hãy cho biết sắt có những tính chất vật lí đặc biệt gì ? GV: bổ sung và kết luận. Hoạt động 3. GV: phân tích: Sắt có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng ? Trong các phản ứng hóa học nguyên tử sắt dễ nhường bao nhiêu e ? HS: Do sắt là nguyên tố d nên e hóa trị nằm ở phân lớp s và d. Khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh Fe có thể nhường thêm 1e ở phân lớp 3d. Vậy tính chất hóa học của sắt là gì ? Hoạt động 4. Hỏi: Hãy nêu một số ví dụ về pư tác dụng của sắt với phi kim ? Ở nhiệt độ thường sắt tác dụng với oxi hay không ? Nếu để vật bằng sắt trong không khí ẩm sẽ có hiện tượng gì ? GV: Tuỳ vào tính oxi hóa của phi kim mà Fe bị oxi hóa thành +2 hoặc +3. hãy xác định vai trò của các chất trong pư. Hoạt động 5. Hỏi: Hãy viết pư xảy ra khi cho Fe tác dụng với dd HCl, H2SO4 loãng? Xác định vai trò của các chất / GV: làm thí nghiệm Fe + HCl Chất oxi hóa là ion H+, chỉ oxi hóa Fe thành Fe2+. GV: Fe tác dụng được với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội hay không ? Hỏi: HNO3đ, nóng; H2SO4đặc nóng là những chất oxi hóa mạnh, sẽ oxi hóa Fe về mức oxi hóa nào ? HS: viết ptpư ? HS viết ptpư của Fe với dung dịch HNO3 loãng, và cho biết sp khác với t/h trên hay không ? Hoạt động 6. GV: Hãy viết pư xảy ra khi cho Fe vào các dung dịch CuSO4; FeCl3, xác định vai trò của các chất ? FeαCu Vd: cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3. Chú ý: Quy tắc alpha. Hoạt động 7. GV: ở nhiệt độ thường Fe có khử được nước hay không ? Hoạt động 8. HS nghiên cứu SGK để thấy được thành phần hoá học của các quặng quan trọng của sắt. I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ + Vị trí: Nhóm VIII B + Cấu hình: 3d64s2 + Ô: 26 Fe là nguyên tố d, có thể nhường 2 e hoặc 3 e ở phân lớp 4s và phân lớp 3d để tạo ra ion Fe2+,Fe3+. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẻo, dai, dễ rèn, nhiệt độ nóng chảy khá cao( 1540oC) dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, có tính nhiễm từ. III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC Khi tham gia phản ứng hoá học, nguyên tử sắt nhường 2 e ở phân lớp 4s , khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh thì sắt nhường thêm 1 e ở phân lớp 3d. à tạo ra các ion Fe2+, Fe3+. Fe à Fe2+ + 2e Fe à Fe3+ + 3 e [ Tính chất hoá học của sắt là tính khử. 1. Tác dụng với phi kim Với O2, phản ứng khi đun nóng. to 3Fe + 2O2 à Fe3O4 ( FeO.Fe2O3) với S, Cl2: phản ứng cần đung nóng. 2Fe + 3Cl2 à 2FeCl3 2Fe + 3 Br2 à 2 FeBr3 Fe + I2 à FeI2 Fe + S à FeS 2. Tác dụng với axit Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng: VD: Fe + 2 HCl à FeCl2 + H2 Fe + H2SO4 à FeSO4 + H2 Pt ion: Fe + 2H+ à Fe2+ + H2 [ Sắt khử ion H+ trong dung dịch axit thành H2 tự do. Với các axit HNO3, H2SO4 đặc: + Với HNO3 đặc, nguội;H2SO4 đặc, nguội: Fe không phản ứng. + Với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc, nóng: 2Fe + 6H2SO4 à Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O sắt (III) sunfat Fe + 6HNO3 à Fe(NO3)3 + 3 NO2 + 3H2O + Với HNO3 loãng: Fe + 4HNO3 à Fe(NO3)3 + NO + 2H2O 3. Tác dụng với dung dịch muối Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu kh oxh Fe + 2 Fe(NO3)3 à 3 Fe(NO3)2 Vd: Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. 4. Tác dụng với nước Nếu cho hơi nước đi qua sắt ở nhiệt độ cao, Fe khử nước giải phóng H2. Pư: 3 Fe + 4 H2O à Fe3O4 + 4 H2 Fe + H2O à FeO + H2 IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN Tồn tại chủ yếu ở dưới dạng hợp chất. + Quặng mahetit: Fe3O4 + Quặng hematit đỏ: Fe2O3 + Quặng hematit nâu: Fe2O3 .nH2O + Quặng xiđerit: FeCO3 + Quặng pirit: FeS2 Củng cố GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK – 141 HS: Làm các bài tập theo yêu cầu của GV Dặn dò GV: Hướng dẫn HS làm các BTVN và chuẩn bị bài học mới.
File đính kèm:
- GA HK II Lop 12Phan 10.doc