Bài giảng Tiết 5 - Bài 3: Tính chất hoá học của axít (Tiết 6)

I . Mục tiêu bài học.

1 . Kiến thức.

- Học sinh trình bày được tính chất hoá học của axít . Viết đúng phương trình minh hoạ cho mỗi tính chất.

- Bước đầu hình thành khái niệm axít mạnh, axít yếu .

2 . Kĩ năng

- Rèn kĩ năng thực hành, quan sát , phân tích ,

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

3 . Thái độ

- Cẩn thận khí sử dụng với hoá chất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 5 - Bài 3: Tính chất hoá học của axít (Tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26/8/2008
 Ngày giảng: 28/8/2008
 Tiết 5	 Bài 3	tính chất hoá học của axít 
Những kiến thức đã biết có liên quan
Những kiến thức trong bài học cần hình thành cho học sinh
- Khái niệm của axít 
- Các tính chất hoá học của axít nói chung .
- Bước đầu hình thành khái niệm axít mạnh, yếu.
I . Mục tiêu bài học.
1 . Kiến thức.
- Học sinh trình bày được tính chất hoá học của axít . Viết đúng phương trình minh hoạ cho mỗi tính chất.
- Bước đầu hình thành khái niệm axít mạnh, axít yếu .
2 . Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng thực hành, quan sát , phân tích ,
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
3 . Thái độ
- Cẩn thận khí sử dụng với hoá chất.
II . Chuẩn bị 
1 . Đồ dùng dạy học chủ yếu
a/ chuẩn bị của GV
- Dụng cụ : + Giá ống nghiệm 04	+ Kẹp gỗ : 08
	+ ống hút 12	+ ống nghiệm : 16 
- Hoá chất + Dung dịch HCl loãng	+ Dung dịch NaOH
	+ Dung dịch H2SO4 loãng	+ Dung dịch Cu(OH)2
	+ Zn viên 	+ Dung dịch 	CuSO4	
	+ CuO bột 	 
- Bảng phụ chép bài tập cho hoạt động củng cố
b/ HS chuẩn bị kiến thức cũ
2 . Phươnng pháp
 Trực quan, vấn đáp
III . Tổ chức dạy học 
1 . ổn định tổ chức	1 phút
	9a
	9b
	9c
2 Kiểm tra đầu giờ 
- HS 1 : Chữa bài tập 2 tr 11 SGK.
a, Phân bịêt chất rắn màu trắng là CaO , P2O5
- Lấy vào hai ống nghiệm các mẫu hoá chất và đánh thứ tự các ống nghiệm tương ứng với các lọ hoá chất hoá chất .
- Cho nước vào các ống nghiệm và lắc đều .
	CaO + 	H2O 	 → Ca(OH)2 dd 
	P2O5	 +	3 H2O →	 2 H3PO4 dd
- Nhỏ lần lượt các dung dịch vừa thu được vào giấy quì tím 
 + Nếu thấy giấy quì tím chuyển sang màu xanh thì đó là Ca(OH)2→ chất ban đầu là CaO.
+ Nếu quì tím chuyển sang màu đỏ là là dd H3PO4 → chất ban đầu là P2O5 
b, Phân biệt khí SO2 và khí O2 
- Lần lươt dẫn các khí trên qua bình đựng nước vôi trong → khí làm nước vôi vẩn đục là bình khí SO2 , còn lại là khí O2
 SO2	 + 	 Ca(OH)2	 → CaSO3 màu trắng + H2O
3. Bài mới
Hằng ngày chúng ta đã đựơc nghe nói đến các loại axít khác nhau ,giữa chúng có tính chất gì giống nhau, đó là tính chất nào ? 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
 HS tìm hiểu tính chất hóa học của axít.
Mục tiêu: HS nêu và viết dung phương trình minh hoạ cho mỗi tính chất . 
- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm mục 1 theo hướng dẫn SGK . → GV theo dõi giúp đỡ nhóm học yếu . 
- GV gọi 1-2 hs phát biểu hiện tượng .
- GV nhấn mạnh đây là tính chất để phân biệt axít với các chất khác.
- GV yêu cầu học sinh làm theo nhóm .
- Cho một ít bột nhôm vào ống nghiệm 1, một ít bột đồng vào ống nghiệm 2 → nhỏ 1-2 ml dd HCl vào ống nghiệm quan sát hiện tượng .
- GV gợi ý : sản phẩm của phản ứng là Al2(SO4)3 và khí hiđrô và gọi mot học sinh viết phương trình phản ứng.
- Kết luận gì về sự tác dụng của axít với kim loại. 
- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK 
- GV gọi HS phát biểu hiện tượng quan sát 
 GV giới thiệu đây là phản ứng trung hoà, trong bài toán thường có câu “ trung hoà axít ” .
- GV yêu cầu HS cho vào ống nghiệm một ít bột
 đồng (II) ôxít nhỏ 1-2 ml dd axít HCl lắc nhẹ quan sát hiện tượng .
- GV gọi HS nhận xét hiện tượng .
* Ngoài ra axít còn tác dụng với muối 
Hoạt động 2 
Axít mạnh và axít yếu
- GV thuyết trình cho HS hiểu
* GV gọi học sinh nêu lại tính chất của axít.
 Hoat động 3
Luyện tập
- Bài tập 3 SGK tr.14
- HS làm việc theo nhóm, làm thí nghiệm quan sát, ghi chép hiện tượng.
- HS nhận xét : axít làm quì tím chuyển màu hồng.
- HS phân công nhiệm vụ của mỗi thành viên , cử thử kí ghi chép hiện tượng .
- HS làm theo hướng dẫn ghi chép hiện tượng.
Yêu cầu : 
+ ON1 có bột khí thoát ra 
kim loai bị hoà tan .
+ ON2 không có hiện tượng gì - Đại diên một học sinh lên viết phương trình → HS khác bổ sung .
- HS phát biểu
- HS làm thí nghiệm ,quan sát, gi chép hiện tượng
- Một HS nhận xét hiện tượng → HS bổ sung
Yêu cầu : Cu(OH)2 tan dần
- HS làm thí ngiệm quan sát ghi chép hiện tượng ,nhận xét kết luận .
HS ghi bài
- HS đọc to bài tập
I / tính chất hoá học
1, làm đổi màu chất chỉ thị màu
2, Tác dụng với kim loại 
Phương trình.
2Al +3H2SO4 →Al2(SO4)3 + 
 H2 
Kết luận . Dung dịch axít tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối tạo thành muối và giải khí hiđrô. Trừ kim loại Cu, Ag, Pb,Pt, Au 
3. Tác dụng với bazơ 
Phương trình
 2 HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 
 H2O
 Kết luận :
-Axít tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước 
4 . Tác dụng với ôxít bazơ
Phương trình :
2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
Kết luận :
-Axít tác dụng với ôxít bazơ tạo thành muối và nước .
II/ axít mạnh và axít yếu
- Dựa vào tính chất hoá học, axít được chia ra thành hai loại
+ Axít mạnh như H2SO4, HCl.
+ Axít yếu H2S, H2CO3
Bài tập 3
a/ MgO + 2 HNO3 → 
 Mg(NO3)2 + H2O
b/ CuO + 2 HCl → CuCl2 
 + H2O
c/ Al2O3 + 3 H2SO4 → 
 Al2(SO4)3 + H2O
d/ Fe +2 HCl → FeCl2 + H2 
e / Zn + H2SO4 → ZnSO4 
 + H2
IV/ Củng cố – dặn dò
HS nhắc lại tính chất hoá học của axít 
Học bài và làm bài tập 1,2,4 SGK tr .14
V / Rút kinh nghiệm
.
.
.
.
.
.

File đính kèm:

  • docH H 9 tiet 5.doc
Giáo án liên quan