Bài giảng Tiết 5: Sự điện li của nước. ph. chất chỉ thị axit- Bazơ

Mục tiêu bài học :

1. Về kiến thức :

-Biết được :

 + Tích số ion của nước và ý nghĩa tích số ion của nước

+ Khái niệm về pH , định nghĩa môi trường axit, môi trường kiềm và môi trường trung tính.

+ Chất chỉ thị axit – bazơ : quỳ tím , phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 5: Sự điện li của nước. ph. chất chỉ thị axit- Bazơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng 
 Lớp 
 Sĩ số
 Tên học sinh vắng mặt
 B1
 B2
TiÕt 5
 SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT- BAZƠ
I. Mục tiêu bài học : 
1. Về kiến thức : 
-Biết được :
 + Tích số ion của nước và ý nghĩa tích số ion của nước
+ Khái niệm về pH , định nghĩa môi trường axit, môi trường kiềm và môi trường trung tính.
+ Chất chỉ thị axit – bazơ : quỳ tím , phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng
2. Về kĩ năng : 
- Tính pH của dung dịch axit mạnh , bazơ mạnh.
- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng quỳ tím , giấy chỉ thị vạn năng hoặc dung dịch phenolphtalein.
3. Về thái độ :
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để giải thích hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Chú ý liên hệ PH của môi trường.
II. Chuẩn bị : 
1.GV: Câu hỏi và bài tập .
2. HS : Đọc bài trước ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp :
1. Kiểm tra bài cũ : 
Nêu khái niệm về axit, bazơ, muối theo A-Rê-Ni-Út? VD minh hoạ?
2. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1:
I. Nước là chất điện li rất yếu:
Giáo viên nêu vấn đề: Thực nghiệm đã xác nhận được rằng, nước là chất điện li rất yếu. Hãy biểu diễn quá trình điện li của nước theo thuyết A-rê-ni-ut.
1. Sự điện li của nước:
Nước là chất điện li rất yếu:
H2O H+ + OH-
(Thuyết A-rê-ni-ut)
 Học sinh viết phương trình điện li
Hoạt động 2:
2. Tích số ion của nước
Giáo viên trình bày để học sinh hiểu được do độ điện li rất yếu . =[H+].[OH-]
 là một hằng số ở nhiệt độ xác định, gọi là tích số ion của nước, hãy tìm nồng độ ion H+ và OH-
ở 250C hằng số gọi là tích số ion của nước
 = [H+].[OH-] = 10-14
=> [H+] = [OH-] = 10-7M. Vậy môi trường trung tính là môi trường trong đó:
[H+]=[OH-] = 10-7M
- Học sinh đưa ra biểu thức:
 [H+]=[OH-] = = 10-7M
Vậy:
=[H+].[OH-] gọi là tích số ion của nước
- Giáo viên kết luận: Nước là môi trường trung tính, nên môi trường trung tính là môi trường là môi trường có:
[H+]=[OH-] = = 10-7M
Hoạt động 3:
3. Ý nghĩa tích số ion của nước
Giáo viên thông báo: là một hằng số đối với tất cả dung dịch các chất. Vì vậy, nếu biết [H+] trong dung dịch sẽ biết được [OH-] trong dung dịch và ngược lại.
VD: Tính [H+] và [OH-] của dung dịch HCl 0,001M
a) Môi trường axit
Biết [H+] -> [OH-] = ?
VD: Tính [H+] và [OH-] của dung dịch HCl 0,001M
Học sinh tính toán cho kết quả.
So sánh thấy trong môi trường axit:
[H+] > [OH-] hay [H+] > 10-7M
HCl H+ + Cl-
[H+] = [HCl] = 10-3M
[OH-] = 
 [H+] > [OH-]
hay [H+] > 10-7M
Giáo viên: Hãy tính [H+] và [OH-] của dung dịch NaOH 10-5M.
Học sinh tính toán cho kết quả:
[H+] = 10-9M, [OH-] = 10-5M
So sánh thấy trong môi trường bazơ
[H+] <[OH-] hay [H+] < 10-7M
b) Trong môi trường kiềm
Biết [OH-] [H+] =?
VD: Tính [H+] và [OH-] của dung dịch NaOH 10-5M
NaOH Na+ + OH-
[OH-] = [NaOH] = 10-5M
[H+] = 
nên [OH-] > [H+]
 Giáo viên: Độ axit, độ kiềm của dung dịch được đánh giá bằng [H+]
+ Môi trường axit: [H+] > 10-7M
+ Môi trường bazơ; [H+] < 10-7M
+ Môi trường trung tính: [H+] =10-7M
Vậy: [H+] là đại lượng đánh giá độ axit, độ kiềm của dung dịch:
- Môi trường axit: [H+] > 10-7M
- Môi trường bazơ: [H+] < 10-7M
- Môi trường trung tính: [H+] = 10-7M
Hoạt động 4:
II. Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit - bazơ
Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết pH là gì? Cho biết dung dịch axit, kiềm, trung tính có pH bằng mấy?
Học sinh tự rút ra kết luận.
1. Khái niệm về pH:
[H+] = 10-pH M .Nếu [ H+] =10-a thì pH=a
 Hay pH = -lg[H+]
- Thang pH: SGK
 Giáo viên giúp học sinh nhận xét về mối liên hệ giữa pH và [H+] .
Học sinh vận dụng để xác định môi trường bằng các VD cụ thể.
Giáo viên bổ sung: Để xác định môi trường của dung dịch người ta dùng chất chỉ thị như quỳ tím, phenolphtalein
VD: [H+] = 10-3M pH = 3: môi trường axit
[H+] = 10-11M pH = 11: môi trường bazơ
[H+] = 10-7M pH = 7: môi trường trung tính
 Giáo viên yêu cầu học sinh dùng chất chỉ thị đã học để nhận biết các chất gồm nước, axit, bazơ
2. Chất chỉ thị axit - bazơ: 
- Là chất có màu sắc biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch
Giáo viên bổ sung: Chất chỉ thị chỉ cho phép xác định giá trị pH một cách gần đúng. Muốn xác định chính xác pH phải dùng máy đo pH.
VD: 
- Quỳ tím, phenolphtalein
- Chỉ thị vạn năng
3. Củng cố: 
- Bài tập 4,5 SGK TR 14 để củng cố bài
4. Hướng dẫn về nhà:
Về nhà làm bài tập 6- SGK Tr-14 và xem bài phảnứng trao đổi ion
Ngày giảng 
 Lớp 
 Sĩ số
 Tên học sinh vắng mặt
 B1
 B2
TiÕt 6
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION 
TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI .
I. Mục tiêu bài học : 
1. Về kiến thức : 
Hiểu được:
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện: 
 + Tạo thành chất kết tủa.
 + Tạo thành chất điện li yếu.
 + Tạo thành chất khí.
2. Về kĩ năng : 
- Quan sát thí nghiệm để biết có phản ứng hoá học xảy ra .
- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- Viết phương trình ion đầy đủ và thu gọn của phản ứng.
3. Về thái độ :
- Khuyến khích các em chăm học để thành người có ích cho xã hội.
II. Chuẩn bị : 
1.GV: 
Dụng cụ hoá chất thí nghiệm: NaCl, AgNO3, NH3, Fe2(SO4)3, KI, hồ tinh bột, ống nghiệm , giá để ống nghiệm.
2. HS : 
Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp : 
1. Kiểm tra bài cũ : Cho [H+] = 10-3M .Xác định pH và môi trường của dung dịch
2. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1:
Giáo viên: Khi trộn dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Viết phương trình?
Häc sinh tr¶ lêi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phản ứng dạng ion và kết luận bản chất của phản ứng.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phân tử, ion thu gọn của phản ứng giữa CuSO4 và NaOH. 
Häc sinh viÕt PTHH và nhận xét bản chất của phản ứng .
Hoạt động 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa hai dung dịch NaOH và HCl, Mg(OH)2 và HCl và rút ra bản chất của các phản ứng này.
Häc sinh viÕt PTHH.
Giáo viên tổng kết lại các bước viết đúng phảnứng trao đổi ion.
Giáo viên làm thí nghiệm: Đổ dung dịch HCl vào cốc đựng dung dịch CH3COONa, thấy có mùi giấm chua. Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion rút gọn.
Häc sinh: Quan s¸t, viÕt PT ph¶n øng, kÕt luËn.
I. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li:
1. Phản ứng tạo thành kết tủa:
 VD 1: Phương trình phân tử:
Na2SO4 + BaCl2BaSO4¯+ 2NaCl
Do: Ba2+ + SO42- BaSO4¯
 (PT ion thu gọn)
VD 2: Phương trình phân tử:
CuSO4 + 2NaOHNa2SO4 + Cu(OH)2¯
Do: Cu2+ + 2OH- Cu(OH)2¯
2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu:
a. Tạo thành nước:
VD : Phương trình phân tử: 
 NaOH + HCl NaCl + H2O
Do: H+ + OH- H2O (điện li yếu)
VD :
Mg(OH)2 + 2HCl MgCl2 + 2H2O
Do : Mg(OH)2 + 2H+ Mg2+ + 2H2O
b) Tạo thành axit yếu:
VD: dung dịch CH3COONa phản ứng được với dung dịch HCl
PTPT:
CH3COONa + HCl CH3COOH + HCl
Do: CH3COO- + H+ CH3COOH
 (điện li yếu)
3. Củng cố :
- GV: HÖ thèng néi dung bµi gi¶ng.
- Yªu cÇu HS lµm bµi tËp 1- 4 (20).
- ViÕt PTHH d­íi d¹ng ph©n tö, ion rót gän cña c¸c ph¶n øng sau:
T¹o thµnh chÊt kÕt tña
T¹o thµnh chÊt ®iÖn li yÕu.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Xem phần tiếp của bài và làm bài tập.

File đính kèm:

  • docgiao an 11 tiet 5Tam.doc
Giáo án liên quan