Bài giảng Tiết 5 : Nguyên tử (tiếp)

I.MỤC TIÊU :

1. Kin thc.

- HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và tạo ra mọi chất.

- Biết được sơ đồ về cấu tạo nguyên tử, và đặc điểm của hạt electron

- HS biết được hạt nhân tạo bởi proton và notron và đặc điểm của 2 loại hạt trên.

-Biết được những nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số proton.

-Biết được trong nguyên tử số proton = số electron, electron luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau.

2. K n¨ng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 5 : Nguyên tử (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :30/8/2010 	 	 Ngày dạy: 01/9/2010
Tuần 3
Tiết 5 : NGUYÊN TỬ
I.MỤC TIÊU :
1. KiÕn thøc.
- HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và tạo ra mọi chất.
- Biết được sơ đồ về cấu tạo nguyên tử, và đặc điểm của hạt electron
- HS biết được hạt nhân tạo bởi proton và notron và đặc điểm của 2 loại hạt trên.
-Biết được những nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số proton.
-Biết được trong nguyên tử số proton = số electron, electron luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau.
2. KÜ n¨ng.
- RÌn luyƯn cho häc sinh kÜ n¨ng quan s¸t nhËn biÕt vµ t­ duy trõu t­ỵng.
3. Th¸i ®é.
- Hình thành thế giới quan khoa học, hứng thú học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS :
1.Giáo viên.
- Sơ đồ nguyên tử Heli, Hiđro, Natri, Nhôm, Canxi.
2. Häc sinh.
- ChuÈn bÞ tr­íc néi dung bµi häc ë nhµ.
III. PH¦¥NG PHAP.
- Quan s¸t tranh kÕt hỵp thuyÕt tr×nh cđa gi¸o viªn.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: không
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1
-GV : Các chất đều được cấu tạo bởi những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện gọi là nguyên tử, ®ường kính nguyên tử 
10-8 cm
- GV : giới thiệu tranh cấu tạo nguyên tử He
-Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo nguyên tử (vật lý 7), điện tích các hạt trong nguyên tử ?
-HS : Nguyên tử gồm 
+ Hạt nhân mang điện tích dương.
+ Vỏ có những e mang điện tích âm.
- Gv : Đặc điểm của hạt e
+ Kí hiệu : e
+ Điện tích : -1
+ K.lượng vô cùng nhỏ (9,1095.10-28 gam)
HOẠT ĐỘNG 2 :
- GV : Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi 2 hạt proton và notron.
- Gv : giới thiệu đặc điểm của từng loại hạt
+ Proton : (p,+)
+ Electron :(e,-)
+ Notron :(n, ko mang điện)
- GV : Nhận xét số p và số e trong nguyên tử ?
- HS : Số p = số e
- GV : Nhận xét k.luợng của p và n ?
- HS : gần bằng nhau
+ mp gần bằng mn 
- GV : K.lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở đâu ?
-HS : Tập trung ở nhân.
HOẠT ĐỘNG 3 :
- GV : Giới thiệu tranh nguyên tử H, O ,Na, Al và số e, số p, lớp e.
- HS : Quan sát các sơ đồ nguyên tử và điền số thích hợp vàp các ô trống trong bảng :
N.tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong ng. tử
Số lớp e
Số e lớp ngoài
Hiđro
1
1
1
1
Magie 
12
12
3
2
Nitơ 
7
7
2
5
Canxi 
20
20
4
2
-GV : Nhờ đâu các nguyên tử có thể liên kết được với nhau ?
-HS : Nhờ vào các e và sự sắp xếp của chúng
1. Nguyên tử là gì ?
-Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện.
-Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm.
2. Hạt nhân nguyên tử:
-Hạt nhân tạo bởi proton và notron.
-Trong mỗi nguyên tử, số proton (p,+) bằng số electron (e,-)
Số p = số e
3.Lớp vỏ electron :
-Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp có một số e nhất định.
-Nhờ có electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết.
4.Cđng cè
? Nguyªn tư lµ g×? Nguyên tử được cấu tạo bởi những hạt nào ?
? Hãy nói tên, kí hiệu, điện tích của các hạt cÊu t¹o nguuyªn tư?
? Nguyên tử cùng loại là gì ? Vì sao các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau ?
- Gọi HS đọc bài đọc thêm SGK – trang 16
5. DỈn dß.
- Bài tập về nhà : 1,2,3,4,5 – SGK – trang 15,16
- Xem trước bài “Nguyên tố hoá học”
******************************************
Ngày soạn :01/9/2010 
Ngày dạy :03/9/2010
Tiết 6 : NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Tuần 3
I. MỤC TIÊU :
1. KiÕn thøc.
HS hiểu được “nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân”.
Biết được kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố.
Biết cách ghi và nhớ những kí hiệu của một số nguyên tố thường gặp.
Biết tỷ lệ thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất, các nguyên tố có nhiều trong vỏ trái đất là : silic, oxi 
2. KÜ n¨ng
Rèn luyện cho HS các viết kí hiệu của các nguyên tố hoá học, biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp, giải thích các vấn đề liên quan đến hoá học.
3. Th¸i ®é.
Vai trò của hoá học trong thực tiễn, chứng thú học tập bộ môn.
II.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên :
-Tranh vẽ : - “Tỉ lệ % khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất “
- Bảng một số các nguyên tố hoá học.
III. PH¦¥NG PHÁP
- ThuyÕt tr×nh cđa gi¸o viªn, HS ho¹t ®éng c¸ nh©n.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
? Nguyên tử là gì ? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào ?
- Gäi HS lªn lµm bµi tËp 3 (sgk)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 :
- GV : Gợi ý cho HS về kích thước phạn tử " rất nhỏ.Nước được tạo nên bởi 2 nguyên tố : H và O
-GV cung cấp số liệu : 3 vạn tỉ (3 mươi ngàn tỉ) ng.tử O và 6 vạn tỉ ng.tử H có trong 1 ml nước
-HS : Số lượng nguyên tử rất lớn
-GV : để chỉ một lượng lớn nguyên tử cùng loại, người ta dùng tên nguyên tố.
? Nguyên tố hoá học là gì ?
-HS tr¶ lêi.
- GV tỉng kÕt.
-HS ghi định nghĩa vào vở.
-GV nhấn mạnh ý : Số proton là quyết định, vì ng.tử nào có cùng số proton trong hạt nhân thì thuộc cùng 1 nguyên tố. Số proton là số đặc trưng của một ng.tố.
GV : Giới thiệu một ng.tố được biểu diễn bằng 1 hoạc 2 chữ cái, gọi là KHHH.
-GV : giới thiệu kí hiệu của một số ng.tố trong bảng
-HS : Xem bảng các nguyên tố hoá học trang 21 / sgk.
-Tập đọc tên và học thuộc các nguyên tố trong bảng
-GV : Lưu ý cách viết: Chữ cái đầu viết chữ IN HOA, chữ thứ 2 (nếu có), viết bằng chữ thường. Mỗi kí hiệu của ng.tố còn chỉ 1 ng.tử của ng.tố đó.
- GV : KHHH được sử dụng chung trên toàn thế giới.
HOẠT ĐỘNG 2 :
-GV cho HS đọc SGK
- GV: Theo tài liệu, hiện nay khoa học đã tìm được bao nhiêu ng.tố hoá học? 
- HS: trên 110 nguyên tố.
? Sự phân bố các nguyên tố trên trái đất như thế nào ?
-HS : Các nguyên tố phân bố không đồng đều.
-HS nhận xét về lượng nguyên tố oxi :Lượng oxi chiếm nhiều nhất, 49,4% khối lượng vỏ trái đất.
I.Nguyên tố hoá học là gì?
1.Định nghĩa :
-Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
- Số p đặc trưng cho 1 nguyên tố.
2.Kí hiệu hoá học:
-Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một kí hiệu hóa học.
-Ví dụ : 
Kí hiệu của ng.tố Canxi: Ca.
Kí hiệu của ng.tố Oxi : O
K.hiệu của ng.tố Nhôm: Al
II.Có bao nhiêu nguyên tố hoá học ?
-Có trên 110 nguyên tố.
-Nguyên tố oxi chiếm gần 50% khối lượng vỏ trái đất.
4. Kiểm tra đánh giá.
-Rèn luyện cách viết và nhớ KHHH của một số nguyên tố.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
-Học thuộc KHHH của một số nguyên tố trong bảng 1 – trang 42
-Hướng dẫn làm BT 1,2,3,4,5 trang 20 – SGK. 

File đính kèm:

  • doctuan 3.doc
Giáo án liên quan