Bài giảng Tiết 5 - Bài 3: Tính chất hoá học của axit (tiết 9)

1. Kiến thức: Biết được:

- Tính chất hóa học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit ba zơ và kim loại; Axit mạnh và axit yếu.

2. Kỷ năng:

- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói chung.

- Viết các PTHH biểu diễn tính chất hóa học của axit

3. Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Trực quan; Nêu vấn đề; Cùng tham gia.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 5 - Bài 3: Tính chất hoá học của axit (tiết 9), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 05: Ngày soạn://2010.
Bài 3: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA AXIT
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Tính chất hóa học của oxit
- Kiến thức axit chương trình lớp 8
- Tính chất hóa học của axit;
- Thế nào là axit mạnh, yếu
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được: 
- Tính chất hóa học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit ba zơ và kim loại; Axit mạnh và axit yếu.	
2. Kỷ năng: 
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói chung.
- Viết các PTHH biểu diễn tính chất hóa học của axit
3. Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Trực quan; Nêu vấn đề; Cùng tham gia. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV:
- Hoá chất: dd H2SO4, dd HCl, Ca(OH)2, Fe...
- Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm, 
2. HS: Xem lại kiến thức lớp 8 về axit. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số/Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (4’) Kết hợp với bài mới 
III. Nội dung bài mới: (34’)
1. Đặt vấn đề: (2’) Ở chương trình hóa học lớp 8 ta đã tìm hiểu thế nào là axit, phân loại axit, nhận biết... Vậy axit có tính chất hóa học ntn, các axit khác nhau liệu chúng có cùng tính chất hay không? Bài mới hôm nay sẽ làm rõ vấn đề này. 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (28’)
GV: Làm thí nghiệm nhỏ một giọt axit(dd HCl, H2SO4 loãng) lên mẫu giấy quỳ
HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng
GV: Trong hóa học quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận biết dd axit.
GV: Làm thí nghiệm: Cho 1 mẫu kim loại(Al, Fe, Zn) vào ống nghiệm, tiếp tục nhỏ vài giọt axit(dd HCl, H2SO4 loãng) 
HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng
GV: Thông báo sản phẩm yêu cầu HS viết PTHH
HS: Viết PTHH
GV: Chú ý: HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại, nhưng nói chung không giải phóng hiđrô(nghiên cứu ở bậc THPT).
GV: Làm thí nghiệm: Cho 1 mẫu ba zơ ít tan như Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm, tiếp tục nhỏ vài giọt axit H2SO4 loãng, lắc nhẹ
HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng
GV: Thông báo sản phẩm yêu cầu HS viết PTHH
HS: Viết PTHH
GV: Yêu cầu HS viết PTHH các phản ứng tương tự
HS: Viết PTHH
GV: Làm thí nghiệm: Cho 1 mẫu oxit bazơ Fe2O3 vào đáy ống nghiệm, tiếp tục nhỏ vài giọt axit dd HCl, lắc nhẹ
HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng
GV: Thông báo sản phẩm yêu cầu HS viết PTHH
HS: Viết PTHH
I. Tính chất hoá học:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị:
- TN: SGK
- Hiện tượng: Quỳ tím chuyển sang màu đỏ
- Nhận xét: dd axit làm quỳ hóa đỏ
2. Axit tác dụng với kim loại :
- TN: SGK
- Hiện tượng: Kim loại bị tan dần, có bọt khí không màu bay lên.
- Nhận xét: Phản ứng sinh ra muối và giải phóng H2 
- PTHH:
Fe(r) + 2HCl(dd) → FeCl2(dd) + H2(k)
3H2SO4(dd loãng)+2Al(r) → Al2(SO4)3 + 3H2(k)
- Tổng quát: dd axit tác được với một số k.loại tạo thành muối và giải phóng hiđrô
3. Axit tác dụng với bazơ:
- TN: SGK
- Hiện tượng: Cu(OH)2 bị tan, tạo thành dd màu xanh lam.
- Nhận xét: Cu(OH)2 tác dụng với dd axit sinh ra dd muối đồng nàu xanh lam.
- PTHH:
H2SO4(dd)+ Cu(OH)2(r)→ CuSO4(dd) + H2O(l)
- Tổng quát: Axit tác dung với bazơ tạo thành muối và nước.
→ Phản ứng giữa axit và bazơ gọi là phản ứng trung hòa.
4. Axit tác dụng với oxit bazơ:
- TN: SGK
- Hiện tượng: Fe2O3 bị tan, tạo thành dd màu vàng nâu.
- Nhận xét: Fe2O3 tác dụng với axit sinh ra muối sắt(III) có màu vàng nâu. 
- PTHH:
Fe2O3(r) + 6HCl(dd) → 2FeCl3(dd) + 3H2O(l)
- Tổng quát: Axit tác dung với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
5. Axit tác dụng với muối: (bài sau)
Hoạt động 2: (4’)
GV Giảng như thông báo SGK
HS: Lắng nghe ghi nhớ
II. Axit mạnh và axit yếu:
Dựa vào tính chất hóa học, axit chia làm 2 loại:
- Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3...
- Axit yếu: H2S, H2CO3...
IV. Củng cố: (4’)
- Cho HS làm bài tập 1-SGK trang 6.
- Hướng dẫn làm bài tập 4 SGK:
V. Dặn dò: (2’)
- Làm các bài tập 2,3,(SGK). 
- Xem trước bài mới “Một số axit quan trọng”. 
NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:	

File đính kèm:

  • doctiet 5.doc
Giáo án liên quan