Bài giảng Tiết 47 - Bài 38: Axetilen (tiếp)
. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết được công thức hoá học, phân tử khối của axetilen
- So sánh được tính chất vật lý và tính chất hoá học giữa axetilen và etilen
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng ghi công thức hoá học, quan sát thí nghiệm trên tranh
- Phát triển tư duy phân tích so sánh.
Tiết 47 Ngày soạn: / /09 Bài 38: AXETILEN Ngày dạy: / /09 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết được công thức hoá học, phân tử khối của axetilen - So sánh được tính chất vật lý và tính chất hoá học giữa axetilen và etilen 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng ghi công thức hoá học, quan sát thí nghiệm trên tranh - Phát triển tư duy phân tích so sánh. 3. Thái độ: Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học. II. Chuẩn bị: Máy chiếu projeter, tranh phóng to trong SGK tr.120, 121, 122 III. Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: chiếu lên màn hình bài tập 3 SGK cho HS lên bảng làm 3. Bài mới: Giới thiệu: các em đã được biết etilen có nhiều ứng dụng trong thực tế. Axetilen củng là một chất khí như thế. Vậy axetilen có công thức cáu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? Chiếu lên màn hình tiết 47: AXETILEN Chiếu lên màn hình 1 số ứng dụng quan trọng của axetilen, cho HS quan sát công thức và phân tử khối của axetilen HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1 TÍNH CHẤT VẬT LÝ - Yêu cầu HS dựa vào SGK nêu các tính chất vật lý của axetilen. - Chiếu lên màn hình các tính chất vật lý của axetilen - HS hoạt động theo yêu cầu của thầy - Hs ghi vào vở Hoạt động 2 CÔNG THỨC CẤU TẠO - Chiếu lên màn hình công thức cấu tạo của axetilen - Yêu cầu HS phân tích công thức cấu tạo của axetilen có đặc điểm gì? - Chiếu đáp án và phân tích cho HS rõ hơn trên 2 mô hình axetilen - Nêu lại câu hỏi chuỗi thức ăn là gì? - HS quan sát - HS quan sát dấu hiệu đặc biệt tìm câu trả lời - HS ghi vào vở Hoạt động 3 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 1. Axetilen có cháy không? - GV làm thí nghiệm biểu diễn cho HS quan sát để rút ra câu trả lời + thí nghiệm: cho 1 mẫu đất đèn (CaC2) vào ống nghiệm chứa nước cất, đốt khí thoát ra ở đầu ống nghiệm - Gợi ý để HS tự viết PTHH - Chiếu PTHH lên màn hình 2. Axetilen có làm mất màu dd Brom không? - GV làm thí nghiệm biểu diễn cho HS quan sát để rút ra câu trả lời + thí nghiệm: cho 1 mẫu đất đèn (CaC2) vào ống nghiệm chứa nước cất, dẫn khí thoát ra ở đầu ống nghiệm qua ống nghiệm 2 đựng dd Brom màu đỏ. - Gợi ý để HS tự viết PTHH - Chiếu PTHH lên màn hình - Quan sát thầy làm thí nghiệm để trả lời khí axetilen cháy được - HS tự viết PTHH: C2H2 + 5O2 t0 4CO2 + 2H2O - Quan sát thầy làm thí nghiệm để trả lời khí axetilen làm mất màu dd Brom - HS tự viết PTHH: C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 Hoạt động 4 ỨNG DỤNG - Yêu cầu HS đọc SGK tự tìm hiểu 1 số ứng dụng của axetilen. - Chiếu lên màn hình và giảng giải về các ứng dụng của axetilen -Hoạt động theo yêu cầu của thầy - HS ghi vào vở Hoạt động 5 ĐIỀU CHẾ - Giới thiệu cho Hs 2 phương điều chế trên màn hình - HS lắng nghe và ghi vào vở 4. Củng cố: - Chiếu lên màn hình phần củng cố để HS khắc sâu kiến thức 5. Dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà học bài và làm bài tập tr.122 SGK
File đính kèm:
- axetylen hay.doc