Bài giảng Tuần 33 - Tiết 66 - Bài 51: Saccarozơ

A. Mục tiêu :

- Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của saccarozơ

- Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của saccarozơ

- Viết được các phương trình hoá học của saccarozơ

B. Đồ dùng dạy học :

- Dụng cụ :

 2 ống nghiệm, 1 giá ống nghiệm, 3 ống nhỏ giọt, 2 kẹp gỗ, 1 đèn cồn

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 33 - Tiết 66 - Bài 51: Saccarozơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 66 Bài 51 SACCAROZƠ
Tuần 33
 -Công thức phân tử : C12H22O11
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của saccarozơ
- Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của saccarozơ
- Viết được các phương trình hoá học của saccarozơ
B. Đồ dùng dạy học :
- Dụng cụ :
 2 ống nghiệm, 1 giá ống nghiệm, 3 ống nhỏ giọt, 2 kẹp gỗ, 1 đèn cồn 
- Hoá chất :
 AgNO3 , NH4OH , H2SO4 , NaOH , C12H22O11
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 1’
Saccarozơ là một loại đương khá phổ biến trong nhiều loại thực vật . Vậy tính chất và ứng dụng của saccarozơ như thế nào ? Ta cùng tìm hiểu bài 51
2. Phát triển bài : 35’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
5’
20’
5’
I. Trạng thái tự nhiên :
Saccarozơ có nhiều trong các loài thực vật như : Mía, củ cải đường, thốt nốt . . .
II. Tính chất vật lí :
Kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước
III. Tính chất hoá học :
Thí nghiệm 1 :
- Cho AgNO3 vào ống nghiệm đựng NH3 . Cho tiếp ssaccarozơ vào ống nghiệm đun nhẹ 
- Kết quả : Không có phản ứng tráng gương 
Thí nghiệm 2 :
Đun nóng saccarozơ bằng H2SO4 ( 2 – 3 ‘ ). Sau đó trung hoà bằng NaOH . Cho dung dịch thu được vào AgNO3 ttrong amoniăc . Đun nhẹ 
- Kết quả :
Có phản ứng tráng gương
- Giải thích : Do khi đun nóng saccarozơ có axit làm xúc tác . Saccarozơ đã bị thuỷ phân thành glucozơ và fructozơ
- PTHH :
C12H22O11 C6H12O6 + C6H12O6
IV. Ứng dụng :
- Làm thức ăn cho người 
- Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm 
- Nguyên liệu pha chế thuốc
- Em hãy cho biết loài thực vật nào đã sản xuất ra đường ăn ?
- Giới thiệu : Mía trồng nhiều ở VN, Cuba và châu Mỹ ; củ cải đường trồng nhiều ở châu âu ; Thốt nốt có nhiều ở Campuchia
- Cho 1 ít đường cát vào ống nghiệm. Lắc nhẹ . Hãy mô tả tính chất vật lí ?
- Kết luận 
- Tiến hành thí nghiệm : Cho vài giọt AgNO3 vào ống nghiệm đựng NH3 . Sau đó cho saccarozơ vào đun nhẹ . Hỏi : Có xuất hiện lớp tráng bạc không ?
- Kết luận 
- Tiến hành thí nghiệm 2 : Hỏi :
+ Hiện tượng quan sát được 
+ Giải thích 
+ Kết luận 
- Bổ sung và kết luận 
- Quan sát sơ đồ trang 154. Nêu ứng dụng của saccarozơ ?
- Học sinh dễ dàng nhận ra : Cây mía, cây thốt nốt, củ cải đường 
- Quan sát thí nghiệm 
- Phát biểu tính chất vật lí 
-
 Quan sát thí nghiệm
- Kết luận C12H22O11 không có phản ứng tráng gương 
- Quan sát thí nghiệm 2 
- Kết luận : saccarozơ bị thuỷ phân trong môi truờng axit tạo thành glucozơ
- Nêu ứng dụng 
3. Củng cố :3’
Nêu tính chất của saccarozơ 
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt saccarozơ và glucozơ
5. Dặn dò : 1’
- Đọc mục “ Em có biết “
- Giải các bài tập 1,2,3,5 SGK

File đính kèm:

  • docTiết 66 Bài 51 SACCAROZƠ.doc
Giáo án liên quan